Ngải Miến Điện

blackstar1620

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
17/11/2010
Bài viết
2.062
Ngải Miến Điện - Truyện ma
Tác giả: Rỉnog1
Nguồn: https://m.itruyen.net

Trước khi bắt đầu, tôi xin nói rõ một điều: Câu chuyện dưới đây hoàn toàn được hư cấu. CHỈ MANG TÍNH CHẤT GIẢI TRÍ, các nhân vật trong truyện đều không có thực, các tình tiết, tiểu tiết trong truyện đều đã được nghiên cứu kĩ trước khi đưa vào.

Chương 1

Bây giờ ngồi viết lại câu chuyện này, tôi thực sự vẫn chưa hết hoang mang. Cái chết của thằng bạn tôi cũng vừa qua được 2 tháng. Thực tình mọi chuyện diễn ra quá nhanh, và khiếp đảm khiến tôi vẫn còn sock đến tận ngày hôm nay. Câu chuyện này liên quan tới chuyện bùa ngải, tôi chỉ là người kể lại, nên tốt nhất các bạn nên nhìn nhận theo chiều hướng của mình. Bữa nay ngồi đây, tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện về cái chết của Đức, một người bạn cũ của tôi.

Tôi, Đức và Hoàng quen biết nhau trong một quán net gần nhà. Lúc ấy tôi mới học lớp 10 tại một trường phổ thông ở Biên Hòa. Cả ba thằng cùng chung cái sở thích chơi game, nên nói chuyện khá hợp gu với nhau. Đức hơn tôi và Hoàng 1 tuổi, cao 1m8, tướng đô con, da lại ngăm ngăm nhìn y như Mai-Tai-Sơn vậy.

Ba thằng chúng tôi hồi ấy chơi với nhau thân lắm, đi đâu cũng kè kè có nhau. Chỉ có điều Đức học hết lớp 8 thì nghỉ học, có lần tôi và Hoàng hỏi nguyên nhân, thì Đức cứ cười hì hì mà bảo “tao bị người ta đánh cho nghỉ học”.

Mãi sau này, nghe mấy đứa gần nhà Đức kể, tôi mới biết nó ẩu đả với thằng bạn cùng trường, chẳng may làm thằng kia té cầu thang chấn thương đầu, nên bị kỉ luật. Trong ba thằng, thì chỉ có tôi là nhỏ con nhất, tướng tá lại thư sinh, mỗi lần gặp chuyện với mấy thằng trong quán net, Hoàng và Đức đều là người đứng ra can ngăn dùm tôi. Có lần, vì tránh đòn dùm tôi, mà Đức bị thằng kia cứa miểng thủy tinh trúng mặt, để lại cái sẹo một bên trán dài 4-5 cm.

Thời gian qua đi, năm 12 tôi đậu vào 1 trường cao đẳng ở Sài Gòn, Hoàng cũng đậu Đại Học Công Nghiệp 4, nên ba thằng ít gặp lại nhau. Ở Sài Gòn được một thời gian, tôi và Hoàng có khá nhiều bạn mới, nên cũng quên bẵng luôn Đức. Chỉ có vài lần tôi gọi điện thoại về hỏi thăm, mới biết Đức đã chuyển qua phụ làm mộc ở gần nhà.

Bẵng đi được một thời gian, thì đợt nghỉ hè năm 2 vừa rồi, tôi về lại Biên Hòa. Gặp Hoàng cũng đang được nghỉ ở nhà, nên hai thằng đèo nhau bằng con dream tàu qua nhà kiếm thằng Đức. Qua tới nơi, tôi thấy nhà Đức trống hoác, thằng Đức không biết đi đâu, nên tôi và Hoàng chỉ gặp được mẹ nó. Lân la hỏi chuyện một hồi lâu, mới được mẹ nó kể cho nghe về gia đình nó trong 2 năm qua:

Cái ngày tôi và Hoàng lên Sài Gòn học, Đức cũng xin đi phụ mộc cho nhà bác Tư cùng xóm. Làm được một năm, bỗng sức khỏe của Đức giảm đi rõ rệt. Từ 80kg, nó sụt xuống còn hơn 60kg chỉ trong 2 tháng, mặt mũi thì xanh xao tiều tụy, trong khi Đức vẫn ăn uống bình thường, đi khám cũng không phát hiện bị bệnh gì cả.

Cuối năm đó, nó nằng nặc xin nghỉ ở chỗ làm mộc, về nhà nhờ mẹ nó chung vốn mở quán net nhỏ để trông coi ở trước nhà. Mẹ Đức thì vẫn bốc thuốc bổ cho nó uống đều, nên 1 năm trở lại đây thì không thấy Đức sụt kg nữa, mặt cũng bớt xanh xao hẳn đi.

Mẹ nó bảo thấy nó lạ lắm, cái hồi còn làm phụ mộc, Đức với bác Tư thân thiết như bác cháu ruột. Ấy vậy mà từ hôm nằng nặc xin nghỉ làm, nó chưa một lần ghé thăm bác Tư, hay hỏi thăm vài câu khi gặp ngoài đường cả. Mặc dù nhà bác Tư mộc cũng chỉ cách nhà nó khoảng 5-6 căn nhà. Hỏi bác Tư, bác cũng bảo trước đó bác với nó cũng không có xích mích gì cả, trước ngày nó xin nghỉ thì bác Tư và nó vẫn nói chuyện vui vẻ bình thường lắm.

Bốn tháng trước, nó có xin qua thăm bác Tư một lần, mẹ Đức bảo hôm đó thấy nó trông vui vẻ lắm. Nhưng tầm chiều nó về, thì lại thấy mặt nó tái xanh như tàu chuối, cứ đờ đẫn ra, rồi đi thẳng vào phòng ngủ không nói với ai tiếng nào.

Mẹ nó lo lắng lắm, gõ cửa phòng hỏi mãi mà không thấy nó trả lời. Đến chập tối, cả nhà bắt đầu ăn cơm thì nó mò ra, nói chuyện với mọi người bình thường, nhưng tuyệt nhiên không nói có chuyện gì xảy ra bên nhà bác Tư. Sau đợt đó, nó lại bắt đầu sụt kg như hồi mới nghỉ làm, mặt mũi cũng xanh xao trông thấy, hồi 3 tháng trước, mẹ Đức cân thì thấy nó sụt còn 45kg.

Từ bữa ấy, cứ đến chập tối là nó hay nó nhảm, miệng lẩm bẩm nhiều câu rất khó hiểu. Có lần còn thấy nó ú ớ gọi tên một cô gái nào đó tên “Linh”, ban ngày thì nó vẫn sinh hoạt bình thường và hoàn toàn tỉnh táo. Sau gáy nó bắt đầu xuất hiện những vết bầm tím tròn tròn, loang lổ. Mẹ nó gom tiền trong nhà, bán hết dàn máy tính để chở nó đi bệnh viện da liễu để khám, chụp đủ kiểu…từ x-quang cho đến chụp cộng hưởng mri…nhưng cũng không phát hiện được trong người nó có điều gì khác thường.
 
Hiệu chỉnh:
Chương 2
Mẹ nó bảo, tầm trưa này chắc nó đang lang thang đâu đó trong xóm, chắc chỉ một lúc nữa là về. Thế nên tôi với Hoàng ngồi đợi, chừng hơn 1 tiếng sau mới thấy thằng Đức về. Tướng nó gầy nhom như ma cây, suýt chút nữa thì tôi và Hoàng nhận không ra Đức. Bạn bè lâu ngày không gặp, nên ba thằng ngồi huyên thuyên cả buổi trời về chuyện học hành của tụi tôi, rồi chuyện về bệnh của Đức.


Đến chập tối thì tự dưng thằng Đức bảo thấy mệt, rồi nằm vật ra. Tôi và Hoàng dìu nó vào phòng trong nằm nghỉ, hai thằng bấy giờ cứ sợ Đức bị sốt hay gì, nên tính cởi áo nó ra để lấy khăn ướt lau người cho nó. Hai thằng gần như chết đứng khi kéo áo thằng Đức lên, ngực nó dầy chạt những vết bầm tím tròn tròn loang lổ bằng 2 ngón tay, những lỗ chân lông ở đấy cứ nở rộng ra, lâu lâu lại rỉ chút máu đỏ bầm rồi thấm luôn vào áo của Đức.

Bấy giờ, tôi và Hoàng mới thực sự thấy lo cho sức khỏe của Đức, nên cứ loay hoay liên tục mà không biết phải làm sao. Một lúc sau thì mẹ Đức về:
-Không sao đâu. Thằng Đức dạo này hay như vậy lắm. Bữa rầy bác cũng dắt nó đi khám mấy nơi, mà nghe họ bảo chỉ là da bị tụ máu độc, chảy một lúc là thôi à.

Bác nói vậy, nhưng tôi vẫn thấy lo lắm. Tối về nhà, không làm sao yên tâm mà ăn uống được, dù sao nó cũng là thằng bạn chí cốt bao nhiêu năm trời. Mở cái laptop lên, tôi bắt đầu search Google, và vào các diễn đàn để tìm thông tin về bệnh của Đức. Có người bảo, đó là hiện tượng chảy máu chân lông, ruột không hấp thụ được dinh dưỡng…Nhưng, điều làm tôi thấy đáng ngại nhất cuối cùng cũng tới.


11h tối, sau khi thiếp đi cạnh laptop được 1 tiếng. Tôi bừng tỉnh vì tiếng chó sủa ngoài cổng

-Giờ này không biết thằng nào còn đi phá làng phá xóm nữa?
Rồi tôi chợt nhớ cái thời 3 thằng còn thân thiết, lâu lâu cũng rình mò ban đêm. Quậy phá, chọi đá cho lũ bẹc rê, chó xù nhà hàng xóm sủa inh ỏi. Mắt lim dim, tôi mở lap lên, thấy có 1 tin nhắn offline ở yahoo, chợt nhớ là hồi tối mình có để lại yahoo liên lạc trên forum cho mọi người, nếu ai biết gì về bệnh của Đức thì liên lạc.

Dòng off hiện lên, tôi không tin vào những gì mình đang đọc. Có một ai đó gửi tin off, miêu tả rất chính xác bệnh tình của Đức. Cả những chi tiết về bệnh của Đức mà tôi không kể trên diễn đàn, cũng được người này tả một cách kĩ lưỡng.

“……..em họ anh vừa qua đời tháng trước. Nó cũng bị giống như bạn của em, đây là chuyện khá rắc rối và liên quan tới bùa ngải. Nếu em muốn tìm cách chữa trị cho bạn em, thì phone cho anh theo số này: 0909xxxxxx. Anh ở Sài Gòn, nếu được thì anh em mình hẹn nhau café nói chuyện cho thoải mái. Anh vừa mất đứa em, không muốn người khác phải chịu cảnh đau khổ ấy nên rất sẵn lòng giúp đỡ em”.

Tôi băn khoăn lắm, cả đến bác sĩ cũng không tìm ra Đức bị bệnh gì. Mà người này lại biết rất rõ, còn nói là em của anh ta vừa mất tháng trước. Không biết liệu bệnh của Đức có còn kịp chữa trị? Đáng ngại nữa là anh ta lại nói rằng nó liên quan tới bùa ngải? Một khái niệm mà tôi còn rất mơ hồ…và nghĩ chỉ là ở trong phim truyện.



2h sáng, mắt tôi vẫn chong chong. Liệu Đức có làm sao không? Tính mạng nó có còn cứu được nữa không? Cái W.Player phát ngẫu nhiên một bài nhạc buồn. Tôi chột dạ, nhất quyết sẽ phải gặp người đàn ông kia để tìm cách cứu Đức. Tôi vào google search, bắt đầu tìm hiểu về ngải. Nó có thật không?


“Dùng ngải giết người”, “ngải độc hại người”…vô vàn những từ khóa nghe rất rùng rợn hiện ra. Đắm chím vào những khái niệm về ngải, những cái chết rùng rợn, những mục đích bẩn thỉu mà ngải đem lại. Tôi chợt rùng mình, ngải quả thật rất khủng khiếp, và nếu thực sự Đức bị dính ngải, thì có lẽ cái chết tới không còn xa nữa.


Thiếp đi lúc nào không hay, tôi cứ thế ngủ một mạch tới 7h sáng. Vẫn giữ cái nếp sống xa xỉ, tôi chạy vù ra ăn phở vỉa hè, rồi chạy ra quán café cóc gần nhà, ngồi nhâm nhi li bạc xỉu nóng cho tỉnh táo người. Nhấc điện thoại lên, tôi gọi cho Hoàng:


-Mày đang làm gì đấy, ra quán café cóc gần nhà ngồi với tao. Đang có chuyện muốn bàn.

Thằng Hoàng chỉ ừ một tiếng, rồi cúp máy. 2 phút sau đã thấy nó cưỡi con dream tàu chạy vù vù tới.

-Bà chủ, cho thêm 1 phê nóng. Mày ngồi đi, tao có chuyện muốn bàn với mày.

Thằng Hoàng đặt đít xuống cái ghế gỗ đã mòn hết cả 4 chân. Có vẻ như nó mới ngủ dậy một lúc, mắt vẫn còn lim dim ngái ngủ:

-mày kêu tao có chuyện gì? Tao cũng đang tính gọi mày, rủ qua nhà thằng Đức. hôm qua thấy nó vậy, tao lo quá. Tính bảo má tao xếp đồ, tao qua nhà nó ở với nó mấy tuần.

-Ừh, tao thấy vậy cũng được – Với lấy ly café đen của thằng Hoàng, tôi nhấp 1 ít cho đỡ đắng giọng – hôm qua có người nhắn cho tao, bảo biết cách chữa cho thằng Đức.
-Rồi sao nữa, người ta nói sao?
-À, mà để tao gọi cho anh ta đã rồi kể mày nghe sau.

Tôi rút điện thoại gọi cho người đã để lại tin off. Tiếng “tút tút” làm tôi khó chịu, rồi đầu bên kia chợt có một giọng ồm ồm nghe máy:

-Ai vậy?
-Em là người hôm qua để lại nick yahoo trên forum. Thấy anh để lại tin off, nên em gọi. Em tên Long
-Ừh. Anh là Trần. Thế bạn em sao rồi, tóc đã bắt đầu rụng chưa?
-Cám ơn anh hỏi, bạn em vẫn yếu lắm. Em thấy nó vẫn chưa bị rụng chút tóc nào cả.
-Ừh, vậy nó lẽ nó còn cứu được. Chú ở Sài Gòn luôn chứ?
-Dạ không, em học ở Sài Gòn. Nhưng mà giờ hè, nên em về dưới Biên Hòa rồi.

Đầu dây bên kia bỗng im lặng một lúc lâu, chỉ nghe tiếng loạt soạt như đang mở sách vở gì đấy.

-Alo, anh Trần, anh còn đó không ạ?
-À ừ anh đây. Nếu em lên SG được thì anh em mình gặp. nói chuyện sẽ tiện hơn.
-Dạ, còn vấn đề ngải…. – tôi nhìn quoanh, e dè không muốn nhắc tới chữ “ngải” – à mà anh ở quận mấy? mai hoặc mốt em sẽ ghé.

-Anh ở Tân Bình, anh là Họa sĩ, nên thời gian khá linh động. Lên thì cứ phone anh trước 10h tối. Tranh thủ lên sớm nhé, tình hình bạn em vậy không nên để lâu. Bây giờ anh hơi bận một xíu, khi nào em lên thì mình nói chuyện sau.

-ok. Thank anh. Có lẽ mai em lên, làm phiền anh quá.

Tôi cúp máy, mặt thằng Hoàng ngồi cạnh bần thần. Có lẽ nó nghe được từ “ngải” trong cuộc đối thoại.

-Chuyện gì vậy Long, mày làm tao lo quá!
-Được rồi, tao sẽ kể cho mày nghe. Nhưng tuyệt đối không được nói cho mẹ thằng Đức nghe chuyện này nhé.

Tôi kể lại tất cả những gì mình biết cho Hoàng nghe, cũng không ngạc nhiên lắm khi sắc mặt thằng Hoàng tái nhợt đi, đôi khi tỏ vẻ ghê sợ. Tính nó liều, nhưng đứng trước một thứ mơ hồ như “ngải”, nó cũng phải lo sợ giống như tôi.

-Thôi tao tính thế này, mày cứ qua nhà thằng Đức. chuyện trò, tâm sự cho nó đỡ buồn. tao sẽ làm một chuyến lên Sài Gòn. Có lẽ lát tao sẽ đi luôn. Tao với mày không thể để thằng Đức như vậy được…

-ừh, vậy cũng được

Hai thằng ngồi nhâm nhi nốt li cà phê. Lặng lẽ ngắm nhìn buổi sáng ở Biên Hòa yên bình, tạm quên đi cuộc sống ồn ào nơi Sài Thành. Mà không biết rằng, đây sẽ là những thời gian vui vẻ nhất trong mấy tuần sắp tới.

Tôi về nhà thay đồ, mặc thêm cái áo khoác. Rồi xách con wave, bắt đầu chuyến đi Sài Gòn để gặp anh Trần….
 
Chương 3
Tôi chạy liên tục 2 tiếng đồng hồ mới tới Tân Bình. Rút điện thoại gọi cho anh Trần, nhưng không gọi được. Anh Trần khóa máy, nên tôi gửi một dòng tin nhắn “em lên SG rồi, khi nào anh mở đt thì phone e”. May là tôi có đem theo chìa khóa phòng trọ, nên chạy xe về phòng trọ nằm nghỉ. Hơi mệt vì đi đường xa, nên tôi đánh luôn một giấc tới chiều muộn.


Đến khi tỉnh dậy, đã là 6h tối. Vẫn chưa thấy anh Trần gọi lại hay nhắn tin. Gọi vào thì số anh Trần thì chợt có một cô gái, giọng ngọt ngào nghe máy:

-Alo, anh Trần hả?
-Thuê bao quý khách vừa gọi hiện…………tút tút tút.

Tôi rủa thầm “mẹ kiếp, hóa ra vẫn khóa máy”. Nhưng có khi nào ông ấy cho mình vố lừa không nhỉ? Trời Sài Gòn hôm ấy âm u, tôi mở laptop kiểm tra yahoo xem anh Trần có để lại tin off hay không. Pha ly cà phê nóng, tôi nhấm nháp miếng bánh mì mới mua trong khoảng thời gian chờ đợi anh Trần. Đến 9h tối thì điện thoại reo, là số anh Trần:


-Alo, anh Trần hả? em lên SG từ trưa mà gọi cho anh không được.
-Ừh, xin lỗi em. Anh hay khóa máy để tránh bị làm phiền lúc sáng tác.
-Dạ. vậy bây giờ anh có rảnh không. Anh em mình ra quán café nào đó nói chuyện.
-Ừh, vậy em chạy ra quán café địa chỉ này nhé “….”


Tôi vội thay bộ quần áo đem theo trong ba lô. Sài Gòn về chiều mát mẻ hẳn ra, chẳng mấy chốc mà tôi mò được tới chỗ hẹn. Trước mặt là một anh chàng mảnh khảnh, mặt đượm vẻ u sầu, tóc dài cột sau đuôi. Đúng với cái vẻ lãng tử của một họa sĩ:


-Anh là Trần phải không ạ?
-Ừh, em là Long hả? lại bàn đằng kia ngồi, anh có đặt chỗ trước.

Tôi đi theo anh Trần, tới một bàn ở trong góc quán café, và cách khá xa với các bàn khác. Có lẽ anh Trần không muốn mọi người nghe được câu chuyện tôi và anh sẽ bàn sắp tới.

-Em uống gì?
-Cho em một phê nóng

Anh vẫy phục vụ bàn, có vẻ anh là khách quen ở đây
-Anh vẫn dùng trà như mọi khi chứ?
-Ừ, cho anh một phần như mọi khi. Với một phê nóng nhé.

Anh Trần đợi phục vụ bước đi, mới bắt đầu câu chuyện:
-Chuyện anh sắp nói khá tế nhị. Và nhiều người không bao giờ tin, cũng giống như anh trước đây vậy. Trừ khi…


Anh ngập ngừng, mặt tỏ vẻ u sầu:
-Trừ khi họ vướng vào hoàn cảnh như anh em mình. Đó là có người thân…mắc ngải.
-Mẹ của bạn em cũng dắt nó đi nhiều bác sĩ, bệnh viện khám rồi. nhưng họ đều không phát hiện được bệnh gì, nên em cũng nghĩ có lẽ nó…

Giọng anh Trần bỗng trở lên gắt gao. Tôi có thể nhận thấy rõ sự tiếc nuối về những việc đã qua trên mặt anh.

-….Không phải là “có lẽ”. đó chính là ngải, chỉ có thể là ngải. – rồi anh dịu giọng – anh có thằng em họ, tên Trường, nó được gửi lên SG ở với gia đình anh từ bé vì bố mẹ ly thân, và không thèm chăn sóc nó. Anh thương và coi nó như em ruột vậy. Mấy tháng trước, nó cũng bị giống như bạn của em. Gia đình anh cũng khá giả, nên chữa chạy đủ đường, đi đủ các bệnh viện. nhưng họ đều lắc đầu trả về hết…

-Vậy sao anh biết đó là bùa ngải?
-À, gia đình anh nghĩ tới giả thuyết đó. Nên bảo anh dắt thằng Trường đi kiếm thầy, nhưng anh không chịu. Nhiều lần gia đình rước thầy về nhà, anh đều gạt phăng rồi đuổi họ đi. Bởi lẽ anh theo trường phái thực tế khoa học, nên không tin vào những chuyện như vậy. Chỉ có lần…

Anh lại ngập ngừng, không che được nỗi xúc động. Trong khóe mắt đã ươn ướt:

-…Chỉ có lần anh đuổi một bà thầy rất nổi tiếng, mà mẹ anh rước từ Bình Thuận lên. Lúc bị đuổi ra cửa, bà ấy vẫn không tức giận, mà nói với vào một câu. “Mày có thương nó thì giao nó cho tao, may ra tao kéo dài mạng sống cho nó được. Còn mày ngoan cố như vậy, tình trạng này thì chỉ 3 hôm nữa thì nó chết. Ngải ám nó nặng vong lắm rồi….”


Anh Trần lắc đầu, nhấp ngụm trà mà phục vụ vừa mang ra, tạm kìm nén nỗi xúc động trong lòng lại. Anh tránh nhìn thẳng vào mắt tôi, đưa tay vân vê tách trà nóng rồi mới nói tiếp:


-Bữa đấy thằng Trường vẫn khỏe lắm, sáng sáng nó vẫn tập thể dục với anh. Ấy thế mà, 3 hôm sau quả thật nó qua đời, lúc ấy anh mới biết…bà băm ấy nói đúng. Hết đám 49 ngày, anh bắt đầu tìm hiểu về ngải. Anh muốn biết rõ tại sao thằng em anh lại chết…Để anh kể chú nghe hết, vì những điều này chú có tìm trên mạng hay hỏi ai cũng không biết đâu. Những thông tin này là tâm huyết suốt cả tháng trời liên tục theo đuổi “ngải” của anh, tâm huyết anh phải nài nỉ lắm bà băm ở Bình Thuận mới tiết lộ….


Rồi anh Trần kể cho tôi nghe rất nhiều, nhiều đến mức tôi cứ im lặng ngồi nghe anh nói. Liên tục suốt 2 tiếng đồng hồ. Bấy giờ, khách trong quán đã về gần hết, lác đác chỉ còn vài đôi tình nhân ngồi với nhau trong các góc tối.


Đầu óc tôi choáng váng với những thông tin vừa tiếp nhận, đôi lúc còn lôi quyển vở trong ba lô ra, viết lại những chi tiết mà tôi cho là quan trọng. Cái không khí vắng vẻ của quán café ban đêm, cộng với những gì anh Trần kể làm tôi liên tục nổi da gà, xương sống lâu lâu lại buốt lạnh vì hoảng loạn.


Rồi anh Trần rút trong bóp một tờ giấy nhỏ, nhăn nheo và có vẻ khá cũ đưa cho tôi:

-Em cầm lấy cái này, đây là địa chỉ bà băm đó. Bà ta không xài điện thoại, với nhà cũng khá sâu trong hẻm, nên em tranh thủ đi rước bà ta về. Cứ nói là anh Trần giới thiệu là bà ta sẽ giúp em. Anh thì chỉ giúp được tới đây, một phần vì anh cũng khá bận rộn, một phần vì tất cả những gì anh biết đều nói cho em hết rồi. Chúc em cứu được tính mạng của người bạn đó.

-Cám ơn anh rất nhiều, em và bạn rất mang ơn anh

-Không phải ơn nghĩa gì đâu, anh chỉ không muốn có người chết vì ngải nữa. Chết vì ngải đau khổ lắm em ạ, vong hồn cũng sẽ không được siêu thoát đâu…Tiền café anh trả rồi, bây giờ anh có việc phải về trước. Có duyên anh em mình gặp lại…

Rồi anh Trần bước về trước, tôi đi sau. ngoái nhìn theo dáng người mảnh khảnh của anh Trần khi bước lên chiếc motor, anh nói với về phía tôi:

-À, không cần giải thích gì cho bà băm hiểu đâu. Cứ bảo với bả là……Ngải Miến Điện.
 
Chương 4
Tôi chạy xe về phòng trọ, lòng vẫn thấp thỏm lo. Tối Sài Gòn hôm nay yên ắng quá, chỉ vài cơn gió nhỏ tốc vào mặt cũng đủ làm tôi lạnh óc. Cái ý nghĩ về Đức, thằng bạn chí cốt đang bị bùa ngải hành hạ 2 tháng quá làm rôi rớm nước, tôi coi nó như anh em ruột. Có đôi khi cái “tình” bằng hữu cũng đáng quý như tình ruột thịt. Những con người không cùng huyết thống, không chung máu mủ nhưng sát cánh bên nhau biết bao nhiêu năm trời, không tính toán. Tình nghĩa ấy mấy ai có được?


Sáng hôm sau, tôi hẹn giờ dậy sớm về lại Biên Hòa. Phải nhanh chóng đem Đức đi tìm bà băm đó, may ra tôi có thể cứu được nó. Phải tranh thủ trong tháng hè còn lại…


7h sáng, tôi đã chạy về tới Biên Hòa. Cái rét trời sáng làm tôi run bật, người chỉ rạo rực lên khi nghĩ đến việc có thể cứu được Đức. Về tới nơi, tôi thấy Hoàng đang lau người cho Đức, nhìn nó có vẻ tiều tụy hơn hôm qua nhiều. Hai hốc mắt sâu hoắm vào, mặt xanh xao như vừa nôn tất cả thức ăn trong bụng ra vậy.

-Mày về rồi đấy à? Sao rồi?

Tôi kéo Hoàng ra mé nhà, tránh để cho ai nghe thấy câu chuyện:

-Tao hỏi được rồi, nó bị ếm ngải. Chắc cũng bị lâu rồi, người ta có cho tao cái địa chỉ bà băm. Bảo tới đó, bà băm có thể cứu được thằng Đức.

-Vậy bà băm ở đâu?
-Bả ở Bình Thuận lận, nó bị nặng lắm rồi. tao sợ ra đó rước bả về đây thì lâu quá. Bèo cũng phải mất mấy ngày, nên đang tính xin phép Bác gái, rồi chở thằng Đức lên đó luôn. Mày thấy sao?

Thằng Hoàng trầm ngâm một lúc, hai chàng mày nhíu lại có vẻ suy nghĩ:
-Hay là lấy con Camry cũ của bố tao nhỉ? Thời gian này ổng cũng không đi đâu, để tao gọi về hỏi mượn ổng vài ngày.

Thằng Hoàng rút điện thoại, thuyết phục bố nó một lúc lâu mới được:

-Được rồi, ổng cho tao với mày mượn 3-4 ngày. Để tao thuyết phục bác gái cho thằng Đức đi. À mà tao có chuyện này muốn kể với mày.
-Mày nói đi.

Thằng Hoàng lại nhăn mặt, cái tật xấu của nó mỗi lần có gì khó nói là vậy, nhìn rất khó coi.

-Mày nhớ bác Gái kể, chiều chiều hay nghe thằng Đức nói sảng, gọi ai đó tên Linh không?

-Có, rồi sao? Mày tìm ra ai rồi à?

-Ừ, chiều qua thằng Đức tỉnh táo được một lúc. Nó có kể cho tao nghe về người đó. Đó là cháu bác Tư, mới dưới Tây Nguyên xuống chơi vài bữa nay. Nó bảo bữa con bé đó xuống ở nhà Bác Tư ngày thứ nhất, nó có gặp qua một lúc, Bác Tư bảo con bé đó thích thằng Đức lắm. Cơ mà thằng Đức không chịu, chiều đó nó nói chuyện với con bé, đang nói chuyện thì thấy đầu óc choáng váng, mặt mũi xây xẩm lại. Không hiểu sao nó thấy sợ, xin thôi làm luôn. Hôm qua tao search trên mạng, thấy chắc có lẽ…


-Mày nói luôn ra đi
-Tao nghĩ chắc nó bị bỏ ngải tình rồi. Lúc sau này đỡ đỡ, nó có qua nhà Bác Tư lần nữa. Hình như cũng gặp con Linh tiếp hay sao ấy.


Tôi thực sự băn khoăn, có lẽ thằng Đức bị bỏ ngải thật. Thằng Đức không chịu nó, chắc là vậy nên nó tức mới bỏ ngải…

Chập tối, tôi và Hoàng cũng soạn xong đồ dùng cho 3 ngày đường tiếp theo. Chất lên cốp sau con Camry của bố Hoàng. Bác gái cũng đồng ý cho tôi và Hoàng đưa Đức đi chữa trị, nhưng tuyệt nhiên không nói gì đến chuyện bùa ngải. Chỉ bảo là đem đi thầy lang nổi tiếng. Tình hình của Đức, có nói cho bác gái nghe thì cũng chẳng giải quyết được việc gì.


Đèn đường vừa xuống, tôi và Hoàng cũng bắt đầu chuyến đi xa, trời hiu hiu gió, làm xộc khí mát vào xe. Làm cái rạo rực vì nghĩ tới việc có thể cứu được Đức lên cao. Nhà Hoàng có xe hơi, nên nó biết lái từ rất sớm. Tôi thì chỉ biết lái xe máy, nên việc lái xe đành hoàn toàn giao hết cho Hoàng.


Tôi ngồi sau xe, giữ cho Đức nằm thoải mái. Nó vẫn mê man ngủ, chỉ lâu lâu tôi gọi nó dậy để ăn uống và lau người. Lạ là người nó cứ lạnh đi, chứ chẳng hề bị sốt chút nào. Đường xấu, thằng Hoàng lái cũng chưa quá vững tay. Nên chiếc Camry của chúng tôi đi không nhanh lắm, cũng nhằm tránh sóc khiến Đức thức giấc.


Tôi cũng gật gù, được một lúc thì ngủ quên mất. Phải đến tầm 11h, Hoàng dừng xe lại ở điểm tiếp giáp Bình Thuận, tôi mới thức dậy. Nó cũng buồn ngủ lắm rồi, và đường đi nó cũng chỉ biết tới đây.


-Tao chịu rồi, mình đi vội quá nên không để ý giờ giấc. Giờ này làm sao mà hỏi đường tới chỗ bà băm đó được. Tao cũng buồn ngủ lắm rồi
-Ừ, hay mày ráng chạy xíu nữa, kiếm cái nhà dân nào xin trú tạm. Sáng mai tính sau…


Tôi nhìn quoanh, con đường heo hút, trống trải đến lạnh người. Hai bên đường là rừng cây bạt ngàn, tôi tự hỏi “Không biết thế này thì kiếm nhà dân kiểu gì đây?”


-Thôi tao ráng chạy thêm xíu nữa, biết đâu có nhà dân gần khu này.
Hoàng nổ máy xe, tiếp tục tiến sâu vào con đường bạt ngàn cây cối hai bên. Sự thất vọng thật sự bao lấy hai chúng tôi. Lâu lâu, trong bìa rừng vang lên tiếng sói tru nho nhỏ, làm tôi lạnh xương sống. Đúng thật cảnh rừng hoang, núi độc có thể khiến cho người ta mất đi lòng dũng cảm, cũng như tinh thần.

Xe băng băng chạy được 30p, thì Hoàng bỗng dừng xe lại:

-Phía trước có người kìa, lái xe tải chở gỗ hay sao ấy
-Để tao lại hỏi xem sao.

Tôi tiến lại gần, một người đàn ông chạc ngoài 30 đang ngồi bên lề đường, cạnh chiếc xe tải.

-Chú ơi, cho cháu hỏi…

-Sao nhóc, lạc đường à?
-Dạ, tụi cháu đang tính đi Đức Linh. Mà khuya quá nên đang tính kiếm nhà dân xin ngủ.

-À ờ, bán kinh quoanh đây không có nhà dân nào đâu. Tao chở gỗ khu này thuộc đường lắm. Bữa nay xe hỏng, nên tao phải ở đây đợi. Sáng mai may ra có xe kéo về được.

Tôi ngoái đầu nhì lại chiếc xe tải, rùng mình khi thấy đầu xe móp vào nát bét.

-Thôi, tụi mày đánh xe lại gần đây. Nhóm lửa canh cho nhau ngủ đêm nay, sáng mai tao chỉ đường cho mà đi.
-Dạ, để cháu hỏi ý kiến thằng bạn.

Tôi vẫn hơi băn khoăn, làm sao ông này biết được tôi có đi với bạn mà gọi “tụi mày” ? trong khi xe chúng tôi đỗ khá xa. Nhưng rồi tôi cũng nhanh chóng quên đi, vì nhìn kĩ lại, mặt mũi ông ấy nhì cũng tử tế, chất phác lắm.

-Lão đằng kia rủ mình lại nhóm lửa, ngủ hết đêm nay kìa. Ở gần đây không có nhà dân nào đâu, chắc đành phải thế. Chứ tao ngồi trong xe, nghe tiếng sói tru rợn óc quá.

-Tao cũng thấy thế, nãy giờ ngồi đợi bên đây. Tao còn thấy như có con gì trong bụi cây ấy.

Hoàng đánh xe lại, đỗ cạnh chiếc xe tải móp đầu. Hai thằng cũng chẳng thắc mắc vì sao chiếc xe dúm dó như thế. Đêm có người kinh nghiệm đi rừng ở cạnh, tụi nó cũng thấy bớt sợ phần nào.

Tôi, Hoàng và lão cặm cụi nhóm đống lửa bên đường. Bấy giờ đã khoảng tầm 12h đêm, ấy thế mà trời vẫn tối thui. Trăng thì hoàn toàn bị mây đen che khuất, không lọt lấy nổi vài ánh trăng xuống đất. Đức vẫn nằm ngủ trong xe, người nó cũng ấm dần lại, lâu lâu cũng tỉnh dậy nói chuyện với chúng tôi vài câu. Rồi lại than mệt, nằm ngủ tiếp.


Ngồi quanh đống lửa ven đường, tôi và Hoàng chăm chú nghe những chuyện đi rừng rùng rợn mà lão kể đến nỗi quên cả hỏi tên lão.

-Hồi ấy tao đi làm rừng ở khu này, gặp nhiều chuyện quái đản lắm. Thằng nào thích thì đi ngủ trước đi, còn không thì ngồi đây tao kể chuyện đi rừng cho mà nghe.

Lão say sưa kể, từ những chuyện người ta mất tích trong khu làm rừng, đến những chuyện ma mà lão được chứng kiến. Hai thằng không khỏi rùng mình, bởi lẽ cái cảnh rừng heo hút lâu lâu lại tru lên vài tiếng chó rừng, cộng thêm lời kể đầy kinh nghiệm của lão, đủ làm cho những người gan dạ nhất cũng phải nhụt chí.

-Đấy, đi rừng nó nguy hiểm thế đấy. Tụi mày ráng chạy tiếp, không kiếm được nhà dân mà ngủ trong xe. Không biết đường nhóm lửa thế này, thì có cửa kính thú hoang cũng tông vỡ mà kiếm mồi.

Lão dừng kể chuyện, rút trong túi ra bao thuốc lá. Châm lên hút phì phò:
-Thằng nào làm 1 điếu cho tỉnh người không?

-Dạ thôi, mà Bác này. Bác có biết gì về ngải không? Cháu nghe nói dân rừng núi thế này hay chơi ngải lắm.

-Ngải à? Ngải thì tao không biết – lão dừng lại rít điếu thuốc – mà mấy chuyện đấy thì có thật đấy. Tao cũng nghe nhiều người nói rồi…
-Thú thật, thằng bạn cháu nó bị bỏ ngải, tụi cháu đang…

Lão chen vào nói:

-Tụi mày kiếm bà băm Bình Thuận chứ gì?
-Dạ, chúng cháu tính kiếm bả. Nhưng người giới thiệu bả cho tụi cháu cũng không biết tên bả, chỉ biết bà hay tự xưng là bà băm Bình Thuận.

Rồi tôi thò tay vào túi, lấy ra mẩu giấy mà anh Trần đưa:

-Đây, anh kia có cho cháu tên xã chỗ bà băm đó ở.
-Thôi khỏi đưa tao. Bà đấy thì tao biết, sáng mai tụi mày cứ đi thế này….thế này…đảm bảo khoảng 2 tiếng nữa là tới chỗ bả.

-May quá, tụi cháu chỉ sợ không kiếm được bả.
-Mà tụi mày đi xe chậm thôi, khúc quoanh phía trước có cây đổ ngang đường đấy. Mờ sáng mà đi, không cẩn thận là tai nạn chết không kịp ngáp đấy.

Tôi ngồi canh cho Hoàng chợp mắt, còn mình thì khi nào lên xe sẽ ngủ sau. Lão cũng chợp mắt bên cạnh xe tải, tôi ngồi đấy, lắng nghe những tiếng động của rừng núi. Trời về đêm lạnh lẽo đến đáng sợ.

Thế rồi không hiểu sao tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Phải đến gần 4h sáng, gió lạnh vùng núi luồn vào gáy, tôi mới tỉnh giấc. Nhìn quoanh, cả chiếc xe tải lẫn lão già ấy đều biến mất.

Giật mình, tôi chạy về chỗ xe của Hoàng, nó cũng vừa thức giấc. Kiểm tra lại cũng không thấy mất gì, nên tôi nghĩ chắc có xe tời sửa lưu động tới, nên lão đi rồi. Hai thằng lại bắt đầu đánh xe chạy theo hướng lão chỉ…Lão già ấy, con người ấy. Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được, lão là một bí ẩn. Bởi lẽ….
 
Chương 5
Chúng tôi tiếp tục lên đường, được một đoạn thì bắt gặp một cây đổ chắn gần hết đường ngay khúc quẹo, đúng như lời lão nói. Quả thật khúc cua rất gấp, nếu không nhớ lời lão dặn. Có khi chúng tôi đã gặp tai nạn rồi cũng nên…hai thằng nhìn nhau, cười ngao ngán. Mém chút nữa thì mai 3 đứa tôi lên mặt báo Giao Thông.

Phải khó khăn lắm, chúng tôi mới lách xe qua được chỗ cây đổ, và làm 1 biển báo trước khúc cua cho mọi người biết. Xe vẫn băng băng theo hướng lão chỉ, Radio ở điện thoại tôi đã tắt được khá lâu, sau khi nghe bản tin sáng. Hoàng có vẻ khá phấn khởi về những gì mà lão nói. Nó thấy vui, Đức cũng có vẻ khỏe hơn chút xíu. Chỉ có tôi vẫn chưa cảm thấy vui, có một điều mà tôi chưa nói cho Hoàng nghe: Chuyện về lão và bản tin ban sáng.

-Hoàng này, máy nhớ chiếc xe tải của lão hôm qua không?
-Nhớ, có gì không?
-Tao… - tôi ấp úng, thực sự chuyện này để nói ra là rất khó khăn. – mày nhớ chiếc xe trông thế nào không?

-À có, tao thấy cái đầu xe của lão nát bét, vỡ cả kính cơ mà…
-Thế tại sao lão lại không sao cả, một vết xước cũng không? sao lão biết phía trước có cây đổ? Sao…

-Thôi mày hỏi tạp nham quá, không có gì đâu

-Nhưng mà sáng nay…tao nghe tin thời sự radio. Người ta bảo tối hôm qua, có một chiếc xe tải bị cây lớn đổ đè lên, người tài xế thiệt mạng rồi…tao thấy người ta tả giống lão lắm, sáng nay lão biến mất, chỗ xe tải mấy tấn của lão đậu, vết xe còn chẳng có…tao sợ

Giọng tôi run lên, không dấu được nỗi lo sợ. Chả lẽ người mà khuya hôm qua chúng tôi gặp lại là…? Nhưng mà lão gặp tai nạn từ tối hôm qua, thì khuya hôm qua làm sao mà giúp tụi nó được như vậy? Ý nghĩ việc mình ở cả đêm với một người không biết là ma hay là thật, làm rôi sửng gai óc. Dẫu sao thì tôi cũng sẽ không bao giờ quên lão, và những gì lão nói.


-Thôi dẹp đi. Dù sao cũng không ai bị sao cả, bây giờ tao với mày lo cứu thằng Đức đã. Không có nhiều thời gian cho mấy chuyện tào lao này đâu. – Hoàng gằn giọng, nó vốn là người gan dạ, ít tin vào mấy chuyện ma quỷ như tôi.

Tôi và Hoàng lại bắt đầu chuyến đi. Tôi ngồi sau, nhìn thằng Đức lâu lâu kêu lên đau đớn, mà rơm rớm nước mắt vì thương nó. Bây giờ đối với tôi và Hoàng, nó như anh em ruột thịt. Nó như cánh tay, cái chân của chúng tôi. Nó đau, chúng tôi cũng không chịu nổi.


Phải gần 2 tiếng lái xe liên tục, chúng tôi mới tới được bản dân tộc nơi lão chỉ. Nếu đúng theo lão nói, thì đây là bản của người Chăm. Tôi nóng ruột, nhấc điện thoại gọi về cho anh Trần nhiều lần, nhưng đều không được, số anh khóa máy. Ở đây rừng núi, đường khó đi, chúng tôi phải hỏi thăm rất nhiều, chỉ có một vài người biết tới bà băm Bình Thuận.


Hoàng đỗ xe ở tút ngoài bản, vì đường đi lên nhà bà băm rất xấu, xe của chúng tôi không tài nào đi tiếp được. Thằng Hoàng cũng mệt lử vì phải chạy xe địa hình xấu:

-Mày cõng thằng Đức nhé Long, qua giờ nó cứ mê man vậy. Có tỉnh cũng không đi nổi đâu, có gì lát tao khỏe tao cõng nó tiếp.

-Ừh, không sao. Mày xách bịch đồ đi, để tao cõng nó luôn cho.

Trời bắt đầu lên nắng, thằng Đức sụt chỉ còn hơn 40kg, nhưng cũng đủ khiến tôi bã mồ hôi. Đường đi bộ lên nhà bà băm thì toàn sỏi, đá lớn. khiến cho chân tôi và Hoàng đều trầy xước, rươm rướm máu.


Phải đến giữa trưa, chúng tôi mới tìm ra ngôi nhà của bà băm. Nó biệt lập với tất cả những bản người, những khu dân xung quanh. Nhà bà ấy chỉ là một căn nhà gỗ, nằm gần phía bìa rừng Bình Thuận. Tôi tiến lại, gõ cửa và gọi lớn. Phải đến một lúc sau, một người phụ nữ tầm 50 tuổi mới bước ra, mặt bà ta toàn những nếp nhăn, và nhìn có vẻ khắc khổ. Nhìn thằng Đức nằm vật trên vai tôi, bà gắt:

-Chúng mày lại kiếm tao chữa ngải chứ gì?
Bà ta không đợi chúng tôi nói gì, đã ra sức đuổi về:

-Tao không nhận chữa ngải nữa. Sống chết có số, nếu thằng đó còn muốn sống, thì ngải sẽ rũ bỏ nó mà kiếm vong khác thôi.

Rồi bà đóng cửa, không đợi chúng tôi nói bất cứ một từ nào. Tôi và Hoàng đứng đó, trân người vì bất ngờ, bao nhiêu hy vọng việc Đức sẽ được cứu, bao nhiêu công sức chúng tôi vượt đèo núi để tới nơi này, chỉ đổi lại bằng một câu nói “Tao không cứu” của bà ta ư?
 
Chương 6
-Giờ sao Hoàng, tao với mày không thể để phí công sức đến đây được. Tình trạng thằng Đức thế này, không biết nó chịu được bao lâu nữa.
Rồi tôi chợt nhớ tới anh Trần, liền gõ cửa gọi lớn:

-Cháu là bạn anh Trần, anh ý nói bà giúp tụi cháu được…

Cửa mở ra, bà băm không còn gắt gỏng nữa:
-Bạn thằng Trần à? Nó khỏe không? Tụi mày là thế nào với nó?
-Anh Trần vẫn khỏe, ảnh kêu chỉ có bác mới giúp được tụi cháu.
-Vậy thế vào nhà đi, tao pha cho ấm nước mà uống.

Tôi và Hoàng bước vào, căn nhà toát lên vẻ ấm cúng lạ thường. Như là có cả một đại gia đình sống ở đây vậy. Tôi nhìn lên tường, phía trong góc treo một tấm tranh chân dung, một bà băm bên đống thuốc. Có lẽ là tranh anh Trần vẽ tặng bà. Thấy tôi để ý tấm tranh, bà băm chộp, đổi luôn cách xưng hô:

-Tranh thằng Trần tặng già đấy. Nó tốt lắm, nó từng ở đây với tao hơn tháng trời. Trước giờ tao ghét người lạ, nhưng mà không ngờ lần ấy tao lại chấp nhận cho nó ở đây… - rồi bà rót chút nước vào cái chén, đưa tôi và Hoàng – đây không có trà gì đâu, nước sôi pha với chút trầm rừng thôi.


Bà lụi cụi ngồi lên mép võng, đung đưa vài cái, mắt nhìn về phía tấm tranh. Ra chiều là mình cũng biết thưởng thức nghệ thuật:

-Già thấy nó vẽ đẹp lắm. Lại hết mực thương em nó, hồi đấy thằng em nó chết, nó lên nhà tao nhất quyết đòi tìm hiểu về ngải. À mà tao cũng biết coi số, coi tướng đấy. Chả phải nghề ngỗng gì đâu, nhưng cũng đủ để nhìn người, đoán mệnh.


Tôi nhấp miếng nước bà rót, hơi nóng bốc lên mũi, mang theo hương trầm thơm nức. Mà không hiểu trầm là trầm gì? Chả lẽ là trầm hương?
Nhâm nhi chút nước, tôi thấy ngọt ngọt nơi đầu lưỡi, không rõ ràng nhưng đó là vị ngọt. Thấy tôi tâm đắc món nước uống, bà tiếp:

-Thằng Trần nhìn khỏe khoắn vậy, chứ đoản mệnh lắm. Chắc chỉ vài năm nữa là nó chết, tao nhìn thấy cái chết xám ngoẹn trên mặt nó. Coi tướng coi số cũng khổ lắm, có cái luật là nếu biết người ta sắp chết. Thì không được nói cho người ta biết…luật đấy, giỡn mặt là vong nó quần cho chết.

-Vậy sao bà nói cho chúng cháu biết?

-Sao cũng được, tao tin tụi mày. Cấm có nói cho thằng Trần biết…già cũng thương nó lắm.

Bà trầm ngâm, bắt đầu cởi áo thằng Đức ra, săm soi mấy vết bầm trên lưng:

-Nó bị thế này lâu chưa? Tao thấy nó cũng khó cứu lắm rồi, ngải nó ám đen cả phổi thế này, cùng lắm thì sống được 2-3 tuần. Tụi mày đưa nó đến đây muộn quá…
-Chẳng lẽ không cứu được nó?

-Tao không biết, còn tùy vào cái duyên cái số của nó với trần gian này. Họa may có phép lạ, nó sẽ sống. – bà cởi cái nón len tôi đổi cho Đức để giữ ấm ra – đấy, chúng mày tự coi đi. Tóc nó bắt đầu rụng rồi này. Giai đoạn cuối đấy, chả mấy mà nó trọc đầu.


Tôi và Hoàng sửng sốt nhìn tóc thằng Đức rụng ra từng mảng, đúng như lời anh Trần nói thật. Tóc nó chắc chỉ độ nay mai là rụng hết. Bấy giờ thằng Đức mới tỉnh dậy, nó thều thào:

-Long, mày lấy tao ngụm nước.

Tôi rót cho nó miếng nước, Đức từ từ uống. mắt không tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy bà băm:

-Tao mê man, nhưng vẫn nghe hết những gì tụi mày nói. Tao nghĩ tao bị con bé đó ám ngải thật rồi, nếu tao có mệnh hệ nào, mẹ tao… - mặt nó đượm buồn khi nghĩ đến cảnh “người tóc đen đi trước, bỏ mẹ tóc bạc khóc thương”.

-Mày đừng nói linh tinh, mày sẽ không sao hết. Có tao với Long ở đây, có bà băm nữa. Bả sẽ cứu mày..

-Thôi, tao nghe hết những gì bà băm nói rồi. Cơ thể tao, tao biết. nó không chịu đựng được bao lâu nữa đâu. Tao chỉ lo cho mẹ tao, còn một mình…

Tôi, Hoàng và Đức ôm lấy nhau, cả ba thằng đều không dám nghĩ cái cảnh sẽ phải chia lìa. Đối với chúng tôi, đây là người thân, là gia đình thứ hai.

Tình bằng hữu thiêng liêng cao cả
Suốt cuộc đời, biết tìm được mấy ai?
Cùng nhau sống chết ngày mai
Vượt qua hoạn nạn, chông gai, bụi trần


Bà băm lúi cúi xách cái cối nhỏ, với một vài con dao, dặn tôi và Hoàng:

-Hai đứa mày để yên cho thằng kia ngủ dưỡng sức. Giờ già vào gian trong chế thuốc cho nó, phòng đấy bí mật, cấm hai thằng mày lẻn vào. Không nghe lời tao, mò vào đấy mất mạng đừng trách – mặt bà nhìn rất nghiêm trọng, và tôi cũng hiểu. bà nói “mất mạng” thật chứ chẳng chơi – hai đứa mày rảnh thì ra ngoài bìa rừng chơi kìa. Ngoài đó không khí mát mẻ lắm, không có thú hoang đâu. Chỗ tao ở con nào bén mảng tới gần là chết, nên yên tâm.

-Thế bao giờ thì bà bắt đầu chữa cho Đức?

-Tao cũng không biết, phải chuẩn bị nhiều thứ lắm. Có lẽ phải chiều mới xong thuốc bôi, còn nếu muốn tống ngải đi, có lẽ phải đợi tới sáng mai. Hai đứa mày đừng cho thằng kia ăn gì đấy, cứ để nó nghỉ ngơi. Mai sẽ là một ngày đau đớn của nó. Nó sống được hay không, thì qua ngày mai sẽ rõ.


Rồi bà bước vào phòng trong, đóng kín cửa lại. Tôi và Hoàng chỉ còn nghe những tiếng lộc cộc của chày cối, có lẽ bà đang giã thuốc…Hai thằng bước ra ngoài, bắt đầu loanh quanh lại phía bìa rừng đi dạo.


Cảnh rừng ban ngày nhìn rất yên bình, trái hẳn với nét hoang sơ, lạnh lẽo của nó khi đêm xuống. Những tiếng sói tru được thay bằng những tiếng chim hót, vooc kêu, nghe rất vui tai. Buổi chiều trôi qua nhanh như gió, tôi và Hoàng ngồi huyên thuyên cả buổi về những kí ức đẹp của ba thằng. Rồi ngồi im, hai thằng cùng nghe bài “bạn tôi” cứ lặp đi lặp lại từ chiếc IP3 của thằng Hoàng…cho đến tận chiều.

Có lẽ phải đến 4-5h gì đó, tôi và Hoàng mới quay lại nhà bà băm. Chiều buông, nắng cũng tắt dần, cảnh rừng xung quoanh căn nhà lại trở về với vẻ hoang sơ vốn có của nó. Đi từ xa, tôi đã có thể nghe thấy tiếng kêu thất thanh của Đức, chỉ có thể là nó:

-Hoàng, lẹ lên. Tao nghe có tiếng thằng Đức kêu. Không biết có chuyện gì

Hai thằng chạy thục mạng về phía nhà bà băm. Càng lại gần, tiếng kêu của Đức nghe càng đau đớn. Xô cửa chạy vào, tôi thấy Đức đang nằm cởi trần, bà băm ngồi cạnh, liên tục cầm bó cây gai gì đó chà mạnh lên những chỗ bầm.

-Hai thằng mày về đúng lúc quá, qua giữ chân giữ tay nó hộ tao. Mày nữa, nằm yên đấy, ráng chịu xíu đi…

Tôi và Hoàng giữ chặt Đức, xót xa nhìn những vết xước đỏ máu trên những vết bầm, nhưng lạ một cái, những chỗ bà băm đã chà lên nãy giờ đều đã bớt tím và không chảy máu nữa. Tiếng kêu của thằng Đức nghe đến xé lòng, vang khắp bìa rừng…

-Đấy, chúng mày thấy chưa – Bà chìa nắm lá đã nát bét – nhìn cái gì đây này!

Tôi và Hoàng nhìn theo tay bà chỉ, nắm lá nát bét thay vì màu xanh đen, lại cứ đỏ tươi như máu.

-Thằng này bị ngải Miến Điện. Trước đó nó cũng bị ngải tình nữa rồi, mấy cái vết này là do ngải Miến Điện gây ra. Người bị ngải này cứ yếu dần đi rồi chết, chứ không chết ngay đâu. Tao lấy lá thuốc chà cho nó, đây là bí quyết của người chữa ngải, nó giúp hút bớt máu độc trong người ra. Chứ cái này để lâu, đến giai đoạn người bị ám sắp chết, thì da sẽ hoại tử dần, thối nát ra…

Tôi rùng mình, không ngờ trên đời lại tồn tại những thứ kinh khủng như vậy.
-Này thằng cao cao kia, rảnh thì ngồi chà cho nó đi. Giờ thì chà nhẹ thôi, chủ yếu là chà mấy cái đầu cho xước ra da, máu dễ chảy thôi.

Hoàng ngồi vào thế chỗ bà băm. Thằng Đức đã ngủ thiếp đi lúc nào không biết, nhưng mặt vẫn tỏ vẻ đau đớn tột cùng.

-Tụi mày phải cẩn thận với mấy người dân tộc, hay người sống gần núi rừng. Loạng quạng làm nó ghét, nó bỏ ngải cho chết. Thế tụi mày có biết ai ám ngải thằng này không?

-Dạ biết, lúc thằng Đức còn tỉnh. Nó có kể cho cháu nghe, một con bé chừng 16 tuổi sống ở Tây Nguyên…chắc có lẽ là nó.

Bà băm nhíu mày, tỏ vẻ không hài lòng:

-Vậy không phải nó bỏ ngải đâu, chỉ có thể là nó nhờ người ám ngải thằng này. 16 tuổi cỡ nó, thì pháp lực may ra chỉ đủ xin mấy cái ngải tình. Tụi mày không biết gì về ngải nên mới nói vậy thôi…

Bà nhìn lên cái đồng hồ nhỏ để trên bàn…đá quá 6h. Với lấy cái đèn dầu, bà thắp lên soi:

-Lát 10h tao có việc phải vào rừng, tụi mày rảnh ngồi đây tao kể về bùa ngải cho nghe. Biết điều thì im miệng, tự giữ lấy thân, tao kể cho mà biết tránh.
Bà băm bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về ngải, những điều cơ bản nhất………
 
Chương 7
Bà ngồi yên trên cái võng cũ, một đầu mắc vào cột nhà, một đầu mắc vào thành gi.ường. Bà móc trong túi ra gói giấy gì đó, để cùng với mấy cái lá tre trong bịch ni-lon. Bà băm rút một lá tre lớn, mở gói giấy ra. Hóa ra đó là gói sợi thuốc lào.


-Ở đây vùng núi, già thèm thuốc, toàn phải lấy lá tre quấn thuốc lào. Chỉ có hồi thằng Trần lên, nó mang cho tao cả cây thuốc, quý lắm…vùng núi hiếm thuốc, tao hút lá tre giống người dân tộc riết thành quen. Lúc mới đầu thấy khó hút, và nhức đầu dữ lắm, nhưng riết thành quen, tao lại đâm ghiền cái món này, biết là chả ngon lành gì nhưng cứ hút…


Bà rê rê điếu thuốc lá tre, cho lên miệng, rít vài cái cho bằng khoái:

-Cái ngải mà thằng bạn tụi mày dính là ngải Miến Điện. Việt Nam ít ai biết và xài cái thứ nguy hiểm này lắm. Bảo là ngải Miến Điện, là vì nó xuất phát từ Miến Điện xưa. Thái Lan giờ cũng ít người biết xài mấy thứ này…Việt Nam lại càng hiếm.

Bà lại im lặng, nhìn ra ngoài cửa quang đãng, hút tiếp điếu thuốc lá tre đang nghi ngút khói:

-Nhưng cũng có biết bao nhiêu loại ngải này. Miến Điện chỉ là tên gọi chung thôi. Muốn chữa ngải, quan trọng là phải biết nguồn gốc của con ngải, muốn tìm ra cái này, thì phải là những người thuộc dạng bậc thầy nuôi ngải rồi, mà không phải cứ muốn tìm là tìm đâu…

-Thế bà đã biết đây là ngải gì chưa? Sao không thấy bà rục rịch gì hết vậy?

Mặt bà tỏ vẻ không hài lòng, có lẽ tôi vì lo lắng cho bạn mình mà hơi quá lời.

-Hồi ấy tao cũng chỉ biết em thằng Trần bị ngải Miến Điện, mà không tìm ra chân tướng của con ngải ấy. Thế nên mới không cứu được cho em nó… - Bà tỏ vẻ hối tiếc – Thằng Trần nó giống thằng con tao lắm, con tao mà còn sống chắc cũng đượm tuổi thằng Trần mà thôi. Thế nên nhìn nó đau khổ khi mất em, tao cũng xót xa lắm. Cũng chỉ vì tao không cao tay bằng người ta…

Bà nói đến đây, tôi mới thực sự cảm thấy lo. Tôi đến đây với cái suy nghĩ “bà băm là người biết rất nhiều, và hoàn toàn có thể cứu thằng Đức”, ấy thế mà giờ bà lại bảo có người cao tay hơn…


-Thế giới ngải khủng khiếp lắm, cái thiện và cái ác nó đi đôi với nhau. Sáng qua mày còn là người tốt, nhưng sáng nay mày có thể thành người xấu lúc nào không hay. Ngày xưa người ta nuôi ngải vì mục đích cứu người, có một loại ngải còn có thể đưa vong hồn người vừa chết trở lại dương gian, nhập vào xác cũ. Đó cũng là một dạng “cải tử hoàn sinh”. Nhưng người dùng ngải cũng tổn hao nguyên khí mà chết sớm đi ít nhiều.

Tôi nghe bà kể mà thấy thật mơ hồ. Nào là dương khí, nguyên khí, cải tử hoàn sinh…giống như trong phim vậy. Mặc dù trước đó đã được nghe anh Trần kể ít nhiều, nhưng tôi cũng không tránh được cảm giác khó hiểu khi nghe bà băm kể.

Quay qua nhìn Hoàng, tôi thấy nó cứ nghệt mặt ra. Lần đầu tiên trong đời được tiếp xúc với ngải, được biết về ngải…Cũng đúng thôi, có ai đứng trước một thử nguy hiểm như ngải mà không sợ?


-Mà ngải cũng là cái số. người ta đâu phải cứ muốn nuôi là nuôi, duyên trời đưa đẩy, cái nào đến thì sẽ đến. Còn cái chuyện gốc gác loại ngải thằng bạn mày bị, thì tao biết rồi. Tao nghĩ người bỏ ngải bạn mày, cũng chính là người bỏ ngải ám em thằng Trần. Chỉ có điều…

-Sao ạ?

Lần thứ 4 trong ngày, tôi thấy bà băm tỏ vẻ khó chịu. Bà trầm ngâm không nói gì, như là sợ sơ sẩy nói ra điều gì không đúng sẽ gây nguy hiểm cho chúng tôi.

-Tao không nghĩ ra lý do vì sao người ta nỡ bỏ loại ngải này. Người bị ngải này thì chắc chắn chỉ có chết, dù có gặp được thầy pháp lực mạnh cỡ nào, mà người bỏ ngải đó không chịu buông tha, hoặc bị quật ngã bởi ngải khác thì cũng vô phương cứu chữa. Thằng bạn mày phải có hận thù gì dữ lắm, người ta mới làm vậy.


Trời đã sẩm tối, điếu thuốc trên tay của bà băm cũng tàn từ lâu. Một hai tiếng sói tru nho nhỏ bắt đầu cất lên ngoài kia…tôi càng thêm sợ hãi, ngồi nép gần vào Hoàng. Tính có rắn rỏi, ít khi biết sợ là gì, nhưng cũng tỏ rõ vẻ sợ sệt trên nét mặt.

Đó chỉ là khởi đầu, bà băm sẽ còn kể gì nữa? Còn bao nhiêu thứ mà tôi và Hoàng chưa biết về cái thế giới kinh khủng này?



-Trước hết, tao sẽ kể cho tụi bay nghe về cái duyên với ngải của tao. Tất nhiên là tao sẽ chỉ kể cho tụi bay những thứ mà tụi bay nên biết, và cần biết thôi. Người nuôi ngải có những cấm kị rất khó khăn, tùy theo từng môn phái, từng dân tộc nuôi ngải mà có quy định khác nhau.


Bà rê điếu thuốc tiếp theo, rít vài hơi để lấy lại sự tỉnh táo. Mùi thuốc bay nồng khắp gian nhà, thằng Hoàng lâu ngày không hút thuốc, cũng rê thử một điếu đưa lên miệng rít một hơi ngắn. Nó ho khù khụ vì cái chất đắng của thuốc, nhổ toẹt mãi nược bọt ra ngoài cửa rồi để điếu thuốc lại trên bàn cho bà băm.

-Cái duyên của tao với ngải cũng xuất phát từ cái gia đình tao ngày ấy. Mẹ tao vốn là người Chăm, bố tao người Kinh, là bộ đội tập kích. Vì nảy sinh tình cảm, mẹ tao đã bỏ ngải tình Ông ấy. Cưới nhau được vài năm, thì bà ấy có mang tao. Nên gỡ bỏ ngải tình cho luôn, bấy giờ bố tao được tỉnh táo, nhưng do bị bỏ ngải nhiều năm, đầu óc cứ mụ mị đi, không nhớ gì cả. Quê ở đâu, ổng còn không nhớ nữa…

-Rồi sao nữa? Họ còn sống với nhau không?

-Còn, bao nhiêu năm chung sống như vậy, ông ấy còn đi đâu được nữa chứ? Do hoàn cảnh gia đình, nên tao sớm được tiếp xúc với ngải. Mẹ tao hồi ấy còn dạy cho tao về ngải…”con gái thì phải biết lấy ngón ngải, mày sống mới yên, người ta mới không dám làm gì mày”. Ngải có nhiều lắm, muôn hình vạn trạng, để hiểu về ngải, người ta phải bỏ ra cả chục năm tìm hiểu, nghiên cứu.


Bà gằn dọng, trán nhăn lại. cố nhớ về những loại ngải mình từng trồng:

-Già đình tao hồi đấy nuôi nhiều ngải lắm. Họ hàng bên ngoại tao là người dân tộc, đa phần đều nuôi con ngải trong nhà. Từ Xuyên Xà ngải, ngải miên, ngải thổ…cho tới cả những loài ngải hiếm như ngải Miến Điện. Duy có một loại ngải mà tao cũng chưa được thấy bao giờ, đó là Ấn Huyết ngải. tao không biết con ngải ấy bị thất truyền chưa, nhưng Việt Nam chắc không ai đủ khả năng nuôi nó.

Trời bấy giờ đã sụp tối, tôi không nhìn đồng hồ, nhưng áng chừng cũng phải 7-8h rồi. Bà băm nhìn có vẻ mệt mỏi, nằm xuống chiếc võng, chân đẩy nhẹ đung đưa. Bấy giờ tôi mới có dịp nhìn kĩ bà băm, mặt bà nhìn khắc khổ, và đượm chất nông dân.


-Ngải nghe có vẻ nguy hiểm, nhưng thực ra nó được trồng phổ biến lắm. Mấy cây thân thảo, mọc thành khóm trong vườn nhà, dưới rễ có củ đa phần đều là cây ngải. Nhưng những loại ngải ấy không hại người được…Những loại ngải hại người thường mọc sâu trong rừng, những nơi mà âm khí tích tụ nhiều, những mảnh đất không thuận tự nhiên, những nơi tụ vong cũng thường có ngải mọc.

-Thế hồi ấy, bà trồng ngải thế nào – thằng Hoàng tò mò hỏi.

-Hồi đấy à? Hồi đấy tao phải mất cả năm tìm hiểu, được mẹ tao chỉ bảo tận tình về ngải mới dám đi tìm ngải.

Bà bồi hồi nhớ lại quá khứ, nhớ lại nỗi kinh hoàng lần đầu tiên đi thỉnh ngãi.

-Mẹ tao lúc bấy giờ biết trong rừng có một chỗ, ngải mọc rất nhiều, thành những bụi lớn. Tao phải đi vào rừng suốt nửa ngày mới tìm được chỗ ấy. Bao lần suýt bị thú hoang vồ chết…mà trên người không một tấc sắt.

-Sao bà không mang theo nỏ, dao mà phòng thân?

-Tại mày không biết, chứ đi thỉnh ngải thì không được đem theo bất cứ vật gì bằng kim loại trong người cả. Chỉ được mang theo một cái giỏ gỗ, tre, hoặc rơm để đựng ngải thôi. Hôm tao đứng trước đám ngải, tao không dám tin vào mắt mình: một bộ xương trắng nằm giữa bãi ngải. Tao không biết là người đi rừng vô tình chết ở đây, tụ âm khí nên ngải mọc. Hay là ngải đã giết chết người này, và hút hết xác thịt nữa…xung quoanh chỗ đám ngải mọc, không có lấy một con thú bén mảng lại gần.


Bà băm rùng mình khi nhớ về lần đầu thỉnh ngải…

-Tao lựa một cây ngải vừa vừa, nhổ lên cho vào giỏ rơm. Chỉ một lúc sau, tất cả các cây ngải khác trong khu ấy cứ héo dần, héo dần…Rồi thúi ra luôn.


-Thỉnh ngải cũng như đặt cược tính mạng vậy, những ai muốn có ngải hiếm, ngải mạnh. Phải bỏ ra rất nhiều công sức, có người còn bỏ mạng giữa rừng vì ngải không “chịu” chủ. Tao dùng ngải để cứu người, nhưng cũng phải trả cái giá rất đắt. Thằng con trai duy nhất của tao……

Rồi bà chợt liếc lên đồng hồ, đã 10h tối:

-Thôi, tao phải đi. Tao phải hoàn thành xong một việc trong đêm nay. Tụi mày ở nhà, trông chừng thằng kia cho kĩ. Cứ 2 tiếng thì tụi mày giã nát cái túm lá trên bàn kia, rồi hòa nước cho nó uống một lần. Uống xong nó có ói ra cái gì thì cũng đừng có hoảng, rạng sáng mai là tao về thôi.


Bà băm lụi cụi xách chiếu giỏ vải lên lưng, bước ra khỏi cửa, không quên với lại dặn dò:

-Cấm 2 đứa mày vào căn phòng trong, cũng không được bước vào mảnh vườn sau nhà. – mặt bà đầy vẻ hăm dọa, và dù bà không hăm dọa, chúng tôi cũng không dám dại dột mà bước vào đấy.


Sau khi bà băm bỏ vào rừng, tôi và Hoàng chỉ biết ngồi lặng im nhìn nhau. Nỗi sợ khiến chúng tôi không dám bước ra khỏi nhà. Đến tận bây giờ, tôi mới có dịp nhìn kĩ ngôi nhà đơn sơ của bà: nhà chỉ có hai gian, gian sau thì được khép lại bằng cánh cửa gỗ.


Gian trước chỉ có một cái bàn thờ nhỏ như bàn thờ ông địa, nhưng không thờ bất cứ ai cả, mà chỉ có một chậu sành nhỏ, được tráng men rất đẹp. Cái chậu sành nhìn khá cũ, lớp men cũng hơi phai, nhưng tôi vẫn có thể nhận ra những hoa văn kì quái được vẽ trên đó.


Phía dưới chậu, có vẽ hình một con rắn nhe nanh nhìn muốn nổi gai óc. Trong chậu có trồng một bụi cây, nhìn giống như cây hành, nhưng lá bóng hơn, những gân lá thì….đỏ tươi như màu máu. Giống như những lá cây đang hút từng ngụm máu lên từ đất. Theo những gì tôi biết, thì chắc chắn đó là cây ngải…


Bất ngờ lúc đó, tôi nghe thấy tiếng lịch kịch phát ra từ sau nhà, cộng với tiếng gió bất ngờ thổi réo lên, nghe như là ai đó đang…huýt sáo. Một lúc sau, tiếng một đứa bé cứ âm ỉ đằng sau vườn. Tôi và Hoàng nhìn nhau, trân người ra không biết phải làm gì. Với cái tính liều lĩnh của mình, Hoàng chạy ngay ra cửa:

-Để tao ra sau coi xem thế nào.


Sợ rằng đó là do ngải của bà băm trồng phát ra, để dụ dỗ người thường. Tôi vội vàng ngăn Hoàng:

-Không được, lần này nghe lời tao. Những thứ này đều không nằm trong tầm hiểu biết của tao và mày, đừng liều lĩnh. Mày không nhớ lời bà băm à?

Hoàng không nghe, mở đèn pin điện thoại lên, rồi chạy ra sau vườn. Tôi lo lắng cho Hoàng, tuy sợ hãi đến tột độ, tôi vẫn cố gắng chạy theo giúp bạn mình...Mắt phải nháy liên tục. Tôi biết là sẽ có chuyện chẳng lành…
Tôi loay hoay bật đèn pin của điện thoại lên. Chân tay cứ rối tung vào nhau, phải đến chục giây sau mới định thần được.

Chạy vội ra sau vườn, tôi thấy Hoàng đang đứng im, mặt đờ ra không nói gì, cũng không mảy may cử động. Nó cứ nhìn chăm chăm vào một cái cây…Đảo mắt nhìn, thấy Hoàng hoàn toàn không bị thương hay gì, tôi mới chiếu theo ánh mắt của Hoàng, nhìn vế phía cái cây.

Tôi sững người, một cái cây hoàn toàn bình thường, cao hơn đầu người một chút.

Ánh đèn từ điện thoại của Hoàng chiếu thẳng lên tán lá phía trên cây. Tôi mới chợt nhận ra một điều hoàn toàn khác thường: trời không mảy may có chút gió nào, ấy thế mà những tán lá trên cây vẫn rung liên tục như đang có một cơn gió mạnh thổi vào, những chiếc lá dài réo lên, cứa vào khoảng không tạo ra những tiếng như có ai đó đang huýt sáo.


Tôi cũng đứng trân người, và hiểu lý do vì sao mà Hoàng chết sững như vậy.

-Ghê quá, tao với mày vào nhà mau. Kệ nó đi.

Hoàng quay qua tôi, mặt có vẻ đã bớt sợ:

-Tao…..tao thấy khiếp đảm nơi này quá.

Lần đầu tiên tôi thấy Hoàng thốt ra những lời như thế. Trong ba thằng chúng tôi, Đức to cao nhất. Nhưng Hoàng mới lại là người gan lì nhất. Nó vốn không biết sợ ma quỉ là gì, trộm cướp thì nó càng không sợ. Từ hồi chơi với nhau, chỉ có vài lần nó tỏ ra kinh hãi như thế này.


Tôi chiếu đèn về phía nó, chợt nhận ra nó đang đứng trong vườn sau của bà băm, mặt tôi tái nhợt khi thấy máu chảy dài trên bắp vế chân trái của nó:

-Chân mày bị sao vậy? – Tôi vội vàng dìu nó vào trong nhà bà băm.

-Tao không biết, nãy chạy vào đây, tự dưng tao thấy lạnh lạnh ở bắp chân. Nhưng không thấy đau – mặt nó cũng xanh lét đi.


Tôi dìu nó ngồi lên gi.ường cạnh thằng Đức. Chân nó không ngừng run lên bần bật, máu vẫn chảy ra. Tôi lấy cái khăn sạch trong ba lô cầm máu cho nó, may mắn là vết cắt không sâu, nhưng cũng cắt qua lớp da bắp chân.

Nhưng quái lạ, máu từ chỗ vết cắt đấy cứ chảy ra liên tục. Máu không đặc mà trái lại còn rất loãng, giống như một loại nước màu đỏ rỉ ra từ chổ vết thương. Bốc mùi tanh khắp phòng…


Tôi thắp thêm cây đèn dầu trên bàn, cố gắng lục tung khắp nhà xem bà băm có bông băng hay không. Rồi tôi chợt thấy một mẩu giấy được cái đồng hồ chặn lên:

“nếu ra vườn sau, có bị thương thì lấy cái này, xé nhỏ ra rồi bôi vào là nó ngưng chảy máu”

Bên cạnh là một nhúm thuốc lào của bà băm. Tôi vội làm theo, xé nhỏ mớ thuốc lào ra rồi đắp lên vết thương cho thằng Hoàng:

-Không thấy đau mày ạ. Quái lạ thật
-Tao không biết, nhưng nhìn thấy ghê quá

Quả thật đắp chỗ thuốc lào vào, chỉ một lúc sau là máu ngưng chảy. Phải chăng bà băm đã liệu trước được rằng chúng tôi sẽ vào vườn sau?

Mùi thuốc lào tỏa khắp phòng. 5 phút sau, thằng Hoàng bắt đầu chóng mặt, mắt mờ đi. Tôi biết là nó bị phê thuốc lào, nên đặt nó xuống nằm cạnh thằng Đức.

Kim đồng hồ nhích dần về 12h. Tôi mới nhớ tới lời dặn “cho Đức uống thuốc” của bà băm. Tại sao bà băm bảo “thấy nó ói ra cái gì thì cũng đừng có hoảng?”. vậy thằng Đức sẽ ói ra cái gì?
 
Chương 8
Nắm bó lá thuốc trên tay, tôi bắt đầu giã nhuyễn ra. Hóa ra đây là cái mà bà băm dùng để chà lên người thằng Đức hồi chiều. Nhìn hơi giống cây râm bụt? nhưng thân thì lại gai góc lởm chởm.


-Thế thì pha cho Đức uống, nó rách họng thì sao nhỉ? – tôi lẩm bẩm một mình.

Ráng giã cái thứ thật nguyễn, để không làm Đức chảy máu. Rồi đổ tất cả vào ly nước trắng, tôi lay Đức dậy:

-Mày dậy uống chút thuốc này. Uống xong sẽ khỏe ra ngay…


Tôi dìu Đức ngồi dậy. Bây giờ đã là 1h sáng, thời gian trôi qua chậm đến lạnh người. Chỉ chưa đến 1 ngày ở nhà bà băm, mà tôi cảm giác như cả tuần lễ mới trôi qua. Đức mặt mệt mỏi, nó bớt xanh xao nhưng trông vẫn rất yếu.

-Mấy giờ rồi? Tao mê man lâu chưa?

-Giờ chắc cũng phải 1h sáng rồi. – tôi lấy khăn ướt lau người cho Đức, mấy vết bầm gần như đã mất hẳn, da dẻ nó trông cũng hồng hào hơn. Đã lâu rồi nó không tỉnh táo như thế này.

-Bà băm ấy nói sao? Tao còn sống được bao lâu nữa hở Long? Coi tao là anh em thì đừng giấu tao nữa – nó nhìn qua thằng Hoàng đang nằm cạnh – thằng Hoàng mệt lắm à? Phiền tụi bay quá, sao không để tao chết quách đi.

Tôi gằng giọng, tỏ vẻ không hài lòng với Đức:

-Mày thôi đi. Mày coi tụi tao là gì? Bao lần mày đem cả mạng sống ra cứu tao, lúc đấy tao ngăn, mày có nghe không? Còn coi tụi tao là anh em, thì đừng nói những lời như thế nữa. – mắt tôi đã bắt đầu ươn ướt, giữa rừng thiêng núi dữ thế này, chỉ có 3 thằng bạn với nhau thì còn cố gắng kìm nén làm chi nữa?

Đức vòng tay ôm vai tôi, quả thật đời người mấy khi gặp được bạn tri kỉ? Thử hỏi giữa cuộc sống Sài Gòn xô bồ tấp nập kia, có bao nhiều thằng bạn sẵn sàng sống chết vì nhau?

-Từ lâu tao đã coi tụi mày như anh em ruột thịt, có xả chút sức yếu còn lại này mà giúp gì được cho tụi bay tao cũng sẵn lòng. Bây giờ mạng tao như đường tơ, kẻ chỉ. Tao biết mình dù có được bà băm cứu cũng không sống được là bao. Cái “thứ” ấy nó ăn vào tới gan, tới phổi, tới lá lách tao rồi…có chi mà sợ nữa? Mong những phút cuối đời, tao có 2 thằng như mày ở bên là thấy vui rồi. – mắt nó cũng ươn ướt, lần đầu tiên tôi thấy Đức khóc. Nó và Hoàng rắng rỏi lắm.


Hoàng đã bớt say thuốc, tỉnh dậy, ngồi dựa lưng vào tường. Nó xoa xoa chỗ vết thương vừa được băng bó, suýt xoa:

-Tự dưng rát quá. Tao đang đau gần chết, mà tụi mày còn ngồi đó mít ướt như con gái

Tôi quay qua, thấy Hoàng đang đặt tay lên vai Đức, mắt nó cũng rơm rớm:

-Cuộc sống này tao có 2 thằng tụi mày làm tri kỉ, dù tụi bay có ra sao. Có đi cùng trời cuối đất, tao cũng không bao giờ ngoảnh mặt làm ngơ.

Ba thằng lặng yên, ngồi đấy nghe những âm thanh của núi rừng. Những tiếng huýt sáo từ sau vườn vẫn rít qua khe cửa, tiếng sói lâu lâu vẫn tru lên từng hồi. Nhưng tôi không còn thấy sợ nữa, tôi đã có cái tình bằng hữu sâu đặm kề bên.

-Mà thôi, không tào lao nữa. Bà băm có dặn cho mày uống cái này – tôi đưa ly nước cho Đức – mày uống hết đi, xem có thấy khá hơn không.

Đức nặng nhọc cầm ly nước xanh đục, đưa lên miệng uống. 1 phút, 2 phút…rồi 5 phút trôi qua. Nó vẫn không thấy có gì lạ cả…

Chẳng lẽ bà băm nói sai? Tôi và Hoàng kê lại cái chiếu cói, rồi đặt Đức nằm xuống lại. Nó từ từ nhắm mắt, rồi ngủ thiếp đi.

Hai đứa nhìn nhau, cảm giác lo lắng tan đi. Thằng Đức sẽ không sao cả…

Bỗng thằng Đức co giật rất mạnh, mặt nó đỏ bừng lên như uống phải rựu. Tay không ngừng móc họng, và cố gắng nôn ra thứ gì đó…Hoàng vội vàng vỗ liên tục lên lưng Đức để giúp no nôn ra. Phải mất gần 1 phút, Đức mới nôn ra khỏi miệng được cái “thứ đó”.

Tôi và Hoàng đứng sững người nhìn nhau, tay che lấy miệng để không phát mửa vì cái “thứ đó”

Trước mặt tôi và Hoàng là một bãi bầy nhầy, lúc nhúc rất nhiều những con…giun trắng bóc, bò loạy ngoạy trong cái đám dịch đen sì.

Mùi ô uế giống như mùi lục phủ ngũ tạng bị thối nát xộc vào mũi, khiến tôi chỉ muốn nôn tất cả những gì đã ăn trong bụng ra.

Không gim băng, không tóc tai, không dao lam, cũng không có đinh như trong các bộ phim truyền hình về ngải. Giữa cái đồng bầy nhầy đó là một tờ giấy mỏng màu vàng.


Đức mặt tái nhợt, với lấy ly nước trắng súc miệng, rồi nằm vật ra gi.ường. Thằng Hoàng lúc này mới cất lời:

-Mày có làm sao không? Thấy trong người thế nào rồi?

-Tao thấy khá hơn rồi, không còn thấy mấy “con đấy” cắn ruột, cắn gan tao nữa...Đau lắm.

Hoàng nhìn đống bầy nhầy, rồi nhìn tôi, hỏi:

-Thế mấy cái bã lá nãy nó uống vào bụng đâu? Sao không thấy nôn ra?

-Tao không biết! tao đâu phải bà băm.

Tôi lượm một cái que nhỏ trước hiên nhà, bới cái lũ giò bọ ấy ra. Chúng dài cỡ 2 đốt tay trỏ, thân trắng đục, đầu đen sì lì như than:

-Mày nhìn nè, đầu tụi nó có hai cái răng!

Hoàng chạy lại, gián mắt vào cái lũ trùng đang bò lóc nhóc ấy. Nó bịt chặt mũi, mặc dù cái mùi ô uế ấy đã tan bớt đi từ lâu.

-Ừh, nhìn khiếp quá, thế mà cái lũ bác sĩ nó khám đủ kiểu không phát hiện. Nhà thằng Đức phải tốn bao nhiều tiền cho chúng nó, vậy mà…Khốn thật, có ngày tao đốt cái bệnh viện chúng nó. – mặt Hoàng lộ rõ vẻ tức giận, nó gan lì, nhưng cũng hay để bụng mấy chuyện thế này lắm.


-Thôi đi, thằng Đức nôn ra được là mừng rồi. Chắc hồi chiều bà băm nói là cái này đây – Tôi lấy que, vạch tấm giấy vàng vàng ra cho Hoàng coi, mắt nó mở to kinh ngạc.

-Trời, ai vẽ thứ này mà kinh khủng thế?

Giữa đống bầy nhầy, tấm giấy hiện rõ chân dung của mình là một lá bùa. Đủ thứ chữ xầm bà lằng trên đó, nét chữ nghuệc ngoạc như của người Thái.

ở giữa tấm bùa, là hình một người nằm ngửa. Tuy vẽ không rõ, nhưng tôi cũng có thể nhận ra….người đó bị moi hết lục phủ ngũ tạng ra ngoài.

Mắt không ngừng săm soi tấm bùa, tôi đã hiểu tại sao bà băm lại bảo chúng tôi đừng có hoảng. Bởi vì mục địch của kẻ ám ngải Đức đả rõ mồn một: hành hạ Đức cho tới chết, phá hủy cơ thể Đức từ bên trong.


Tôi thấy lợm giọng, nghĩ tới cái cảm giác sống mà vẫn cảm nhận thấy những thứ kinh khủng ấy ăn dần ăn mòn cơ thể mình, mà không chết ngay. Nỗi đau đến tận xương tủy, cái con người ấy thật đáng ghê tởm.

-Tao sẽ moi ruột thằng đó ra, tao sẽ ăn tim nó trong lúc nó sống. Thằng chó đó, nó hành hạ bạn tao thế này đây. – Hoàng mặt đỏ bừng.


-Thôi, ói ra được vậy là ổn rồi. mày cũng đi ngủ đi, tao cũng thấy hơi mệt. – Tôi nhìn lên đồng hồ, đã gần 3h sáng, thời gian cứ trôi như tên bay, từ giờ tới lúc bà băm về vẫn còn lâu lắm, biết còn có chuyện gì xảy ra phía trước?

4h sáng, Hoàng và Đức nằm ngủ ngon lành trên gi.ường của bà băm. Lông mày của thằng Hoàng đã dãn ra, nó không còn cái vẻ nhíu mày khó chịu nữa. Tạm quên đi nỗi lo âu mà nghỉ ngơi, vì sáng sớm mai sẽ lại là một ngày…rất dài.


Riêng tôi vẫn chưa ngủ được, cái cảm giác bị biệt lập giữa cảnh rừng núi hoang sơ này làm tôi bất an.

Dù tôi biết bà băm có nuôi ngải trong nhà, nên chắc chắn sẽ không có con thú hoang, hay bất cứ ai có thể làm hại chúng tôi, chỉ trừ…chính những con ngải?


Cái sự cảnh giác của một thằng nhát đít khiến tôi cứ trằn trọc mãi. Trong ba thằng, tôi hơi nhu nhược hơn tụi nó, cũng không gan góc và lì lợm như Hoàng và Đức, nhưng tôi biết những lúc thế này. Thì cái bản tính điềm tĩnh, suy nghĩ trước khi làm của tôi sẽ có thể cứu mạng cả ba thằng.


Tôi nằm trên võng, nhìn kĩ lại ngôi nhà của bà băm qua ánh đèn dầu le lói. Đã gần sáng rồi mà sao trời ngoài kia tối thế? Cánh cửa ra vào khép hờ…rồi ánh mắt tôi dừng lại trước cửa buồng gian trong, tôi thắc mắc trong đấy có chứa những gì?


Nhớ lại lời anh Trần từng kể, tôi biết là căn phòng ấy ít nhất là có chứa con ngải, là nơi nuôi ngải của bà băm. Cái bản tính tò mò trỗi dậy, tôi muốn xem hình thù con ngải, nó trông như thế nào? Nó có…ăn không nhỉ? Người ta bảo ngải ăn thịt, ăn trứng, có phải thật?


Sự tò mò ấy lướt qua đầu tôi, rồi vụt tắt khi cảm nhận thấy sự nguy hiểm đang đe dọa. Cánh cửa phòng trong vẫn đóng kín, nhưng lại vọng ra một tiếng lịch kịch, như có ai đó đang di chuyển đồ đạc.

Trời sáng trên vùng núi lạnh thấu xương, răng hàm tôi cũng va đạp vào nhau liên tục. Tôi tự trấn an mình: “phải bình tĩnh, đừng hành động dại dột nếu muốn sống”…


Từ đó đến khi trời sáng, tiếng lịch kịch vẫn không ngừng vọng ra. Nhưng tôi thì đã ngủ thiếp đi lúc nào không hay…mặc cho có chuyện gì xảy ra.

Tôi dãy dụa trong giấc mơ khi vừa chợp mắt, “bùa, ngải, ma, quỷ…” tất cả những thứ ấy ám lấy tôi suốt những ngày qua, và cả trong giấc mơ cũng không từ bỏ.

Tôi mơ thấy Hoàng cũng bị những con ngải ám vào người, cắn đứt từng quả tim, quả thận, trong khi mắt vẫn mở, và đầu óc vẫn tỉnh táo để nhận ra…mình đang dần dần chết đi.

Rồi tôi và Hoàng bừng tỉnh vì ánh sáng ban ngày chiếu vào phòng. Tôi mở mắt ra, cố gắng căng mắt nhìn về phía cửa nhà. Bà băm đã về…

-Hai thằng kia dậy mau. Thằng nào hôm qua ra vườn sau? Nói!


Tiếng bà băm sắc lạnh đến đáng sợ. Lần đầu tiêng trong 2 ngày qua, tôi cảm thấy giọng bà tràn ngập sự bực tức. Bà quát vào mặt chúng tôi, như uy hiếp sẽ giết từng thằng nếu không mau thú tội:

-Nói mau! Hai thằng mày bước ra đây, lẹ!

Tôi bình tĩnh xỏ đôi dép lào vào, chậm rãi cùng thằng Hoàng bước ra cửa nhà cùng bà băm. Tôi biết sẽ có chuyện chẳng lành…

Tôi rảo bước theo sau bà băm đi ra sau vườn. Trời lúc này đã sáng trưng, những ánh năng gắt bắt đầu chiếu thẳng xuống, hun nóng không khí đến ngột ngạt. Bà băm hùng hổ bước đi, bỏ lại hai thằng chúng tôi lững thững theo sau, rón rén từng bước một.

Tới vườn sau, bà băm dừng lại. Chỉ về phía vườn rồi nhìn tụi tôi:

-Chúng mày nhìn đi, hai đứa mày đã gây ra tội nặng rồi

Tôi nhìn theo hướng bà chỉ: một bụi ngải nhỏ, nhìn khá giống với bụi ngải bà băm để ở bàn thờ đã bị dẫm nát một góc. Chỗ đất phía dưới bụi ngải biến thành màu đỏ đô, khác hẳn với màu đất xám xung quoanh.

-Chúng mày phạm phải tội với ngải rồi. Tao đã dặn kĩ là đừng ra sau vườn, thế mà chúng mày không nghe! Thôi thì đã là số mệnh, tao cứ để cho tụi mày tự chịu lấy. Ngải có vật thì mày mất vong, mà ngải tha thì coi như là cái số. Còn thằng kia bị ngải ếm, tao đã hứa là sẽ giúp, nên sẽ giúp tới cùng.

Bà băm lắc đầu. tỏ ra thất vọng vì những hành động ngu xuẩn của chúng tôi. Bấy giờ, Hoàng đứng sau tôi, bỗng ngồi sụp xuống:

-Con xin lỗi, tất cả là do con…Con đã nhẵm lên ngải, con xin chịu. Long không liên quan tới chuyện này, nó chưa đi vào vườn sau lần nào cả.

Mặt bà băm đăm chiêu nhìn Hoàng, nó đã nhận lỗi:

-Nếu chỉ có mày bước vào vườn, thì sẽ chỉ có một mình mày phải chịu tội. Tao cũng thương cái tình nghĩa anh em chúng mày, không ruột rà máu mủ mà dám bước đến vùng đất này để cứu bạn. Ngải sẽ vật mày, tao đành đứng ngoài không cứu.

Bà nhìn về chỗ cây ngải:

-Nó chính là con ngải đầu tiên tao nuôi. Con ngải mà tao đã kể cho chúng mày nghe hôm qua, bao nhiêu tâm huyết một thời của tao từng dồn vào nó. Nó chính là…

Rồi bà ngập ngừng, có lẽ không muốn chúng tôi biết quá nhiều:

-Tạm quên chuyện này đi. Đi vào nhà! Số phận mày sẽ được ngải quyết định bằng lễ

Tôi nhấp nhổm mừng, ít ra thì bà băm cũng không quá tuyệt tình với hai đứa tôi. Ba người bước vào nhà, thằng Đức vẫn nằm đấy, nó vẫn chưa dậy.
Bà băm đến bây giờ mới có vẻ nguôi giận, trở lại với vẻ lụm khụm vốn có của mình.

Tôi và Hoàng ngồi lên gi.ường, hai đứa vẫn im lặng chưa dám nói gì, chỉ sợ bà sẽ lại nổi cơn mà không cứu Đức nữa. Bà băm bước vào buồng trong, khép cửa lại, không quên liếc nhìn hai đứa tôi bằng ánh mắt đe dọa như kiểu “hên là chúng mày không vào lẻn vào gian trong, bước vào đi rồi chết”.

-Chắc không sao đâu Hoàng. Bà băm chỉ nói vậy thôi chứ bả hiền lắm.

Từ trong gian trong, tiếng bà băm vọng ra:

-Nó đã giẫm nát tâm huyết của tao đấy! – tiếng bà đanh thép, vẫn chứa đầy nỗi phẫn nộ.

-Thôi kệ, phải cứu Đức đã. Tao không sợ cái thứ đó đâu.

Tôi lôi trong ba lô ra mấy cái bánh mì sandwich, và mấy cái phô mai. Chắc cũng phải 10-11h rồi, chúng tôi phải ăn trưa đã, như thói quen, tôi rút điện thoại ra xem giờ:

-Chết, điện thoại của tao hết sạch pin rồi. Qua giờ mất sóng, tao vẫn chưa liên lạc được với mẹ thằng Đức cũng như anh Trần nữa.

-Điện thoại tao cũng hết pin từ tối qua rồi. Ẩu quá, đây lại không có điện mà sạc. Để tao xem thằng Đức có để điện thoại trong túi không.

Tôi quay qua nhìn đồng hồ trên bàn của bà băm, đã 12h trưa, bà băm làm gì mà trưa nào cũng lịch kịch ở gian trong mà không ra ngoài? Bụng bỗng nhiên sủi cồn cào, từ hôm qua tới giờ, ba thằng chúng tôi toàn ăn sandwich với phô mai mang theo trong ba lô.

Rồi tôi chợt cảm nhận có điều gì đó khác thường về bà băm, tôi cố gắng nói thật khẽ, chỉ vừa đủ để Hoàng có thể nghe thấy:

-Sao hôm nào, bà băm cũng ở gian trong cả buổi vậy? Bả làm cái gì trong đó?

-Tao không biết, đừng hỏi tao. Mày hỏi bà băm ý – Hoàng cũng cố gắng nói khẽ hết mức có thể, cái bộ não chậm chạp của nó cũng đã hiểu ra một điều: đừng nói những điều vớ vẩn mà để cho bà băm nghe được, sẽ chẳng có kết quả tốt đẹp cho mấy đứa tôi. Dẫu sao thì chúng tôi hoàn toàn chưa biết gì về bà băm cả.

-Còn một điều nữa, tao hơi thắc mắc…

Tôi kéo Hoàng ra ngoài cửa, tránh để bà băm nghe thấy:

-Tại sao…không bao giờ thấy bà băm……ăn?

Bấy giờ, Hoàng lia mắt vào cánh cửa phòng trong đang khép kín. Cánh cửa vẫn khép chặt, im lìm đến đáng sợ. Hàng loạt giả thuyết được đặt ra trong đầu tôi. Tại sao tất cả những người xuất hiện trong hai ngày nay, đều mang một vẻ bí ẩn đến kì lạ?

Đầu tiên là anh Trần, một con người tử tế, lịch thiệp. Nhưng chỉ xuất hiện duy nhất một lần. Với cái dáng vẻ bí ẩn đằng sau khuôn mặt hiền lành ấy, rồi còn số mệnh anh ta, tại sao bà băm lại bảo đoản mệnh? Mặt u ám, xám xịt?

Rồi còn lão tài xế? Thực ra lão là người, hay…ma? Hình ảnh lão tài xế ngồi đó giữa đêm tối, bên cạnh chiếc xe tải móp đầu, kính vỡ vụn như vừa bị cây lớn đè lên cứ ám ảnh lấy tâm trí tôi. Bản tin ngày hôm ấy là thế nào? Nơi mà họ nhắc tới trong bản tin Bình Thuận có phải là chỗ ba đứa tôi đã dừng chân? Và nếu lão là người, thì tại sao cây lớn đè nát đầu xe mà lão vẫn sống? Tại sao lão biến mất cùng với chiếc xe tải mà không một dấu vết?

Cái mớ thông tin lộn xộn ấy cứ quay mòng mòng trong đầu tôi. Tôi sợ, Hoàng cũng sợ. Chúng tôi đang đối mặt với cái thế giới kinh khủng mà trước đây chưa từng biết đến. Chúng tôi chỉ biết dựa dẫm vào bà băm, một người xa lạ không hơn không kém, mà chỉ vừa mới hôm qua còn chửi bới, đuổi chúng tôi ra ngoài.

Chúng tôi cứ ngỡ sẽ được cứu, cứ ngỡ Đức sẽ không sao, cứ ngỡ bà băm chỉ là một bà già nuôi ngải hiền lành bình thường. Nhưng bây giờ lại vô tình phát hiện ra những điều rất lạ từ bà ấy. Tôi băn khoăn, không biết mình đã sáng suốt khi liên lạc với anh Trần, và đưa hai thằng bạn tới nơi rừng núi nguy hiểm như thế này.

Tôi cố gắng trấn an Hoàng, chính lúc này đây, cái đầu óc điềm tĩnh của tôi lại đang tỏ ra có ích hơn cái đầu nôn nóng, vội vàng của Hoàng:

-À mà tao nhớ rồi, anh Trần có nói với tao mà tao quên mất. Người nuôi ngải có thể nhịn đói cả tháng trời mà không sao – tôi đành bịa ra cái lý do hết sức vô lý – tao với mày giờ chỉ biết hy vọng vào bà băm, đừng nghĩ lung tung nữa.

Thằng Hoàng mặt trầm ngâm, cái tính nó dễ tin người, nên chắc cũng tưởng những gì tôi nói là thật. Hai thằng lại trở vào gian trong, kiên nhẫn ngồi đợi từng tộng tĩnh của bà băm.

Đã 4h chiều, thằng Hoàng ngồi chống gối, dựa lưng vào tường ngủ quên lúc nào không hay. Còn tôi, không hiểu sao từ hôm qua tới giờ mới chợp mắt được vài tiếng, nhưng mắt cứ thao láo, tôi sợ.

Rồi tôi nghe tiếng lịch kịch phát ra từ gian trong, xé tan bầu không khí im lặng, u ám trong căn nhà. Bà băm mở hé cửa, chỉ đủ để lách người qua. Có lẽ bà không muốn tôi nhìn thấy những “thứ” chứa trong phòng. Bà nhanh chóng khép cánh cửa sau lưng lại, nhưng cũng kịp để tôi cảm nhận thấy một luồng gió lạnh từ gian trong thổi ra…nó có mùi tanh.

Bà tiến gần đến chỗ tôi đang ngồi, di ngón trỏ vào đầu tôi, nói:

-Mày là cái thằng biết nhiều nhất, liệu hồn! Khôn ngoan không phải lúc nào cũng tốt!

Bà chỉ nói thế rồi bước đến bàn thờ ngải, rút trong túi ra một bịch vải nhỏ nhỏ để lên trên.

-Gọi thằng kia dậy – bà chỉ về phía Hoàng, tôi chạy lại lay lay nó, trong bụng bắt đầu lo lắng vì thái độ của bà băm.

-Có chuyện gì ạ? Sao bà con chưa bắt đầu chữa cho thằng Đức nữa, đợi cả hai ngày rồi còn gì – thằng Hoàng mơ mơ màng màng, gắt.

Bà băm lườm, rõ ràng thái độ và hành động của Hoàng từ hôm qua đến giờ đang làm bà băm phật ý:

-Mày qua đây ngồi – tôi kéo thằng Hoàng lại gần chỗ bà băm – có chuyện gì? Bà nói luôn đi!

-6h tối nay, tao sẽ bắt đầu chữa cho thằng Hoàng, việc chữa cho nó sẽ kéo dài khoảng 1-2 tiếng. Giờ còn sớm, hai đứa mày ngồi đây nghe tao dặn dò. Đó là những thời khắc vô cùng quan trọng, nên tụi mày tuyệt nhiên phải nghe theo lời tao, không được làm sai một li.

Bà rút trong túi ra gói thuốc lào lá tre, rê rê, châm lửa rồi đặt lên môi:

-Cái giống ngải này nó nguy hiểm lắm. Để chữa trị cho nó, tao phải chuẩn bị suốt đêm hôm qua…

-Thế bà không ngủ sao? Sao cả đêm qua bà phải vào rừng vậy?

Bà chiếp miệng vài cái, rồi thở ra khói thuốc phì phò, ra vẻ đang ưu tư:

-Cái này liên quan tới tính mạng. Không những tính mạng tụi mày, mà còn có thể là cả tính mạng của tao. Thế nên, kể từ bây giờ, hai đứa mày nghe kĩ những gì tao nói đây......

-Tại sao không phải là chữa cho thằng Đức, mà lại là chữa cho tôi? – nó gắt lên, tránh nhìn vào mắt bà băm.

-Mày im lặng – tôi gằn giọng, liếc sang bà băm để dò xét thái độ – bà băm chắc phải có nguyên nhân của bả. Mày cứ bình tĩnh coi nào!

Bà băm không tỏ vẻ gì hết, vẫn ráng rít điếu thuốc trên môi đều đặn, tàn thuốc bị gió chiều từ ngoài cửa tộc vào, thổi bay về phía bàn thờ. Tôi bỗng cảm thấy bàn thờ ngải rung lên một cái rất nhẹ, chỉ một giây thôi, nhưng tôi biết là nó vừa chuyển động, giữa bàn thờ dường như có hiện ra.... Bà băm săm soi nhìn tôi:

-Thằng kia nín mồm vào, thấy gì thì cứ im lặng. – bà nói chỏng lỏng từng câu ngắn một – cái duyên, cái số cho người ta thấy những điều không nên thấy. Nhưng không phải cứ thấy được là hay. Tao thì tao tin vào duyên, mệnh, số con người lắm.

Hoàng chắc chắn không thấy những gì tôi vừa thấy, nó cứ ngỡ bà băm đang nói chuyện hôm qua tôi và Hoàng ra vườn sau, mặt vẫn tỉnh queo. Còn tôi thì mặt xám ngoét lại vì những lời bà băm nói:

-Con…con biết rồi.

-Thôi mày, chuyện hôm qua có gì đâu mà sợ. – nó quay qua bà băm – thôi bà cứu thằng Đức trước đi, chuyện tôi, tôi tự khắc giải quyết được. Hôm qua là tôi thấy thằng Long sợ, nên sợ theo vậy thôi. Chứ mấy thứ linh tinh này sao hù được tôi.

Bỗng dưng mặt bà băm đỏ lên, cái bàn thờ cũng rung lên như tức giận. Tôi xanh mặt, quay qua nhìn thằng Hoàng. Mặt nó vẫn tỉnh queo, chả lẽ nó không thấy gì? Bây giờ thì tôi đã hiểu những lời ban nãy bà băm nói, có lẽ tôi có duyên có số.

Bàn thờ ngừng rung, bà băm trở lại với vẻ điềm tĩnh của mình. Tôi thì vẫn thắc mắc, không hiểu sao nó lại rung lên như thế? Phải chăng, con ngải bà băm nuôi đang “tức giận” vì những lời của Hoàng? Tôi bắt đầu thấy những lời Hoàng nói đang gây hại cho chúng tôi:

-Mày im đi, từ bây giờ nói ít thôi.

Hoàng hiểu ý, mặt nó tiu ngỉu, biết những gì mình vừa lỡ miệng phụt ra là “dại”, nên im lặng không nói gì.

-Thôi, hai thằng mày im lặng. Tao nói rõ cho mà nghe, nhớ rõ những điều tao nói đấy.

Bà băm dúi điếu thuốc mới hút được phân nửa xuống đất, tiếng xì xèo nho nhỏ phát ra khi tàn thuốc nóng chạm vào nước dưới sàn.

-6h là thời khắc giao hòa của mặt trời và mặt trăng. Hôm nay, mặt trăng sẽ mọc sớm, lúc bấy tụi bay sẽ thấy có cả mặt trăng và mặt trời cùng một lúc. – bà băm nói như một người tiên tri – lúc ấy tao sẽ làm lễ hỏi tội cho mày. Số mạng mày sẽ được quyết định vào lúc ấy, là lễ đơn giản lắm. Mày sẽ đứng trước con ngải mày đã phạm, cầu xin bằng tất cả linh hồn của mày, hãy dùng linh hồn của mày cầu xin ngải và tung đồng xu này

Bà băm lấy ra một đồng xu nhìn rất kì quái từ phía sau bàn thờ, rồi đưa cho Hoàng.

-Đây, cái này! Nếu là mặt người, có nghĩa ngải tha. Nếu là mặt quỷ… -Bà dừng lại, lưỡng lự - nếu là mặt quỷ thì ngải sẽ bám theo mày, cướp thân xác của mày.Dần dần, mày sẽ chỉ còn lại là một cái vong, không nơi trú ẩn. Số phận mày ra sao, tùy thuộc vào ngải, tao sẽ không can dự dù kết quả thế nào. Chắc chỉ 10 phút thôi… - bà băm nhìn Hoàng, vẻ tội nghiệp – đây là trò chơi của số phận, là do mày tự chuốc lấy. Vì tội không nghe lời tao!

Bà băm nghiến răng, cố nhấn mạnh từ “nghe lời”. Hoàng nhăn mặt, nó vẫn chưa hiểu cái cảm giác vong hồn mình mất đi thân xác là như thế nào?

-Sau đấy tao sẽ bắt đầu chữa trị cho thằng kia. – bà nhìn thằng Đức, lắc đầu – tóc nó đã rụng hết rồi, nó cũng sẽ như em của thằng Trần thôi, chỉ là sớm hay muộn.

Tôi cảm giác mỗi lần bà băm nhắc tới cái tên “Trần”, bà lại trở về với bộ dạng hiền lành. Như một người “mẹ” nhắc tới con mình. Liệu anh Trần và bà băm có quan hệ như thế nào?

Bà băm lấy gói vải nhỏ trên bàn thờ ban nãy, đặt lên bàn và mở ra.

-Đây, tao đặt cược tính mạng vào cái này. – bà mở túi ra – một là tao sẽ cứu được bạn tụi bay, và cũng giữ được cái mạng già này. Hai là…Mà tao nhắc trước, nếu thành công thì bạn mày cũng chỉ sống thêm được vài tháng nữa, tùy vào thánh thần muốn nó sống được bao lâu.

Nhưng lời nói của bà băm chỉ như những tiếng ù ù bên tai tôi và Hoàng, hai đứa còn đang mải nhìn cái thứ đang lòi ra từ túi vải…

-Cái này là ngải hộ thân. Nói thẳng ra cho tụi mày biết, tao nuôi những loại ngải này trong rừng. Lấy âm khí tích tụ để nuôi, lấy nơi đất trũng để trồng. Tụi mày đừng dại mà vào rừng kiếm ngải, có ngày làm mồi cho…

Trời chẳng mấy mà sụp tối, đã 5h rồi. Bà băm mồi lửa, mở cây đèn dầu trên bàn lên. Ánh sáng đèn dầu le lói chiếu lên “ngải hộ thân”. Đó là một cái gì đó đen sì lì, giống như một mảnh than, bên ngoài được quấn nhiều dải vải nhỏ, sặc sỡ.

Phải căng mắt lắm, tôi mới nhận ra trên những dải vải là những kí tự loằng ngoằng như bùa chú. Rồi bà rút trong xếp giấy để trên bàn ra hai tờ giấy nhỏ hình chữ nhật:


-Còn cái này là bùa hộ thân. Lát nữa khi tao trị ngải, tụi mày giữ cái này trong người. Nhớ kĩ những điều này nếu tụi mày còn quý tính mạng: tuyệt đối im lặng, thở bằng miệng và hít vào bằng mũi. Dù có chuyện gì xảy ra cũng không cất tiếng…lo mà giữ tính mạng tụi mày, lần này tao sẽ phải đối phó với một thầy ngải cao tay. Không biết…


Bà băm dừng lại, cái tật nửa úp nửa mở của bả khiến tôi khó chịu. Tôi và Hoàng cầm lấy tấm bùa, dò xét thật kĩ trước khi nhét vào trong áo. Tấm bùa chỉ là một mảnh giấy nhỏ hình chữ nhật, ở giữa có những dòng chữ ngoằn ngoèo…tôi dí sát mũi vào ngửi, nó thơm. Giống như mùi tràm mà bà băm pha nước cho chúng tôi uống. Tôi vội vàng đút nó vào túi áo.

Chả mấy chốc mà đã 6h. Bà băm nhìn đồng hồ, giục:

-Ra sau vườn!

Tôi và Hoàng bước theo bà băm, bỏ lại Đức vẫn mê man nằm trên gi.ường. Tôi ngước lên, quả thật trên nền trời có cả mặt trăng mới nhú ra một phần, phía còn lại là mặt trời đỏ au như màu máu, vẫn dương dương chiếu những tia sáng cuối cùng.

Ra tới vườn sau, tôi và Hoàng chỉ dám đứng ngoài nhìn bà băm lại gần cây ngải bị dẫm nát một bên:

-Hai thằng mày vào đây, có tao thì không phải sợ!

Tôi chậm chạp bước vào. Hoàng nhìn xuống bắp chân vẫn băng bó, nó lần lừ một lúc rồi cũng bước vào theo.


-Lát nữa mày khấn thầm, xưng tên tuổi, tại sao tới nơi này. Và xin ngải tha thứ. Mày phải thật thành tâm, rồi tung động xu lên trời. Nếu đồng xu rớt xuống đất hiện lên mặt người thì coi như mày may mắn, còn nếu là mặt quỉ… - bà nhìn Hoàng với anh mắt tội nghiệp - Thôi, mày bắt đầu đi. Cứ coi như đây là một trò chơi may rủi mà mày đem cả tính mạng ra đặt cược.


Hoàng ngập ngừng cầm lấy đồng xu từ tay bà băm. Nó quỳ gối xuống trước cây ngải, lầm rầm khấn bái…Tôi không biêt chuyện gì xảy ra, nhưng gió bỗng thổi rào rào rồi nín bặt. Không gian nin lặng đến đáng sợ. Rồi cái thời khắc ấy cũng đến, Hoàng tung đồng xu lên trời.


Thời gian như ngừng trôi khi đồng xu quay liên tục trên không, tôi lầm rầm khấn vái sẽ không có chuyện gì xảy ra với Hoàng. Nó là người tốt, nó sẽ không sao. Rồi bỗng nhiên nó chụp lấy đồng xu đang rớt xuống. Tôi há mồm kinh ngạc:

-Mày làm cái gì vậy Hoàng? Mày điên rồi à?

Bà băm mặt vẫn điềm tĩnh, im lặng không nói gì. Như thể bà đã đoán trước được việc này vậy:

-Mày im đi. Tao tới đây là để cứu thằng Đức. Không phải để chơi mấy trò như thế này!

-Nhưng mày đã phạm…

-Không phạm gì cả. Chẳng qua nó cũng chỉ là một bụi cây mà thôi. Chẳng có gì hết. – nó nhìn bà băm – còn bà, mau mau cứu thằng Đức đi. Số mạng tôi, tôi không muốn ai quyết định cả

Tôi trân người, biết trước nay tính thằng Hoàng vẫn liều lĩnh, không thích bị người khác túm mũi. Nhưng tôi không ngờ nó lại làm vậy, đây là chuyện liên quan tới tính mạng cơ mà? Bấy giờ, bà băm mới cất tiếng:


-Tao biết mà, tao hiểu cảm giác của mày – gió bắt đầu thổi, phá tan sự im lặng. bà băm đưa tay cột lại búi tóc đằng sau – khi con người ta đứng trước ranh giới của sự sống và cái chết. khi mà tính mạng con người chỉ được quyết định trong một vài giây, thì chẳng ai lại muốn tính mạng mình được quyết định bởi sự may rủi cả.


Bà búi tóc xong, chậm rãi đi lại phía cây ngải. Hoàng cũng lùi ra xa, không dám đứng gần. Rồi bất ngờ, bà băm quay qua, hét thật lớn vào mặt tôi và Hoàng:

-Nhưng bây giờ cái thân xác ấy không phải do mày làm chủ nữa. Hiểu không? Hiểu không thằng khốn? Mày đã chọc giận ngải, mày phạm vào nơi ngải sống. Nó là tâm huyết cả đời của tao mày biết không? Nó là con tao….là con tao!


Mặt bà băm lúc này thực sự như một con quỷ. Tóc bà rũ rượi rớt ra khỏi chiếc cài, mắt bà mở thật to, trừng trừng lên như muốn ăn tươi nuốt sống hai đứa tôi. Tôi lạnh người, bà băm nói “nó” là con tao? Là ý gì?

-Bà cũng im đi, nhanh vào cứu bạn tôi. Ba chúng tôi lặn lội lên đây từ hôm qua, vậy mà đến giờ bà vẫn chưa….

Nó khựng lại khi bắt gặp ánh mắt sắc như dao của bà băm. Bà băm bây giờ trông không khác nào một…mụ phù thủy.

-Tao…tao đã giết con tao chỉ để có được huyết ngải, thằng con tuổi Dần trời đánh của tao. Vậy mà chúng mày…

Tôi và Hoàng bước lùi, nhận ra sự nguy hiểm của bà băm đang đứng trước mặt. Thì ra bộ xương trắng mà bà ta nói chính là xương của đứa con ấy. Bà ta giết con mình chỉ vì nó tuổi Dần, có thể tạo ra Huyết Nhân Ngãi ư? Cái con người ấy, con người mà chúng tôi tin tưởng giao phó tính mạng, lại chính là một con quỷ đội lốt người.

Dự cảm thấy điều không lành, tôi nắm chặt tay Hoàng. Nhưng không kịp, nó dằng ra, rồi xô mạnh bà băm xuống đất.

-Bà đi chết đi – vừa nói nó vừa vung chân dẫm nát cây ngải. – thì ra bà cũng chỉ là một con quỉ hút máu không hơn không kém!

Tôi bàng hoàng nhìn mọi thứ diễn ra. Nỗi sợ hãi vây kín lấy tâm trí, khiến tôi không nhấc chân lên nổi. Bà băm nằm rạp dưới đất, ánh mắt thù hằn nhìn chúng tôi, rồi nhìn cây ngải vừa bị dẫm nát. Bà gào rú lên như một con thú:

-Chúng mày sẽ phải trả giá vì những gì đã làm hôm nay! Ngay lúc này tao có thể giết tụi mày, tao có thể moi gan, ăn tim từng đứa một để trả thù cho “con” tao. Nhưng tao sẽ không làm vậy, không đáng để tao làm vậy…- bà băm dừng lại, cười kha khả như một mụ điên - Tao sẽ để nỗi sợ hãi dày vò tụi mày hằng đêm cho đến chết. Tao căm ghét lũ người Kinh chúng mày!

Mắt bà long lên sòng sọc, bà băm ôm lấy những lá ngải đã nát dưới đất. Màu xanh tươi của lá dần dần chuyển sang vàng úa, từ kẽ tay bà băm, những chất dịch màu đỏ tươi trong gân lá tuôn ra, ướt đẫm cả một vùng đất. Cứ thế, bà băm nằm đó...

Tôi và Hoàng biết sẽ chẳng còn gì để cứu Đức. Giọt nước mắt Hoàng lăn dài trên má, buông ra câu nói đến nghẹn lòng:

-Đi thôi, hãy để thằng Đức được sống những phút cuối cùng bên mẹ nó…

Tôi dọn tất cả đồ đạc vào ba lô. Bỗng bức tranh anh Trần vẽ bà băm rớt xuống đất, tấm kiếng khung tranh vỡ ra từng mảnh nhọn. Tôi còn trưa kịp định thần, thì cái đinh mười treo tranh cũng rớt xuống theo, cắm phập vào đúng giữa khuôn mặt bà băm trong hình.

-Mày nhìn nè Hoàng. – tôi chỉ vào dòng chữ diện ra phía sau khung gỗ. Cả Hai điếng người chết lặng. “Bà phải chết!”
Nhanh chóng gấp gọn bức tranh lại, rồi nhét vào ba lô, tôi không muốn ở lại nơi kinh khủng này thêm một giây nào nữa.
-Tạm quên chuyện này đi. Về!

Tôi vớ ba lô, vụt ra cửa. Hoàng cõng Đức lên lưng, xốc lại tinh thần, nó nói thầm bên tai Đức:
-Đức à. Tao xin lỗi…
Đức có lẽ đã tỉnh từ lâu vì tiếng thét của bà băm. Nó ngẩng đầu lên, cười ngờ ngệch, như cái lần đầu tiên ba chúng tôi gặp nhau trong quán net. Vẫn nụ cười ấy, cách đây bốn năm đã đưa số mệnh ba chúng tôi lại gần nhau, trở thành những thằng bạn chí cốt, coi nhau như máu mủ ruột rà. Và hôm nay, vẫn nụ cười ấy, báo hiệu cuộc chia ly “kẻ âm – người dương” của chúng tôi.

-Tụi mày đừng nghĩ cách cứu tao nữa. Hết rồi, hãy để những ngày tháng cuối đời của tao được thanh thản. Hãy đưa tao về nhà, tao muốn làm một việc cuối cùng cho mẹ tao. Cuộc đời này tao chưa báo hiếu được gì, nay lại phải để “người đầu trắng tiễn kẻ tóc đen” thế này, chắc tao sẽ hối hận lắm. – giọt nước mắt lại một lần nữa rơi trên má của Đức.

Cả ba im lặng, nhanh chóng về xe nhanh nhất có thể. Ba bóng người lững thững bước xuống núi, Hoàng ngoái lại. Xa xa, hình ảnh căn nhà bà băm dần chìm vào bóng tối. Nó vẫn chưa thấy bà băm đâu, cái con người kinh khủng ấy…Tôi thấy lợm giọng khi nghĩ về việc bà ta tự giết con mình. Thật là rùng rợn…

Rồi một tiếng hét lớn phát ra từ phía căn nhà, đó là giọng bà băm:
“Trần Xuân Đức…Mày phải trả giá vì những gì đã làm”

Tôi và Hoàng ngoái đầu lại, bà băm đứng đấy, tóc tai rũ rượi. Đằng sau bà, cả căn nhà gỗ nhìn như đang long lên sòng sọc vì căm tức.
-Sao bà ta biết cả họ lẫn tên của mày?

-Tao…tao đã từng gặp bả rồi! Tụi mày đừng hỏi nữa, hãy mau đưa tao về. Tao thấy mình yếu lắm rồi, không trụ được bao lâu nữa đâu…Chắc tao chỉ có thể sống vài ngày nữa, cái thứ ấy nó đã ăn tới tim tao rồi, đau lắm – Đức thều thào


 
Chương 9
Ba chúng tôi nhanh chóng xuống núi, vứt lại tất cả hồ nghi, thắc mắc và cả những bí ẩn lại căn nhà ấy. Chúng tôi chỉ nghĩ tới một việc “Phải nhanh chóng đưa Đức về gặp mẹ nó”.

Trời tĩnh lặng không một gợn gió, xe chúng tôi băng băng trên đường. Lướt qua mọi tiếng kêu hú kinh hãi vọng ra từ trong rừng…Hoàng chạy xe không biết mệt mỏi là gì, nó cứ chạy lái xe băng băng như một con thú, mắt mở to như đèn pha, sẵn sàng né mọi vật cản, cũng như các loài thú hoang băng ra từ hai bên đường.

Phải gần đến 1h sáng, chúng tôi mới về tới Biên Hòa, tôi ngồi sau xe, liên tục lau mồ hôi, và xốc lại tinh thần cho Đức. Nó yếu quá rồi…

Chiếc Camry băng băng vào hẻm, đậu ngay trước cửa nhà Đức. Mẹ nó ngồi đó, trước hiên nhà. Nét mặt âu lo của bà trở nên rạng rỡ khi thấy chúng tôi:

-Mấy đứa đã về…Bác lo quá. – Bác gái ôm chầm lấy cái dáng mảnh khảnh của Đức. – con về là tốt rồi!

Tôi và Hoàng nín lặng, dìu Đức vào nhà, đặt nó ngồi lên chiếc ghế gỗ dài. Căn phòng trống hoắc, mẹ Đức đã bán tất cả tài sản trong nhà để đưa Đức đi chữa trị. Đức thở hắt ra, nghe đến não lòng:

-Con về rồi, con không sao.
-Mẹ…mẹ biết mà, con mẹ sẽ không sao.

Chàng trai cao nhòng ngồi đấy, bỗng như hóa thành trẻ con trước mặt mẹ nó. Đức ôm chặt mẹ nó, bắt đầu khóc.

-Con…sẽ chết. Con sẽ không còn sống được lâu nữa đâu.

Bác Gái cũng ứa nước mắt, gương mặt của người mẹ sắp mất con ấy có lẽ tôi mãi mãi không thể quên được. Tôi và Hoàng ngồi đấy, trở thành hai diễn viên câm trong khung cảnh đau thương.

-Mẹ biết con bị bỏ ngải. Mẹ biết mà… -mẹ Đức ngậm ngùi – chỉ tại mẹ cố chấp

Tôi nín thinh, bất ngờ vì những điều bác vừa nói:

-….cậu con ngày xưa cũng chết vì ngải. Hồi ấy ông ngoại con cũng cố chấp như mẹ bây giờ, ông cấm không ai được mê tín mà đem cậu đi mấy ông thầy bùa, thầy ngải. Chính mẹ hồi ấy cũng đồng tình với ông, mặc cho bà ngoại khóc lóc van xin, mong một lần được đem cậu con đi chữa. Rồi cậu con chết, mẹ cũng tự nhủ lòng, rằng cậu con mất vì bạo bệnh.

Bác gái im lặng, dường như đã khóc hết nước mắt:

-Ấy thế mà giờ cái tai ương ấy lại đổ sụp lên gia đình mình. Sao nó không giết mẹ đi? Sao nó lại giết đứa con duy nhất của mẹ?

Giọng bà uất ức, tôi vẫn không thể ngờ. Ngải ghê gớm như vậy, nó hại chết bao nhiêu sinh mạng con người. Nó phục vụ cho cái mục đích ghê tởm của chủ nhân nó…Ấy thế mà bấy lâu nay, tôi cứ sống ung dung tự tại, bên cạnh cái thế giới tởm lợm như vậy.

-Vậy là mẹ đã biết rồi? Thôi mẹ đừng khóc, con người ai cũng có cái số. Số con tới đây cũng cạn rồi, nếu có kiếp sau, con xin nguyện được làm con của mẹ một lần nữa.

Hai mẹ con Đức cứ thế ôm nhau khóc. Chúng tôi đã cố gắng tất cả những gì có thể rồi, đành để cho Đức sống những ngày cuối đời một cách thanh thản. Hai chúng tôi bỏ về, để lại khoảng không gian yên tĩnh cho hai mẹ con Đức. Chúng tôi biết, họ vẫn còn nhiều thứ để nói với nhau.

Mấy ngày cuối cùng, Đức dành trọn sức lực để nấu những bữa cơm cho mẹ nó ăn. Thi thoảng, tôi và Hoàng cũng qua ăn cơm cùng mẹ con nó. Những bữa cơm ấy không còn những giọt nước mắt, mà tràn đầy những tiếng cười sảng khoái. Vì chúng tôi biết, ai cũng có cái số mệnh riêng!

Đức cầm cự được thêm vài ngày, thì sức khỏe bắt đầu kiệt quệ hẳn đi. Ngày cuối đời, nó không ngừng nôn ra từng mảnh thịt nhầy nhục, đen ngòm…Thân xác nó chết trong sự đau đớn, nhưng tâm hồn nó vẫn sống với sự yêu thương. Nó chỉ kịp nói lời cuối cùng, trước khi trút đi hơi thở cuối cùng:

-Hoàng, Long. Hai đứa mày mãi mãi là bạn tao, là anh em tao. Đừng dằn vặt vì cái chết của tao, hãy cố gắng sống thật tốt. Còn nữa, Linh không liên quan gì đến chuyện này…đừng vướng vào vòng xoay oan oan tương báo. Tôi lỗi lắm. – nó quay nhìn mẹ nó – mẹ cố gắng sống khỏe mạnh nhé, con trai bất hiếu đi trước đây, con yêu mẹ. – mắt nó nhắm lại, Nó đã qua đời.

Con người ấy tốt là thế, cuối cùng lại vướng vào sự báo oán của chính gia đình mình để lại. Ngày cử hành lễ chôn cất Đức, trời mưa lâm râm. Cái đám tang ngèn ngẹt người ấy đi giữa trời mưa, tiễn đưa Đức trở về với mặt đất…

Những giọt nước mắt lăn dài trên má những người ở lại. Hòa lẫn vào những giọt nước mưa, mặn đắng thấm vào môi!

Cuối buổi, tôi bỗng bắt gặp một dáng người quen quen. Đứng từ đằng xa, con người ấy cư khoanh tay đứng nhìn, rồi biến mất trong dòng người đi tang nườm nượp.

Hết hai tháng hè, tôi và Hoàng trở về với cuộc sống đô thị ồn ào. Bỏ lại những ngày tháng kinh rợn vừa qua. Mẹ Đức sau những tháng ngày đau khổ, cũng bỏ về quê mà sống với họ hàng.

Hoàng trở lại trường, nó bảo sẽ xin chuyển từ ĐH Cn4 ở Tp.Hcm về Biên Hòa học. Còn tôi…dù cố gắng, nhưng tôi vẫn không thể quên được những thứ kinh khủng ấy.

Tôi trở lại Sài Gòn, nhiều lần cố gắng liên lạc với anh Trần nhưng đều không được. Tôi mò tới quán cà phê nơi tôi và anh Trần gặp nhau để hỏi thăm, vì theo như trong trí nhớ của tôi: anh Trần là khách quen của quán.

Ấy thế mà khi tới nơi, tôi chỉ nhận được cái lắc đầu. Họ không biết người nào như vậy cả, tôi tìm trong đám nhân viên, cũng không tài nào kiếm ra người phục vụ bàn hôm đó.

Tôi sục sạo khắp nơi, search Google với hàng loạt các từ khóa như “Họa sĩ Trần”. Nhưng tất cả đều là vô vọng, không có bất cứ thông tin nào cả. Chỉ còn tờ giấy vẻ bà băm, dòng chữ đằng sau tấm tranh đã nhòe đi vì nước mưa, trong cái ngày đưa tiễn Đức. Chẳng còn gì cả…Còn người tên Linh ấy, rồi Bác Tư? Họ có thật sự không liên quan tới chuyện này? Cuối cùng ai là người đã hại Đức?


Gần đây, tôi có nhận được một bức thư của Hoàng: “có lẽ tao sai rồi. Từ ngày Đức mất, tao cảm thấy mọi thứ đều rối tung lên. Hôm qua, tao bị tai nạn giao thông, may là không sao, nhưng xe của tao nát như sắt vụn. Dạo này tao hay thấy đau bụng lắm…tao không biết có phải những lời bà băm nói đang dần thành sự thật không. Nhưng tao sợ…từ ngày hôm ấy, chưa một ngày tao ngủ ngon. Cứ mỗi khi tao chợp mắt, những cơn ác mộng lại ùa về!

Mà mày đừng lo lắng, hôm rồi tao có gọi điện về xin phép bố mẹ tao. Ông bả đã đồng ý cho tao đi chùa rồi, tao muốn sống phần đời còn lại trên chùa…Tao sẽ từ bỏ hết! Nếu có duyên, tao và mày sẽ gặp lại. Tao sẽ ráng sống! Thân”


Tôi sững người khi đọc thư của Hoàng. Mọi chuyện quả thật sẽ xảy ra…nhưng nó đã chọn con đường riêng, tôi sẽ không can dự. Tôi trở lại với cuộc sống bon chen nơi Sài Gòn. Tôi quyết định rồi, tôi sẽ bỏ lại quá khứ về Đức, chỉ giữ lại những hình ảnh đẹp trong tim thôi. Tôi sẽ không lao vào vòng quay báo oán nữa. Chỉ đơn giản là cuộc sống yêm đẹp. Tôi lại sống như xung quoanh không tồn tại thứ gì tên là…..NGẢI.
 
Chương 10
Mệt mỏi cả ngày tại chỗ làm, biết bao nhiêu bon chen, xô bồ cứ ập vào tôi. Chỉ mới đó thôi mà tôi đã ra trường được một năm, công việc tìm đến tôi ngẫu nhiên và tình cờ như một sự may mắn đến bất ngờ.

Mới tháng trước, tôi còn tự hỏi tại sao mọi thứ diễn ra suôn sẻ đến thế? Tốt nghiệp, ra trường với cái bằng khá, rồi được một công ty mời về làm việc, mối quan hệ với đồng nghiệp cực tốt. Được sếp quý mến, nâng đỡ cho những ngày đầu vào công ty.

Thế mà bây giờ, mọi việc đã đổi hướng một cách bất ngờ. Từ các sếp lớn, đồng nghiệp đều tỏ thái độ không hài lòng với tôi…Cũng chỉ vì…một lời nói thật lòng.

Rồi tôi giật mình khi nhìn lên cuốn lịch để bàn, cái dầu mực đỏ khoanh tròn lại trên tờ lịch.

-Hôm nay là đám giỗ Đức – tôi nhủ thầm –Gay thật, đã 12h trưa rồi! Lát còn có cuộc họp nữa.

Băn khoăn một lúc, tôi vớ vội cái ba lô trên gi.ường, nhét đại vài bộ đồ với cái laptop vào. “Tôi cũng chẳng thiết tha công việc này nữa, cùng lắm sau bữa nay thì xin nghỉ”. Thế là nhảy lên con wave, tôi chạy một mạch về Biên Hòa…

Xe băng băng trên đường, gió tốc vào mặt, cuốn đi những giọt nước mắt mặn đắng. Đức đã mất ba năm rồi, nhưng nỗi nhức nhối về cái chết của Đức vẫn còn nguyên trong tâm trí tôi. Ba thằng bạn chí cốt năm nào, nay chỉ còn lại hai đứa lưu lạc tới đất khách quê người…Và có lẽ sắp tới, sẽ chỉ còn mình tôi ở lại thế gian này để cảm nhận nỗi đau mất mát.

Tôi dựng chân chống xe trước cửa nhà Đức. Xung quoanh đã thay đổi nhiều quá, những căn nhà lầu mọc lên san sát. Duy chỉ có căn nhà của Đức là vẫn thế, vẫn trụ lại, giữ nguyên những ngóc ngách kỉ niệm cho Đức…Cũng 2 năm rồi tôi chưa về lại nơi đây.

-Long hả cháu? Vào nhà đi… - phải khó khăn lắm tôi mới nhận ra bác gái. Người mẹ trẻ của Đức, hay trêu đùa chúng tôi mỗi khi đến chơi, nay lại biến thành một người phụ nữ đứng tuổi, mặt toát lên vẻ u hoài…

-Hôm nay bác không làm đám dỗ cho Đức à?

-Có, nhưng tối bác mới làm. Bác mong hai đứa bay về quá, tính là tối nay làm bữa cơm đơn giản thôi, nên không mời ai tới cả…

Tôi ngập ngừng, im lặng nhìn kĩ từng ngóc ngách ngôi nhà. Nó chẳng hề thay đổi từ ngày Đức mất…
-Mà sao mấy năm nay không thấy về đám giỗ Đức? Bác mong mày lắm, vậy mà năm nào cũng chỉ có thằng Hoàng. Chắc lại yêu đương dữ quá chứ gì…? – bác cười đùa.

-Dạ không ạ! Hai năm vừa rồi, cháu phải làm luận văn tốt nghiệp, rồi năm trước mới được nhân vào công ty, đúng ngay tuần phải đi công tác, nên cháu…

Bác cười, đưa tôi ly trà mới pha:

-Bác đùa thế thôi! Thế năm nay không phải đi làm hay sao mà lại về thế này?

Tôi bối rối, biết bác gái không trách mình mải mê công việc, nhưng vẫn thấy ngượng:

-Dạ cháu đang tính xin nghỉ, bữa nay có cái họp, nhưng cháu “cúp” luôn. Có lẽ mai cháu sẽ gửi đơn thôi việc…

-Công việc áp lực lắm hay sao mà lại đòi nghỉ?

-Dạ… -Tôi gãi đầu – cháu bị mấy sếp hiềm khích. Chẳng là hồi đầu vào làm, mấy sếp quý, nên hay cân nhắc cho đi này kia…Tính cháu lại không thích cái kiểu được ưu ái, mọi người nhìn vào lại xầm xì này nọ.

Tôi nhấp li trà lấy giọng, cổ khô ran vì sáng giờ vẫn chưa uống miếng nước nào:

-Ấy thế mà bữa trước đi nhậu với các sếp, say qua nên cháu nói toạc ra luôn, mấy sếp bữa ấy hoảng lắm, rồi cả công ty đều xầm xì, bảo cháu hỗn…

Bác gái cười, từng nếp nhăn xếp lên nhau, khiến bác trông như đã quá năm mươi.

-Thế mày nói thế nào mà mấy sếp giận?
Tôi đứt phắt lên, khua tay múa chân theo đúng bộ dạng người say:

-“Mấy ông kia, mấy ông làm quái gì mà cứ ưu ái tôi vậy?...Đối xử với tôi bình thường coi nào! Mẹ, #$%#^#$%^ có biết là nhân viên trong công ty hay xì xầm bảo tôi đút lót lấy lòng mấy ông lắm không? Ức chế vờ lờ….$^#@%#$@^%$@ nhà các ông!”

Bác gái ôm bụng, cười ngặt ngẹo:

-Cái tật của mày, cứ nhậu vào là nói lung tung…Tao nhớ hồi trước còn gọi tao là “con mẹ già” cơ mà.

Tôi gãi đầu. Ngượng chín mặt…Bỗng điện thoại reng, tôi xin phép bác gái ra ngoài nghe:

-Alo…Anh làm gì mà trưa giờ không nghe máy? Nhắn tin cũng không trả lời… -Giọng Tuyết hoảng hốt. – Rồi anh lên công ty chưa? Đang họp này, mấy sếp hỏi em anh đâu.

-À…em bảo họ là anh xin nghỉ việc nhé! Mai anh sẽ nộp đơn…

Tôi cúp máy đánh rụp, không đợi Tuyết nói lời nào. Vào trong nhà, đã thấy bác gái dọn ra vài món ăn đơn giản.

-Vào mà ăn cơm này. Hôm nay bác nấu đậu hũ sốt cà, món mà tụi bay thích đấy. – bác tỏ vẻ hơi buồn – ngày xưa thằng Đức còn sống, nó cũng thích ăn món này lắm. Có lần bác nấu hai xoong lớn, mà chúng mày ngồi ăn hết cơ mà…

Bác gái quay mặt qua chỗ khác, gạt vội giọt nước mắt vừa ứa ra từ khóe mi…
-Thôi, ăn thoải mái đi. Lâu rồi bác cũng không nấu ai ăn, sợ mày chê dở. Ở dưới quê, bác toàn làm mấy việc lặt vặt, cơm canh toàn do mấy cô, mấy chị nấu. Chỉ có đám giỗ thằng Đức, bác lên đây mới có dịp…À, bay ghé nhà chưa mà lại lỉnh kỉnh ba lô thế kia?

-Con chưa, tính ghé qua bác một xíu rồi tối tạt về nhà.

-Ừ, ráng ngồi đợi, chắc lát là thằng Hoàng qua đây thôi. Từ hồi lên chùa ở, tánh tình nó hiền hòa hẳn, không thấy bốc đồng như trước! Mà chúng mày từ dạo ấy đến giờ có gặp nhau lần nào chưa?

-Năm nay chắc Hoàng không về đâu bác ạ! – tôi nhớ lại bức thư mới nhận tuần trước – bữa rầy nó có gửi thư cho cháu. Không biết nó bị bệnh hay gì, nhưng trong thư nó bảo một năm trở lại đây, sức khỏe nó yếu lắm. Nó chỉ có thể ở trên chùa, đọc kinh cầu nguyện cho Đức thôi.

-Vậy ra hai đứa mày không liên lạc gì với nhau à?
 
Chương 11
-Từ hồi lên chùa, dường như nó đã bỏ hết những vướng bận lại. Không điện thoại, không liên lạc, cũng không một lần thăm cháu. Cả đến việc muốn gặp nó một lần, nó cũng không chịu. Từ ấy đến giờ, cháu chỉ nhận từ nó duy nhất hai lá thư! Có lẽ nó còn day dứt về cái chết của Đức…


Tôi chợt buồn, cái tình nghĩa anh em sâu đặm ngày nào, không biết nó có còn giữ? Hay bây giờ, đối với nó tôi chỉ như một người xa lạ không hơn không kém…

-Trong thư nó gửi cháu, không nói rõ là bị bệnh hay gì. Nhưng cháu đoán - tôi ngập ngừng, không biết có nên nói cho bác gái nghe không. -…có lẽ những gì bà băm nói năm ấy đang thành sự thật!

Bác gái trầm ngâm, nhớ lại nỗi xót xa khi mất cả đứa em, lẫn thằng con trai độc nhất vì cái thứ bùa ngải ấy:

-Bác cũng nghĩ thế. Cái thứ ấy kinh tởm lắm, nó bám theo con người ta mà không buông tha. Bác nhớ đám dỗ thằng Đức năm trước, Hoàng có ghé về một lúc. Mặt nó xanh xao, gầy sọp hẳn đi so với hồi mới vô chùa, bác chỉ sợ cái thứ ấy cũng bắt đầu… -Câu nói bác gái bỏ lửng, nhưng có lẽ, bác và tôi đang cùng nghĩ tới “thứ ấy”. Đó chính là “Ngải”.

Nhưng rồi tôi băn khoăn, nếu thực sự là Ngải, tại sao Hoàng vẫn có thể trụ được tới bây giờ?

7h tối, bác gái đã nấu xong. Bữa cơm đơn giản được bày lên. Tấm ảnh Đức trên bàn thờ, nụ cười vẫn tươi như ngày ấy. Những kỉ niệm tươi đẹp của ba chúng tôi bỗng ùa về. Chợt tiếng bác gái cất lên:

-Long, có người tới thăm thằng Đức kìa.

Tôi nhìn theo hướng bác gái chỉ tay, cứ ngỡ đấy là Hoàng. Mắt tôi nheo lại, cái tật cận 2 độ không kính khiến tôi chỉ nhìn thấy dáng một thanh niên mảnh khảnh đang đứng từ xa, chầm chậm bước lại từ chiếc mô tô dựng trước nhà. Hình ảnh ấy hiện ra mơ màng trong đầu, tôi đã từng thấy cái dáng người ấy ở đâu đó?

-Đấy, nó là con của em Bác. Năm nào đám giỗ Đức, nó cũng về.

Dáng người ấy từ từ bước về phía chúng tôi, dần dần từng chút một. Anh ta dừng lại, tháo đôi giày da đặt lên kệ. Bấy giờ tôi mới nhìn thấy rõ khuôn mặt của anh ta: mái tóc dài chấm lưng, được buộc sau gọn gàng. Mặt có nét xanh xao như vừa bị ốm…Con người ấy, chính là anh ta. Cái con người mà tôi đã phải lục tung khắp thành phố để tìm: Anh Trần!

-A, bác. Con mới về, bữa nay nhiều việc nên con bận quá. – anh ta chạy lại ôm bác gái, phớt lờ sự có mặt của tôi.

-Ừ, mày về là bác mừng rồi. Vào nhà đi.

Anh ta bước vào nhà, ngồi lên ghế như thể đấy là nhà mình. Tôi giấu vẻ kinh ngạc, cố chào hỏi một cách tự nhiên nhất có thể. Có lẽ anh ta cũng nhận ra tôi:

-Chào anh! Nghe bác gái nói anh là em họ của Đức? – tôi giả vờ như không quen biết. Cố tỏ ra lịch thiệp như vẻ bề ngoài của mình. Tôi không muốn hỏi những chuyện hồi ấy về anh ta trước mặt Bác Gái.


-Ồ, vậy chắc chú em là Long phải không? Anh là Trần. Mấy lần về đám giỗ Đức, anh có nghe thằng Hoàng nhắc mãi về chú. Mà sao không thấy chú về chơi dịp đám dỗ nhỉ? Tưởng là bạn chí cốt thằng Đức cơ mà? Hay là nó mất rồi, nên chú cũng lỡm? – Anh ta hỏi đểu, giọng miệt thị. Rồi không đợi tôi trả lời, quay qua bác gái, hắn tiếp – mà hôm nay thằng Hoàng không về hả bác? Con tưởng nó về, cũng trông mãi. Con với nó mới gặp nhau vài lần, mà nói chuyện hợp ghê!


Tôi bắt đầu cảm thấy lo, đợt ấy chỉ có tôi biết tới anh Trần và liên lạc với anh ta. Thế mà bây giờ, anh ta lại là em họ của Đức, và đang chủ động tiếp cận với Hoàng. Anh ta có âm mưu gì?

Bác gái quay qua tôi, thấy vẻ mặt phật lòng vì những lời anh ta vừa nói, liền vỗ đốp vào lưng anh Trần:

-À Long. Này là em họ thằng Đức, lớn hơn chúng mày 4 tuổi đấy. nó vui tính lắm, hay nói đùa vậy thôi, đừng để bụng. Anh em nói chuyện xíu nữa là mày kết nó liền.

Bác cười xuề xòa, không đợi tôi nói, lại giải thích tiếp:

-Hoàn cảnh nó cũng khổ lắm. Bố mẹ nó cưới nhau, đẻ nó từ hồi 15 tuổi. Hồi ấy nó đẻ non, nên cái đầu cứ tưng tưng vậy đấy. Quen thân sẽ thấy nó tốt lắm. Tiếc là bố nó bị bỏ ngải chết, em trai cũng bệnh nan y, qua đời trước thằng Đức vài tháng à.

Em ruột anh ta? Tôi sục sạo trí nhớ, và chợt hiểu ra rằng hồi ấy hắn đã nói dối tôi. Nhưng vì lý gì, mà hắn lại phải nói đó chỉ là em họ? Nói dối cả bà băm nữa? Và tại sao hắn lại nói dối bác gái là em hắn bị chết vì bệnh nan y?

-Dạ, không có gì đâu ạ. Cháu biết anh ấy đùa mà.

-Mà thôi, hai đứa vào thắp nén nhang cho Đức, rồi mấy bác cháu mình ăn bữa cơm. Bác cũng đói quá rồi – Bác gái chen ngang vào câu chuyện. kết thúc cái không khí căng thẳng giữa tôi và anh Trần – để bác xuống lấy thêm chén đũa.

Chỉ đợi bác gái vừa xuống bếp, tôi quay qua anh ta. Dò hỏi bằng ánh mắt nghi ngờ:

-Anh thật sự là Trần, người tôi đã gặp hôm đó?

-Phải, chứ mày muốn là ai khác hả? – anh ta nói bằng giọng khinh bỉ

-Tại sao hồi ấy anh lại nói dối đấy chỉ là em họ của mình?

-Không biết tao có nên trả lời cho mày nghe không nhỉ? – hắn lấy tay ve ve chỗ ria mép – mà thôi. Tao cũng có chuyện muốn nói với mày, nhưng mà nói ở đây không tiện.

Tôi lườm hắn, nhấc ly trà trên bàn lên uống một ngụm lớn, rồi rút trong bóp ra tấm card:

-Đây là số liên lạc. Khi nào anh về Sài Gòn thì call tôi. Tôi cũng không muốn nói những điều này ở đây.

Anh ta với lấy tấm card, đứng dậy, dí sát mặt về phía tôi:

-Mày biết điều thì im lặng, dám hở môi nói về tao cho bác gái nghe dù chỉ một lời, tao sẽ cho mày chết! Chết đau đớn như cái cách mà thằng Đức phải chịu… -Hắn gằn mặt, như một con thú hoang – hiểu không thằng ngu?

Đúng lúc đấy, bác gái lên, tay cầm chồng chén cùng với đĩa cà pháo mắm tôm. Tôi và hắn cũng trở lại chỗ ngồi, mắt giả vờ vui vẻ:

-Này, có món cà pháo mắm tôm cho hai đứa đây. Sài Gòn chả mấy khi có cà pháo ngon thế này đâu nhé!
 
Chương 12
Đang loay hoay phụ bác gái dọn cơm, thì cái tiếng chuông tin nhắn quen thuộc vang lên. Tôi mở điện thoại, là tin nhắn của Tuyết – người yêu tôi.

“A ah. Mih chia tay nhe!”

Tôi không bất ngờ, tình cảm của tôi và Tuyết mấy tháng nay đang ngày một rạn nứt. Chỉ là…nó tới hơi sớm. Tôi nhắn lại một cái tin chỏng lỏn, nhanh đến không kịp suy nghĩ: “Uh. Mih chia tay”. Tắt điện thoại, tôi quẳng luôn vào ba lô. Tự nhủ: “Chẳng sao cả, quên đi”.

Tiến đến bàn thờ, tôi thắp ba nén nhang cho Đức:

-Mong mày ở thế giới bên kia sống thanh thản. Thứ lỗi cho thằng bạn này vì bấy lâu nay không về thăm! Trong lòng tao vẫn luôn xem mày là anh em chí cốt…Nếu mày linh thiêng, hãy phù hộ cho thằng Hoàng vượt qua kiếp nạn này. – tôi ngập ngừng, cố nói thật nhỏ - Tao sẽ tìm ra người hại mày. Tao sẽ không để mày phải chết oan ức đâu Đức à!


Nén nhang đỏ rực trên bàn thờ, tỏa khói nghi ngút khắp căn phòng. Liệu mày có nghe được những lời chân thành tao nói không hở Đức?


Anh Trần và bác gãi cũng lần lượt thắp cho Đức nén nhang. Không gian như tĩnh lặng đi vì nỗi nhớ Đức, bức hình ba chúng tôi chụp chung vẫn được bác gái để góc bàn.

-Thôi, mấy đứa ra ăn cơm đi. Gió ngoài trời thổi vù vù thế kia, chắc là thằng Đức đang về đấy. –bác đùa, nhưng tôi vẫn muốn tin rằng Đức về, nó sẽ phù hộ cho tôi nhanh chóng tìm ra hung thủ.

Tôi cất tiếng thăm dò, vừa nói vừa liếc nhìn thái độ của Trần:

-Chắc nó về đấy, nó cũng muốn biết ai đã bỏ ngải mình mà!

Trần im lặng, khuôn mặt hắn vẫn lạnh như tiền, không biểu lộ chút cảm xúc. Hắn có liên quan gì tới cái chết của Đức không? Tại sao Trần lại có nhiều bí ẩn như thế? Những câu hỏi ấy cứ vo vo trong đầu tôi, ám lấy tôi suốt buổi tối hôm ấy.

Nhìn lên đồng hồ, đã 8h tối. Rửa xong đống chén phụ bác, tôi cũng lật đật xin về:

-Anh “Trần” ở lại chơi. Em xin phép về trước, trưa giờ vẫn chưa ghé qua nhà nữa.

Hắn vẫn lạnh lùng, rít nốt điếu thuốc đang cháy dở trên môi. Hắn thở hắt ra:

-Ừ, chú về…Anh không tiễn!

-Bác gái cháu về! Chắc sáng mai cháu trở lại Sài Gòn luôn, không ghé qua bác được.

-Ừ, về cẩn thận nha Long. Đám giỗ thằng Đức, mày chơi là bác vui rồi!

Tôi khoác cái áo, rồi phóng xe về thật nhanh. Đã lâu rồi tôi chưa về nhà, toàn để ba má phải lên tận Sài Gòn thăm tôi.


Tối hôm đó tôi trằn trọc mãi không ngủ được, đành dậy ra sân hóng gió. Trời hôm nay mát quá, gió cứ thổi vù vù qua tai, làm tôi nhớ lại cái đêm ở nhà bà băm – một kỉ niệm kinh hoàng.


Bỗng điện thoại reng lên, là Tuyết gọi. Tôi bấm End-Call không suy nghĩ, còn gọi làm gì khi đã chia tay? Cũng chỉ là cãi nhau! Một phút sau, một tin nhắn được gửi tới từ Tuyết:


“Em xin loi, tai luc trua em buc qua. Bi cac Sep mang…”
“Em ngu di…” Tôi gửi một tin nhắn cho Tuyết.


Tôi tắt luôn điện thoại. Những lúc thế này tôi chẳng muốn nói chuyện hay nghe giải thích gì cả. Trời hôm nay mát quá, rút hộp thuốc trong túi. Tôi bắt đầu rít liên tục, không biết từ bao giờ, cái thói quen hút thuốc của Đức đã nhiễm vào tôi…Tôi ít hút, nhưng những lúc buồn hay cần suy nghĩ việc gì, tôi lại hút, có khi hút rất nhiều.


Ngồi trầm ngâm, khói thuốc xộc vào mũi làm tôi sặc. Tôi dúi điếu thuốc xuống đất, rồi vào gi.ường đi ngủ. Bởi tôi đã quyết định điều đúng đắn mà trước nay nhút nhát lảng tránh:


TÔI SẼ BỎ LẠI TẤT CẢ, TÔI SẼ QUYẾT TÌM RA KẺ ĐÃ HẠI ĐỨC
 
Chương 13
- Sáng hôm sau, tôi chạy ù ra quán cà phê gần nhà, nhâm nhi từng giọt cà phê cho đầu óc tỉnh táo. Tôi vẫn còn chưa biết phải điều tra từ đâu…Anh Trần, Bà Băm? Hay là tôi tìm họ hàng của Đức để hỏi về Trần?

Không. Không được…Rồi tôi chợt nhớ ra một người: là Linh! Tôi vẫn chưa tin người tên Linh ấy hoàn toàn không liên quan tới chuyện này.

-Bác ơi, con gửi tiền cà phê.

-Phê đá, 12 ngàn

Tôi rút bóp, cố tìm đồng hai chục để trả…chợt thấy tờ giấy nhỏ kẹp trong bóp. Tôi cười, vẫn là tấm bùa hộ thân bà băm đưa tôi năm ấy. Mới đấy mà đã 3 năm rồi:

-Con gửi tiền nhé – tôi chìa tiền, rồi phóng con wave về phía nhà Đức. Tôi đã biết phải bắt đầu từ đâu.

Phải vòng vo mãi trong hẻm, tôi mới kiếm ra nhà Bác Tư. Một căn nhà khá lớn, các khung gỗ, cửa gổ, cứa chính đều được làm từ gỗ, còn trước hiên là một đống lộn xộn: từ những mảnh gỗ nhỏ, thanh chắn gi.ường đang đánh bóng dở…cho đến cả những bình sơn PU đã hết. Ở giữa là một người đàn ông chừng hơn bốn mươi, mặt đậm nét đăm chiêu…Tôi đoán đấy là bác Tư. Thấy tôi, con chó cỏ ngồi cạnh bác sủa liên tục.

-Lu! Ngoan nào…Ai đấy? –con chó nín bặt, quẫy đuôi tít lự nằm rạp bên cạnh chủ.

-Chắc bác là bác Tư ạ? – tôi lễ phép

-Ừ, có chuyện gì không?

Tôi tiến lại gần, con cún không gầm gừ sủa nữa mà quẫy đuôi, chạy lại ngửi ngửi. Bác Tư cũng buông bình sơn PU xuống:

-Bác còn nhớ Đức chứ? Nó từng làm mộc ở đây với bác…

-Đức à? Nhớ chứ, đám giỗ nó năm rồi bác cũng có qua, hôm qua đám giỗ nó mà bác quên mất. Mà có gì không? –bác Tư mở cửa, dẹp bớt mấy cái khung gỗ đang bào dở qua một bên – vào đây ngồi uống nước rồi nói.

Tôi bước theo bác vào nhà, bên trong được bày trí hết sức gọn gàng. Trái ngược với vẻ lộn xộn của đống gỗ mục trước sân…Bác ngồi xuống, rót ấm trà mời tôi. Hương trà sen tỏa ra nghi ngút khắp phòng:

-Cháu là Long, bạn của Đức. Cháu tới đây muốn hỏi một chuyện, về cháu của Bác…

Bác bỏ tách trà xuống, mặt trầm ngâm:

-Mày muốn hỏi đứa nào? – bác nhăn mặt, tỏ vẻ tập trung – tên gì?

-Cháu muốn hỏi về Linh, ở Tây Nguyên xuống ấy ạ!

Bác gãi đầu, rút điếu thuốc trong bao ra chấm nhẹ đầu lọc vào ly trà cho ẩm, mồi lửa rồi đưa lên rít một hơi dài:

-Tao cũng già rồi, nhưng không đãng trí tới mức quên cả cháu tao. Nhưng mà…họ nhà tao chẳng có đứa nào tên Linh cả. Cũng chưa từng có đứa nào lên đây ở, sao mà mày biết chúng nó được! – Bác Tư phà hơi thuốc đầu tiên ra cửa sổ, chốc chốc lại quay qua lắng nghe câu hỏi của tôi.

Tôi cố sục sạo trí nhớ, quả đúng thật cái người con gái mà Đức nói tên là Linh, cháu bác Tư cơ mà? Phút cuối đời, nó còn bảo “mọi chuyện không liên quan tới Linh” nữa…làm sao mà tôi nhầm được?

-Bác cố nhớ lại đi. Trước khi qua đời, Đức có nhắc tới Linh, bảo là cháu của bác. Nó bảo đã gặp Linh hồi còn làm ở đây mà?

Bác gằn giọng, những nếp nhăn giữa hai lông mày nhíu lại…một lúc sau, bác dụi điếu thuốc vào gạt tàn, gắt:

-Tao không biết đứa nào tên Linh cả…Mày nhận nhầm người rồi. Thôi mày về đi, tao đang bận. Còn đống việc đợi tao làm nữa…Giới trẻ giờ lộn xộn quá, ở không đi hỏi ba cái thứ linh tinh.

Bác Tư đứng phắt dậy, lộ rõ vẻ khó chịu. Tôi cũng ngượng vì thái độ làm khó của bác, nhưng cũng nhanh chóng bước theo.

-Cháu xin lỗi đã làm phiền, đây là card liên lạc của cháu. Mong rằng nếu bác có nhớ được chút gì về Linh thì gọi cho cháu. – tôi lần lừ -Đây là chuyện có liên quan tới cái chết của Đức ạ… - tôi đưa tấm card cho bác Tư.

Bác cầm lấy, đút lẹ vào túi. Tỏ vẻ hoảng hốt:

-Sao cái chết của thằng Đức lại liên quan tới nhà này? Tao tưởng nó bị ung thư? – bác để lộ rõ vẻ hoang mang. – mày giải thích lẹ coi nào!

-Dạ…Không phải liên quan tới gia đình bác. Nhưng liên quan tới một người tên Linh mà Đức đã gặp ở đây. Nó bảo đấy là cháu gái của bác – tôi cố tình không giải thích rõ, tôi sợ nói ra bác sẽ từ chối tiết lộ về con người đó.

-À…- bác phản ứng, như vừa nhớ ra điều gì đó – mà… không có gì. Chuyện cũng ba bốn-năm rồi, làm sao mà tao nhớ được. Nhưng nếu nhớ ra điều gì, tao sẽ gọi cho mày!

-Vâng chào bác, có gì phone cho cháu!

Tôi leo lên xe, đề máy rồi cố đi thật nhanh, đằng sau vẫn còn nghe được tiếng bác Tư lẩm bẩm “Thanh niên giờ toàn bày đặt xài tiếng Anh, nghe bực cả mình…”. Cứ thế, tôi chạy một mạch lên Sài Gòn, trở lại căn nhà chung cư giữa cái đất Sài Thành tấp nập.


Từ cái ngày ấy của ba năm trước, tôi đã thay đổi nhiều quá. Biết hút thuốc, uống rựu…Cái tính nhút nhát ngày ấy cũng chẳng còn, thay vào đó là sự gan lì nhờ những tháng ngày miệt mài theo học Muay Thái. May mắn là cái bản tính điềm tĩnh, suy nghĩ thật kĩ trước khi làm bất cứ việc gì vẫn không thay đổi. Nó giúp tôi trong mọi hoàn cảnh, vì tôi biết…Sự nóng vội chỉ khiến mọi chuyện diễn ra theo chiều hướng xấu hơn, giống như những gì mà Hoàng đã làm năm đó.


Nhiều khi tôi tự đặt ra cho mình những câu hỏi:
Giá như ngày ấy tôi không đưa cả ba chúng tôi vào con đường mạo hiểm, Giá như Hoàng không hành động một cách ngu ngốc…Có lẽ bây giờ, chúng tôi đã chẳng phải ở trong cái tình cảnh mỗi người mỗi hướng thế này! Cái ngày định mệnh hôm ấy đã hủy hoại tình bạn của chúng tôi.

Đôi lúc, tôi cũng muốn trách Hoàng vì những việc đã làm ngày hôm ấy. Nhưng biết đâu được, nếu ngày hôm ấy Hoàng không hành động như vậy, có lẽ cả ba chúng tôi đã làm mồi cho ngải của bà ta. Cái bà băm xấu xa ấy, nhẫn tâm giết thằng con trai của mình chỉ để có được Huyết Ngải, vậy cớ gì mà lại phải giúp chúng tôi? Rồi còn mối quan hệ giữa Trần và bà băm? Tôi muốn làm sáng tỏ tất cả…

Tôi dụi mắt, cố giữ đầu óc tỉnh táo giữa những làn xe đông đúc. Phải mất hai tiếng, tôi mới về tới căn hộ chung cư của mình. Căn hộ tôi phải dằn dụm bao nhiêu năm trời mới mua được…Nó nhỏ, nhưng ấm cúng và tiện lợi.

Gửi chiếc wave xuống tầng hầm. Phát hiện ra cái mặt đồng hồ xe bị nứt một vết lớn. Tôi đá chân chống, gắt:

-Bố khỉ, cái xe chết tiệt! Chạy mấy năm trời chả sao, giờ lại bắt đầu giở chứng. Hỏng, bể đủ thứ. – tôi lầm bầm.

Cái tính tôi từ ấy đến giờ không thích màu mè vẻ bề ngoài. Nên con xe wave mà mẹ tôi mua cho từ hồi đại học, tôi vẫn ráng đi cho đến bây giờ. Đang lẩm bẩm, dự trù mua con Sirius mới chạy, thì tiếng con gái nghe quen quen phát ra từ sau lưng:

-Sao vậy anh Long?

Tôi quay qua, gãi gãi đầu, thoáng chút bối rối. Thi nhỏ hơn tôi hai tuổi, là bạn chung cư cùng tầng, chỉ cách nhau ba phòng:

-À. Cái xe của anh không biết bị thằng nào nghịch, làm bể mất cái mặt đồng hồ.

Thi sờ sờ vết nứt, rồi liếc qua tôi cười khì:

-Chứ không phải anh làm bể, rồi đổ cho lũ con nít hả? – Thi cười tươi, lấy tay vén lọn tóc mái vừa rũ xuống.

-Ờ thì…Mà em đi làm mới về à?

-Dạ. Em mới đi siêu thị mua chút đồ.

Tôi nhìn ra đằng sau, thấy trên xe Thi lỉnh kỉnh một đống đồ:

-Lần nào em đi siêu thị, cũng mua lắm thế? Tính nuôi thêm chàng nào nữa hả? – tôi đùa, cười thật tươi. – thôi để anh xách lên giúp cho!

Thi nhéo tôi một cái rõ đau:

-Suy nghĩ lung tung!

Tôi và Thi bước vào thang máy, đang tính quay qua bắt chuyện thì bỗng điện thoại của tôi rung lên, một số lạ:

-A lô! Ai vậy ạ?

Một giọng nam quen thuộc trả lời từ đầu dây bên kia:

-A lô! Là tôi đấy…Tôi có chuyện muốn nói!
 
Chương 14
- Giọng Bác Tư cất lên từ đầu dây bên kia. Tôi cảm giác như bác Tư đang sợ sệt một cái gì đó:

-Bác Tư hả? Bác nói đi, cháu nghe đây! – tôi liếc qua Thi, thấy cô ấy đang ve vỡn mấy lọn tóc, trông rõ đáng yêu, có nét giống giống Tuyết.

-Tôi nhớ ra rồi. Xin lỗi vì hồi sáng gắt cậu. Quả thật có một con bé tên Linh đã từng gặp Đức. Nhưng…

Tôi im lặng không nói gì, cố đợi bác nói hết câu:

-…Nhưng cô gái ấy không phải cháu gái tôi.

-Vậy người đó là ai? – tôi bất ngờ, thoáng chút lo âu.

-Đấy chỉ là một cô gái từng bỏ tiền nhờ tôi chút chuyện! – giọng bác tư ngập ngừng phía bên kia đầu dây.

Tôi hơi bối rối, không muốn nói về chuyện này khi có Thi đang đứng bên cạnh:

-Thôi được rồi, lát nữa cháu sẽ gọi lại sau. Giờ cháu hơi bận.

-Thôi cũng được, tôi sẽ đợi điện thoại của cậu – bác tư đổi hẳn cách xưng hô. Nhanh chóng cúp máy.

Thang máy đã lên tới tầng ba, tôi vội vàng xách bịch đồ lỉnh kỉnh dưới chân dùm Thi:

-Tối nay anh rảnh không? Bữa nay thấy anh không mặc đồ công sở, chắc lại “cúp cua” hở?

-Hì. Mai anh nộp đơn xin thôi việc rồi. Chính thức thất nghiệp nên rảnh lắm! – tôi cười hì hì.

-Ấy. Sao lại thôi việc?

-Hì. Không có gì đâu, tại anh muốn đổi môi trường làm việc thôi. Anh tính xin vào một công ty nước ngoài. Mà em hỏi anh rảnh làm gì?

- À, Tối em tính nấu lẩu nấm, rồi mời mọi người qua ăn. Anh qua chơi nhé, có cả anh Tiến nữa đấy.


-Mời anh qua chơi thế có cho anh ăn ké không? – tôi đùa - Mà Tiến nào? – tôi cố nhớ, sục sạo khắp cái đống bạn trong não. Cái mớ bạn bè quan hệ dở dở ương ương thì tôi có đến cả một mớ. Đa phần chỉ là quan hệ xã giao bắt buộc, người thì bạn đồng nghiệp, người thì quen biết giúp đỡ qua lại bên các công ty khác…


-Anh Tiến học chung với anh hồi đại học ấy! Giờ ảnh đang làm phó phòng bên em – Hình ảnh cái thằng Tiến khù khù khờ khờ, mắt đeo cặp mắt kiếng dày cộm như đít chai hiện lên. Tôi bùi ngùi, cái thằng đấy vậy mà giờ làm phó phòng bên tổng đài, còn tôi thì vấn cứ phải chật vật với đủ thứ chuyện. Sắp tới lại chuẩn bị xin thôi việc nữa chứ!

-À. Anh nhớ rồi!
 
Chương 15
- Tới cửa phòng Thi, tôi dừng lại đợi Thi mở cửa, rồi bước vào theo, đặt đống đồ lên trên bàn. Chả biết Thi mua những gì, mà tôi xách nặng muốn vẹo cả lưng:

-Thôi, anh có việc phải về! Có gì tối nếu rảnh anh qua.

-Sao lại là “nếu rảnh”? Anh không qua em giận đấy – Thi lườm khéo, tay vẫn liên tục dọn mớ đồ mới mua ra bàn.

-Ờ thì… - tôi bước ra cửa, đôi chút lưỡng lự vì thái độ của Thi – em vào nhà đi, anh về, vẫn còn một đống việc chưa làm nữa.

-Dạ

Tôi bước về lẹ, hơi thắc mắc vì cách nói chuyện của Thi hôm nay. Mở cửa phòng, tôi bay vèo lên gi.ường, cố gắng chợp mắt sau một ngày khá mệt. Tiếng kim đồng hồ cứ tích tắc, tích tắc giữa không gian vắng lặng. Mơ hồ gợi cho tôi nhớ tới những những tiếng tích tắc trong cái đêm kinh hoàng ba năm trước ở nhà bà băm. Rồi từ từ, từ từ…giấc ngủ ập tới lúc nào không hay.

Tôi choàng mình tỉnh dậy, nhìn lên cái đồng hồ: đã 8h tối. Tiếng tút tút phát ra từ chiếc điện thoại 1202: 7 cuộc gọi nhỡ và một đống tin nhắn, tôi mở một tin nhắn từ Tuyết:

“Anh. Em xin lỗi nhiều lắm…”

Là Tuyết, lần nào cãi nhau. Em cũng hục hặc đòi chia tay, rồi lại rối rít chủ động xin lỗi. Và dường như lần nào cũng vậy, tôi đều không thể từ chối những lời xin lỗi ấy của em, một phần cũng vì cái tính em quá trẻ con. Tôi bấm số em, gọi lại:

Tút…Tút…tút…

-A lô! Anh đây, sáng giờ anh hơi mệt nên không nghe máy.

-Hic… - tiếng thút thít của Tuyết từ đầu bên kia – anh quá đáng lắm. Có biết em lo lắng lắm không? Nếu giận, thì cũng phải nghe điện thoại. Hay ít nhất thì cũng phải nhắn cho em một cái tin chứ?

-Ừ, anh xin lỗi.

Tiếng thút thít từ đầu bên kia cũng ít dần:

-Bỏ qua cho em nhé. Hôm qua em bực quá…

-Không sao đâu, anh hiểu mà. Em đang ở đâu vậy? Anh đang đói, đi ăn gì đó với anh không? – bụng tôi bỗn sủi cồn cào, chợt nhớ ra mình chưa ăn gì từ sáng tới giờ.

-Em… - Tuyết dừng lại, suy nghĩ gì đó rồi trả lời – em đang ở chỗ làm rồi. Đang phải tăng ca làm nốt bài báo cáo cho sếp!

-Ừ. Thôi vậy, em làm đi nhé. Anh đi ăn chút gì, rồi lát nhắn tin cho em sau.

-Dạ, anh ăn đi. Em cũng đang bận chút việc. Hi. Bye anh.

Tôi tắt điện thoại, đọc nốt mấy cái tin nhắn còn lại. Đa số là tin nhắn của mấy người đồng nghiệp, thật chả buồn đọc. Chắc đại loại như kiểu: “sao hôm qua Long nghỉ làm…”, và một loạt những tin nhắn với cái kiểu quan tâm đạo đức giả khác...tôi kéo hết list, một tin nhắn của Thi gửi từ lúc 7h:

“Sao em gọi mãi anh không nghe? Qua bên nhà em đi…”

Tôi hơi ngại, thực sự không muốn qua. Sợ mọi người đồn thổi này nọ, dù gì thì tôi cũng có người yêu rồi. Và cái tính ghen tuông của Tuyết thì khỏi nói…Tôi soạn lẹ một tin nhắn, gửi lại cho Thi.

“Anh hơi mệt, nên ăn mì luôn cho tiện. Hì. Mọi người về hết chưa?”

Tôi giục chiếc điện thoại xuống gi.ường, cắm bình nước sôi để ăn mì. Một phút sau, đã thấy tin nhắn trả lời của Thi:

“Em không biết, giận anh rồi. Người ta về hết từ mấy đời, giờ anh mới hỏi”

Tôi hơi bối rối. Từ hồi ấy tới giờ, cái tính nhát nhát, sợ con gái giận vẫn chẳng thay đổi được. Sợ Thi buồn, tôi suy nghĩ, rồi nhắn cho Thi một cái tin:

“Anh xin lỗi, lát 9h em rảnh không? Anh mời đi uống gì đó”

30 giây sau, đã thấy tin nhắn trả lời từ em: “Dạ…”
 
Chương 16
- Tôi lục tủ, xé gói mì, rồi chế nước để đấy. Cũng cả tháng rồi, tôi chưa đi chơi với ai. Dù tôi và Tuyết quen nhau, nhưng đa phần chỉ gặp nhau tại chỗ làm, hiếm khi đi chơi riêng lắm. Mỗi lần tôi rủ, em đều bảo “bận”…nên tôi đành đi uống cà phê một mình.

Có khi cả tháng chúng tôi còn chẳng đi chơi được với nhau bữa nào nữa. Biết là em bận rộn việc công ty, suốt ngày phải đi cùng thằng cha sếp bàn công việc này nọ với đối tác, nhưng đôi khi tôi cũng thấy buồn và có chút chút ghen. Mặc dù lão sếp của chúng tôi trông khá đàng hoàng…và cũng đã có vợ con

Trời hè nóng đến chảy mỡ. Tôi ráng nuốt cái món mì nghẹn cứng qua cổ…Vừa ăn vừa coi chương trình Ghost Lab trên Discovery:

“Thật là kinh khủng…Chúng tôi vừa giáp mặt một con ma, một hiện tượng tâm linh đáng sợ nhất thế giới” – tôi bất giác cười khi nghe thằng cha trên Discovery nói. Lẩm bẩm một mình:

-Khổ thân, chắc lão này chưa bao giờ gặp ngải. Nên mới thốt ra được câu “đáng sợ nhất” như vậy.

Sống lưng tôi bỗng lạnh toát, khi nhớ về cái thứ kinh khủng ấy. Thứ đã giết chết Đức, và có lẽ cũng đang dày vò Hoàng vào lúc này. Tôi chợt nhớ ra Bác Tư, liền bấm máy gọi:

-A lô. Bác nói tiếp về chuyện ban nãy đi. Người tên Linh ấy là ai?

-À, người đó trước đây đã từng thuê tôi làm một việc.

-Cô ta thuê bác làm việc gì?

-Hồi trước cô ta có tới xưởng gỗ của tôi, bảo thấy Đức dễ thương nên muốn làm quen. Nên nhờ tôi giả vờ bảo là bác của cô ta, mà tôi không chịu. Mấy bữa sau cô ta có trở lại, đưa cho tôi ít tiền, bảo nhờ tôi giúp. Lúc đấy, tôi nghĩ cũng chỉ là làm quen thôi, cũng đâu ai mất mát gì nên nhận lời, bảo cô ta là cháu mới trên Tây Nguyên xuống chơi. – rồi giọng bác Tư tỏ vẻ lo lắng – nhưng tại sao cô ta lại liên quan tới cái chết của Đức? Cậu nói rõ cho tôi hiểu được không?

Tôi lưỡng lự, không muốn bác Tư biết, sợ bác ta sẽ làm rối hết mọi chuyện lên.

-Cũng không có gì, chuyện cũng qua rồi. Cháu chỉ muốn tìm hiểu chút thôi. Bác có biết gì về cô ta không? Số điện thoại, hay địa chỉ gì đó.

-À, tôi có số điện thoại. Nhưng mấy năm rồi, không biết cô ta có còn xài số này không. Cậu lấy giấy bút ra, tôi đọc cho… - giọng bác Tư đã bớt lo lắng hơn.

Tôi vớ lấy quyển sổ trên bàn, rồi chăm chú nghe bác Tư đọc:

-Rồi, bác đọc đi

-090xxxxxxx…Rồi đấy, tôi không còn biết gì nữa đâu.

-Cám ơn bác, cháu sẽ không làm phiền nữa.

Tôi cúp máy, bấm thử số bác Tư vừa đọc:

“Thuê bao quý khách vừa gọi, hiện không liên lạc được....”

-Chẳng lẽ cô ta không xài số này nữa sao? Giờ phải làm sao để tìm cô ta đây? –Tôi lầm bầm. Nhất thiết người tên Linh ấy có liên quan tới cái chết của Đức, không thể để mất dấu cô ta được. Nhất định tôi phải tìm ra con người đó.
 
Chương 17
Rồi tôi chợt nhớ tới Thi, cô ấy làm bên tổng đài, có lẽ sẽ giúp tôi được. Tôi nhanh chóng tắt phụt cái Tivi, với tay mở cái Radio trên bàn rồi đi tắm…

Bản nhạc “Yesterday” của The Beatles vang lên…một trong số ít những bài nhạc hiếm hoi mà tôi thích say đắm. Lời bài hát buồn, sâu lắng : Yesterday, love was such an easy game to play..Now I need a place to hide away.

Tôi bỗng thấy sợ, sợ rằng một ngày nào đó cũng sẽ phải trốn tránh tình yêu như chàng trai trong lời bài hát vậy. Tôi và Tuyết hay cãi nhau, xích mích đủ thứ chỉ vì những chuyện không đâu. Mỗi lần như vậy, cũng chỉ vài ngày sau là hai đứa lại làm huề. Nhưng tình cảm cũng vì thế mà dần dần nhạt đi.

8h45, tôi vội vàng chải gọn đầu tóc, rồi lấy chai Gaultier trong tủ, xịt nhẹ lên cổ và vai:

-Ít ra thì cũng phải tươm tất xíu chứ - tôi tự nhủ. Tôi vốn là một người ăn mặc đơn giản, nhưng luôn cố gắng tươm tất nhất có thể.

Tôi thỉnh thoảng vẫn hay mời Thi đi uống cà phê. Tôi thích cái cảm giác ngồi uống cà phê với một người con gái nói chuyện thông minh, và đôi lúc là biết im lặng để lắng nghe người khác. Có lẽ nếu không có Tuyết, tôi đã yêu Thi. So với Tuyết, tính tình của Thi người lớn hơn rất nhiều, nghiêm túc nhưng vẫn biết hài hước khiến người khác không cảm thấy buồn tẻ. Còn Tuyết thì tính lại cực kì trẻ con, đi bên em, tôi cảm thấy mình giống như một người anh lớn. Em hay nói líu lo suốt, và tôi đi bên em cũng im lặng hơn…Chủ yếu là nghe em than thở về tóc tai, giày dép…và vô vàn những thứ linh tinh khác.

Bỗng tiếng điện thoại reng lên, là lão sếp của tôi:

-A lô, Long hả?

-Dạ vâng, em đây. Có gì không anh?

-À, anh có nghe Tuyết nói về chuyện em đòi xin nghỉ việc.

-Dạ, em cảm thấy không hợp với công việc cho lắm

-Thôi, chú suy nghĩ kĩ lại đi. Ở lại, anh tăng lương cho, tháng rồi anh hơi giận vì bữa nhậu chú nói tùm lum. Nhưng mà anh không để bụng đâu – tôi hơi thắc mắc, chả hiểu sao mà lão sếp cứ nằng nặc đòi giữ tôi hết lần này qua lần khác.

-Dạ, có gì tối em suy nghĩ rồi mai trả lời anh.

-Ừ, chú nghĩ cho kĩ đi. Anh cũng đang có chút việc bận.
tiếp nè ae
Tôi cúp máy, đeo vội đôi giày da rồi khóa phòng lại. Tới trước phòng Thi, tôi gõ cửa. Thi bước ra, em mặc một cái áo sơ mi đơn giản cùng với quần jean. Tôi ít khi thấy Thi ăn mặc cầu kì hay trang điểm lòe loẹt, nhưng trông Thi vẫn rất xinh xắn…trái hẳn với Tuyết. Cứ ra đường là phải mất cả tiếng đồng hồ để trang điểm, chuẩn bị.

-Anh đúng giờ quá nhỉ? – Thi cười mỉm – thôi mình đi
 
Chương 18
Tôi dẫn Thi tới quán cà phê mà tôi hay ngồi, quán Louis. Đây là quán mà tôi thích nhất ở Sài Gòn, nó vắng khách, yên tĩnh, nhưng cũng có một gu nhạc rất riêng. Vừa bước vào quán, thì tiếng violon vang lên trong góc. Anh chủ quán bước ra, niềm nở:

-Em tới vừa kịp lúc, còn đúng một bàn anh giữ lại cho em đấy! – anh nhìn qua Thi – em là bạn gái Long hả? Nghe Long nhắc suốt, bữa nay anh mới được gặp. Anh là Quang, chủ quán ở đây!

Thi cười vì bị nhận nhầm là người yêu của tôi:

-Không có, em là bạn cùng chung cư với anh Long thôi. Em tên Thi, rất vui được gặp anh.

Anh Quang niềm nở và vui tính, khác hẳn với phong cách quán Louis của anh:

-Sao hôm nay đông khách vậy anh Quang?

-À, bữa rồi anh phát poster quảng cáo – anh chỉ tay về phía cô gái đang say mê kéo violon – cô ấy là Linh, mới xin vào biểu diễn mỗi tối thứ 7, chủ nhật đấy. Bữa nay khách đông quá, đa phần là người mới tới đây lần đầu. – anh hất đầu về phía cuối phòng, một cặp tình nhân đang ngồi trong góc phòng, say đắm làm những trò khó coi. Quán khá tối, chỉ mở một hai cái đèn vàng nhỏ, nên tôi chỉ nheo mắt nhìn rồi quay đi – Đấy, toàn mấy người mới, anh không thích những người như vậy, làm mất phong cách của quán. Cuối buổi anh sẽ góp ý với họ, em đừng để ý nhé. Nãy giờ nhiều khách quen phàn nàn lắm. Thôi hai đứa vào bàn ngồi đi.

Tôi dẫn Thi lại bàn cạnh cửa sổ, chỗ ưa thích của tôi. Vừa vì ở đó thoáng mát, có gió ở ngoài thổi vào, vừa vì có lắp đèn ngay bên trên nên khá sáng. Từ cấp ba tới giờ, tôi vẫn giữ cái thói quen ngồi uống cà phê ở những nơi yên tĩnh, nó giúp tôi điềm tĩnh suy xét mọi việc một cách đúng nhất. Có đôi lúc bận, tôi cũng tranh thủ chạy ra đây uống cà phê, riết rồi thành khách quen của quán.

Một anh chàng nhân viên bước tới, đưa menu cho chúng tôi:

-Anh Long vẫn uống như mọi khi chứ ạ? Còn chị dùng gì?

Tôi gật đầu, nhìn qua Thi:

-Cho chị một sinh tố cà chua nhé, bỏ ít đường thôi.

-Dạ!

Anh chàng nhân viên vội vàng ghi phiếu, rồi nhanh chóng đi vào quầy, trả lại không gian riêng cho chúng tôi. Bản nhạc cô gái ban nãy kéo cũng dừng lại, lúc này tôi mới nhìn rõ được khuôn mặt cô gái, thanh tú đến lạ.

-Này, anh mời em đi cà phê thế này, đã hết giận chưa?

-Tạm tha cho anh!

Một lúc sau, đã thấy anh chàng nhân viên bê thức uống ra. Tôi thích phong cách phục vụ lịch sự và nhanh chóng của quán này:

-Phê đen nóng kèm ca cao của anh – anh ta đặt ly cà phê trong tách nước nóng xuống, cùng với hai ly trà và một tách nhỏ ca cao. Tôi thích bỏ ca cao vào cà phê, đơn giản chỉ vì nó thơm. Lần đầu tới đây, nhân viên trong quán rất hay thắc mắc vì khẩu vị kì quái của tôi – còn đây là sinh tố cà chua của chị. Chúc anh chị thưởng thức vui vẻ!

Từ lúc ấy, chúng tôi cứ ngồi huyên thuyên về đủ mọi thứ trên trời dưới đất đến nỗi quên cả thời gian. Nhìn lên cái đồng hồ con lắc treo trên tường, đã 11h tối, đa phần khách đã bỏ về hết. Thi lúc này cũng đang say mê ngồi nghe cô gái ban nãy kéo violon tiếp, sau khi tạm dừng cả tiếng đồng hồ:

-Em ngồi nghe nhé, anh ra ban công hút điếu thuốc một xíu. – tôi thấy hơi buồn miệng.

-Anh hút ít thôi, không tốt đâu. – Thi có vẻ không thích

Tôi bước về phía ban công, hơi lướt qua cặp tình nhân đang ngồi trong góc mà ban nãy anh Quang chỉ. Tôi nhíu mày, nhận ra hai người ngồi đó quen quen…Rồi tôi giật mình, khi nhận ra đó là Tuyết và lão sếp!

P/s của Rồng: Có lẽ mọi người đọc tới đây cũng hiểu vì sao Rồng nói part 2 là một câu chuyện hoàn toàn khác. Nó vẫn là câu chuyện về việc đi tìm sự thật của Long. Nhưng ở part 2, Rồng đã đưa vào các tình tiết tình cảm cho câu truyện. không đơn thuần chỉ là một câu chuyện ngải như ở part 1. Nhưng các chap sau, các tình tiết về ngải sẽ xuất hiện nhiều hơn. Mong mọi người ủng hộ.

Cơ mà ngồi viết mấy thứ tình cảm này mà tủi quá, trong khi mình vẫn không một mảnh tình vắt vai.

Giờ là cuối tuần, nên Rồng sẽ viết liên tục và up liên tục. Rảnh mà
 
Chương 19
Tôi sững người, khi nhìn thấy hai người đó đang nắm tay, làm đủ trò như một cặp tình nhân, và hoàn toàn không nhận ra sự hiện diện của tôi.

-Anh Long, em cũng ra ban công hóng gió, người ta hết kéo Violon rồi. – Thi kéo tay tôi từ phía sau, không để ý tôi đang nhìn chằm chằm hai người kia.

-Ừ - tôi gật đầu, cố nén tức giận. Tự nhủ “phải thật bình tĩnh trong những lúc thế này”

Tôi kéo Thi ra ban công. Gió thổi đến lạnh người, giống hệt cái không khí trong đêm ở lại nhà bà băm. Tôi rùng mình, rút điện thoại gọi cho Tuyết:

-Em đang làm gì vậy?

-Em đang làm báo cáo. Chắc phải 30 phút nữa mới về được. Anh ăn…

-Chỗ làm à? Báo cáo? - tôi chen vào, không đợi Tuyết nói hết câu, mặt nóng phừng.

Tôi tắt phụt máy, rồi nhắn cho anh Quang chủ quán một tin nhắn: “Anh kêu hai người ban nãy ra ngoài ban công hộ em, đó là người quen của em”. Ba mươi giây sau đã thấy anh Quang trả lời: “Ừ, đợi anh xíu”

-Đi với em mà cứ Tuyết Tuyết hoài! – giọng Thi tỏ vẻ hờn dỗi. – mà anh sao vậy? nhìn anh…

Tôi im lặng, không nói gì, cố nén tức giận trên khuôn mặt. Một lúc sau, lão sếp và Tuyết bước ra ban công. Mắt mở to kinh ngạc khi thấy tôi:

-Này Long. – Anh Quang nói – hóa ra là người quen của em!

Mặt tôi đỏ phừng, nhưng vẫn cố thật bình tĩnh trả lời anh Quang:

-Cám ơn anh! Cho tụi em nói chuyện riêng chút xíu nhé – tôi quay qua lão sếp và Tuyết, mặt lúc này đã trắng nhách – Chào sếp, chào Tuyết!

Anh Quang bước ra, tôi vội vàng khép cánh cửa ban công lại, sợ ảnh hưởng tới mọi người trong quán. Tôi nhìn Tuyết chằm chằm, lão sếp có vẻ lo lắng, cất tiếng trước:

-Chú hiểu lầm rồi, anh…

Bốp… không đợi lão giải thích, tôi đấm liên tục ba phát vào mặt và bụng lão ta. Hắn bị đấm nằm xuống sàn, mũi tóe máu. Thi chạy lại, vội vàng can tôi ra:

-Anh làm gì vậy? Sao lại đánh người ta! – Thi hoảng hốt, còn Tuyết chạy lại đỡ lão sếp.

-Anh hiểu lầm rồi – Tuyết cố giải thích – chuyện không phải như vậy đâu.

Tôi lau vết máu dính trên áo, cố giữ lại bình tĩnh:

-Hai người lén lút với nhau sau lưng tôi mà còn chối ư? Tưởng tôi không thấy những gì hai người làm ban nãy à? Lũ khốn nạn…thôi được rồi, tôi không còn quan hệ gì với hai người nữa! Biến đi

Nói rồi, tôi nắm tay Thi kéo đi. Nếu ở lại thêm vài giây nữa thôi, có lẽ tôi sẽ đấm vỡ mặt thằng sếp khốn nạn ấy. Đằng sau vẫn còn nghe thấy tiếng của lão sếp:

-Mày đợi đấy Long, tao sẽ…

Tôi tính tiền, chào anh Quang rồi đưa Thi về lại chung cư. Gió lạnh thổi ù vào tai khiến tôi quên bớt đi nỗi bực ban nãy. Tôi cay đắng khi nghĩ tới mình đã bị phản bội bao nhiêu năm qua, nhưng cũng thấy nhẹ lòng khi biết rằng: Cuối cùng, tôi cũng có thể yên tâm bỏ lại tất cả đề đi tìm sự thật cho Đức. Tôi sẽ không để Đức phải chết một cách oan ức được.

Màn đêm dần buông trên bầu trời Sài Gòn, tôi lặng lẽ ngồi giữa công viên. Cảm nhận từng cơn gió tốc vào mặt lạnh buốt. Điện thoại reo, tôi vội bắt máy, là Thi:

-Em tìm được thông tin của số điện thoại đó rồi.

-Ờ, em đọc đi.

-Cũng không có gì nhiều đâu, chỉ là một vài thông tin nhỏ thôi. Người đó tên thật là Trần Uyên Linh, số chứng minh nhân dân: 27x xxx xxx. Sinh năm 93. Người này có đăng kí sim, nhưng mà hơn một năm nay không sử dụng, nên số bị khóa rồi.

-Ừ, cám ơn em nhé.

-Dạ không có gì

Tôi cúp máy, vừa cố nhớ ra trong đầu những người quen có thể tìm tung tích người tên Linh này, vừa lững thững bước về chung cư. Chợt tôi cảm thấy có ai đó đang theo dõi mình, nên ngoái đầu nhìn ra sau. Một bóng người lúi cúi chạy vào bóng đêm, nhanh đến mức tôi chỉ kịp nhìn thấy mớ tóc luề xuề, rối tung lên của bà ta…bà băm.

Cuối cùng thì lần này bà ta xuất hiện để làm gì? Có liên quan gì tới việc Hoàng không về ngày đám giỗ của Đức?

P/s: bắt đầu từ chap này, các tình tiết ma quái sẽ trở lại dẹp hết đống tình cảm nhố nhăng nhé
 
Chương 20
Tôi chạy thục mạng bám theo bóng người ấy, tim đập lên từng hồi liên tục…Bà ta nhanh như sóc, chạy xuyên qua từng bụi cây trước mặt, khiến tôi phải khó khăn lắm mới theo kịp.


-Bà băm, tôi biết là bà…Đứng lại đi – tôi thở hổn hển, ráng hét thật to, mong rằng bà băm sẽ đứng lại.

Sức trai trẻ không khiến tôi đuổi kịp bà ta. Tôi đuổi theo càng nhanh bao nhiêu, bà ta chạy lại càng nhanh bấy nhiêu, dường như con người ấy không
biết mệt là gì.


Bỗng dưng bà ta khựng lại, quay mặt về phía tôi. Bất ngờ quá, nên tôi cũng chệch choạc giữ thăng bằng, rồi đứng lại cách bà băm chừng năm mét. Theo học Muay Thái suốt ba năm qua, khiến thể trạng tôi tốt hơn rất nhiều, vậy mà cũng không tránh khỏi việc thở dốc, mặt tái xanh. Ấy thế mà bà băm vẫn đứng đấy như không có gì:

-Bà theo dõi tôi làm gì?

Mụ không nói gì, bắn về phía tôi một cái nhìn sắc lạnh. Bà băm cứ đứng đấy, dưới ánh sáng chập chờn của bóng đèn đường, chỉ đủ cho tôi nhìn loáng thoáng khuôn mặt đã đầy những nếp nhăn như một bà già tám mươi.


Bà băm bước lại gần, lấy tay hất bớt mớ tóc lù xù trước mặt. Hai con mắt bà sâu hoắm vào, đỏ lừ như mắt của một con quỷ cứ nhìn chằm chặp, khiến tôi vội vàng lùi lại đằng sau:


-Sao bà không nói gì? Sao bà lại thành ra như thế này? – tôi bồi hồi nhớ lại hình ảnh bà băm ba năm trước, nằm rạp dưới đất mà ôm chặt lấy cây ngải “con” mình. Năm ấy, bà ta trông giống một con quỷ dữ bao nhiêu, thì bây giờ xuất hiện trước mặt tôi là một con quỷ còn kinh khủng hơn gấp bấy nhiêu lần.


-Mày quan tâm làm gì? Mày vẫn còn rảnh rỗi nhớ bà già này sao? – giọng bà ta trầm đục, như một người bị bệnh. Rồi bà băm ngửa mặt lên trời, cười ha hả thật lớn - lo mà mai táng cho thằng bạn chết bằm của mày đi.


Tôi hoảng hốt. Bà ta đang nói gì vậy? Chẳng lẽ Hoàng bị gì sao?

-Hoàng…Hoàng bị gì sao? Bà nói rõ cho tôi biết được không! – tôi mặt tái nhợt, tiến lại gần, nhìn thẳng vào con mắt đỏ ngầu của bà băm đợi câu trả lời.


Gió xào xạc thổi vào những tán lá, tạo ra những tiếng rù rì đến ghê rợn. Bà băm hơi nhếch mép:

-Mày chưa biết sao? Thằng bạn mày sắp chết rồi – bà băm rút trong túi ra một mẩu giấy màu vàng mỏng, giống như vừa được xé ra từ một tờ giấy gì đó – mày nhìn này, đây là mạng sống của nó. Mạng nó sắp tàn rồi, chắc sẽ chết trong vài ngày nữa thôi – bà băm nhìn tôi, vẻ mặt hả hê, hài lòng.


Tôi gián mắt nhìn vào tờ giấy, nó giống hệt tấm bùa mà bà băm đã đưa cho chúng tôi hồi ấy, mắt long lên sòng sọc, tôi chạy lại túm cổ áo bà băm:


-Bà đã làm gì Hoàng? – Tay tôi siết chặt, tưởng chừng như muốn nhấc bổng bà ta lên, miệng liên tục hét thật to – Nó sao rồi?

Xung quoanh tôi, không khí như ngừng chuyển động. Đôi mắt đỏ lè của bà băm mở thao láo, như muốn ăn tươi nuốt sống tôi ngay tức khắc:

-Tao không làm gì cả, lá bùa hôm ấy tao đưa cho tụi mày, đã ếm lấy tính mạng hai đứa bay. Nó chỉ đơn thuần giúp tao biết tụi mày ở đâu, và biết khi nào chúng mày chết thôi.


Rồi bất chợt, bà ta lao vào bóng tối, bỏ lại tôi đứng sững như trời trồng giữa màn đêm u tối, quẳng lại cho tôi câu nói sắc lạnh.


-Rồi sẽ đến lượt mày thôi…

Gió ngừng bặt, xung quoanh im lặng, đến đáng sợ. Lần đầu tiên sau ba năm, tôi bắt đầu cảm thấy nỗi sợ ùa về, tràn ngập trong thâm tâm.
 
×
Quay lại
Top