Ngành giáo dục trước mùa khai giảng: Loay hoay 3 vụ trái chiều

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Những vấn đề giáo dục trái chiều liên tục xuất hiện trong xu thế cần đổi mới căn bản và toàn diện. Đầu năm học mới này, trường công lập chất lượng cao, có nên thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn đầu vào trường ĐH Y đang gây nhiều tranh luận hơn cả.

2013_218_13_a1.jpg

Trường công lập chất lượng cao - có bất thường?

Quy định cho phép thành lập trường chất lượng cao với học phí cao trong hệ thống các trường phổ thông công lập của Sở GD-ĐT Hà Nội vấp phải nhiều luồng ý kiến. TS Phạm Văn Đại, PGĐ Sở GD&ĐT Hà Nội, kiêm Hiệu trưởng THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam cho rằng trong khi nhiều gia đình cho con em đi du học nước ngoài và thị trường này trong nước đang "nhường sân” cho các nhà đầu tư nước ngoài, trường công chất lượng cao sẽ đáp ứng nhu cầu đó với mức học phí thấp hơn. Nhưng có ý kiến phê phán quyết định này tạo ra "một trật tự đẳng cấp công khai và chính thức ngay trong giáo dục”.

Lại có người lo xa trường công chất lượng cao sẽ cạnh tranh tưng bừng với trường dân lập, tạo ra một cuộc đua không sòng phẳng, trái với chủ trương xã hội hóa giáo dục. Cho rằng nếu Nhà nước không đủ sức để duy trì hệ thống trường công, nên mở cửa cho hệ thống trường tư thục.

Vấn đề công bằng giáo dục tiếp tục được đặt ra, song ở đây rõ ràng không có chuyện "không đủ sức”… Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, "Đây là mô hình mới sáng tạo thể hiện quyết tâm của Hà Nội trong nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nguyện vọng dựa trên tinh thần tự nguyện của người dân”. Tới đây sẽ mời Bộ GD-ĐT thẩm định, đánh giá chất lượng các trường này bảo đảm khách quan và chỉ cấp phép hoạt động khi có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên, dịch vụ hoàn chỉnh.

Tại TP. HCM, tọa đàm về mô hình trường THPT tiên tiến (còn được gọi là trường chất lượng cao) cuối tháng 7 qua, ý kiến của Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Nguyễn Hoài Chương rất đáng lưu tâm. Ông nói, mô hình trường tiên tiến này lúc đầu bị TS Hồ Thiệu Hùng phản đối nhưng giờ đã ủng hộ. "Nếu phải gọi là công bằng trong giáo dục thì hết sức vô cùng. Chẳng lẽ phải chờ Sơn La, Cao Bằng làm mình mới làm. Cứ níu kéo như vậy thì bao giờ mình mới phát triển hay là cứ để hệ thống giáo dục mãi tụt hậu”, ông Chương nói. Mô hình này thực hiện từ năm 2006. Đây là những đơn vị đi đầu trong phát triển, đổi mới giáo dục để về lâu dài, các trường còn lại học tập mô hình đó nâng chất lượng giáo dục.

Trường chất lượng cao cần cân nhắc khi triển khai ở các cấp học, đảm bảo chất lượng cao thực sự, toàn diện. Đừng vội phê phán, kìm h.ãm vì quyền lợi cục bộ, nhất là khoảng cách thu nhập trong xã hội rất rõ và có thật, trường này tuyển sinh tự nguyện, như trường dân lập, trường có yếu tố nước ngoài. Người dân có quyền chọn trường chất lượng cao theo nhìn nhận và điều kiện của họ.

2013_218_13_a3.jpg

Hà Nội sẽ có 30 trường công chất lượng cao​

Tuyển thẳng ĐH nhiều quá?

Trong khi mấy tháng trước quy định đổi mới tuyển thẳng được nhiều người hoan hỉ vì mở rộng cửa đón học sinh giỏi thì vào kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, ĐH Y là trường đầu tiên nếm hệ lụy của "trái đắng” tuyển thẳng đông quá.

Theo quy định của Bộ, trường phải nhận hồ sơ tuyển thẳng của tất cả học sinh được giải nhất, nhì, ba môn sinh quốc gia. Trong số 81 em có hồ sơ tuyển thẳng vào trường thì 79 em đăng ký ngành bác sĩ đa khoa. Số lượng xét tuyển thẳng là 15 em cũng đều chọn ngành này. Vì vậy, chỉ tiêu còn lại của ngành bác sĩ đa khoa dành cho các thí sinh dự thi chỉ khoảng trên 450 chỉ tiêu. Nếu dự kiến điểm trúng tuyển ngành này là 28 điểm thì sẽ thiếu khoảng 40 chỉ tiêu, còn lấy 27,5 điểm thì thừa 112 chỉ tiêu.

Lãnh đạo trường ĐH Y Hà Nội đã đề xuất xin Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT duyệt cho trường thêm khoảng 150 chỉ tiêu đào tạo hệ ngoài ngân sách để "cứu” được những thí sinh đạt khoảng 27 điểm. Trường này lấy điểm chuẩn theo ngành học chứ không lấy điểm sàn vào trường nên nếu trượt ngành bác sĩ đa khoa thí sinh vẫn không được chuyển sang ngành học khác có điểm chuẩn thấp hơn. Bộ Y tế đồng thuận về mặt chủ trương tuy nhiên, khá nhiều ý kiến cho rằng làm như thế sẽ không công bằng với những thí sinh khác, trường khác. Chưa kể làm vậy, trường phải chịu sức ép rất lớn vì thiếu giáo viên và cơ sở vật chất…

Cần nhấn mạnh năm nay Bộ GD&ĐT quy định giải nhì, giải ba quốc gia Sinh đều được tuyển thẳng, trong khi mọi năm chỉ tuyển thẳng giải nhất. Một "đột phá” của Bộ lập tức khiến những thí sinh thi ngành bác sĩ đa khoa đạt 3 điểm 9 mà vẫn trượt. Đó rõ là trượt oan. Bộ đang ở thế tiến thoái lưỡng nan khi tìm lời giải.

Dù vẫn thi tốt nghiệp…

Đề nghị của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đối với Bộ GD&ĐT nghiên cứu bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT trở thành sự kiện nổi bật tuần qua. Dù ngay sau đó Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định năm 2014 vẫn giữ kỳ thi này, dư luận xã hội vẫn tiếp tục bàn luận quanh câu chuyện thi cử sao cho thực chất?

GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, GS Nguyễn Lân Dũng đều cho rằng nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT vì ý nghĩa đích thực của nó và lợi ích của người học. PGS Văn Như Cương đề nghị vẫn nên tổ chức thi nhưng tổ chức sao cho nhẹ nhàng hơn, chứ thi kiểu như hiện nay thì rầm rộ, tốn kém quá. Nhiều những ý kiến tâm huyết tiếp tục trao đổi trên các diễn đàn…

Một số vụ việc tranh luận không dứt trước thềm năm học mới cho thấy giáo dục chưa đổi mới bao nhiêu và những hậu quả do chậm đổi mới gây ra không chỉ tiêu tốn lãng phí hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, nó còn tạo nên nỗi lo triền miên trong xã hội về một nền giáo dục loay hoay, giáo điều và kéo dài bảo thủ.
Theo dai doanket.vn
 
×
Quay lại
Top