NB-IoT là gì? Công nghệ IoT đang được Viettel sử dụng

bff01

Banned
Tham gia
30/10/2020
Bài viết
0
NB-IoT là gì? Viettel Solutions đã chính thức trở thành đơn vị đầu tiên thương mại hóa giải pháp IoT tại Việt Nam. Sử dụng công nghệ NB-IoT. Vậy, NB-IoT là gì. Tại sao Viettel lại chọn sử dụng công nghệ này thay vì các lựa chọn khác. Cùng nhau đọc bài viết này để hiểu rõ hơn về NB-IoT là gì? Đặc điểm công nghệ này như thế nào.

nbiot-2.png

IoT là gì

IoT viết tắt của Internet of Thing, tạm dịch tiếng việt là “kết nối vạn vật qua internet“. Con người kết nối với nhau qua internet đã quá bình thường; tuy nhiên, máy móc, con vật thì sao?. Điều đó không còn xa lạ trong thập kỉ vừa qua.
Internet of Thing là một thị trường đầy tiềm năng với các nhà mạng viễn thông. Việc sử dụng công nghệ truyền thông cũng đã được bởi 3GPP với tên gọi chung: Mạng diện rộng công suất thấp – LPWAN.

LPWAN là gì

LPWANLow Power Wide Area Network là các công nghệ không dây. Có các đặc điểm: phủ sóng rộng, băng thông thấp, kích thước gói tin nhỏ và tuổi thọ pin dài.

LPWAN được thiết kế để hỗ trợ việc truyền thông không dây cho sự phát triển của IoT. Nó cung cấp các kết nối công suất thấp với số lượng thiết bị lớn, phân bố rộng. Tập trung hiệu quả về vùng phủ sóng, năng lượng, băng thông thấp. LPWAN sử dụng cho các ứng dụng IoT với các tiêu chí đó. Công nghệ LPWAN cho phép triển khai các cảm biến thông minh trên toàn khu vực rộng lớn.

Các công nghệ trong LPWAN: LoRa, Sigfox, NB-IoT, LTE-M.

NB-IoT là gì

NB-IoT (NarrowBand – IoT) là một công nghệ IoT băng hẹp được chuẩn hóa bởi 3GPP. Mục đích này là một giải pháp truyền thông M2M (Machine to Machine). Đạt được sự cải thiện ở vùng phủ sóng trong nhà, nơi thiết bị rất IoT. Giảm chi phí và tiêu thụ năng lượng thấp hơn, hỗ trợ các tính năng có độ trễ.

Mục đích của NB-IoT là phục vụ các ứng dụng IoT thông lượng thấp. NB-IoT hỗ trợ kết nối hàng triệu thiết bị M2M và ứng dụng. Kết nối này được đặc trưng bởi thông lượng thấp, truyền dữ liệu không thường xuyên. NB-IoT có thể hoạt động cùng với mạng GSM và LTE dưới dải tần số cần đăng kí sử dụng.

Đặc điểm công nghệ

1. Hiệu quả năng lượng cao​

Trong công nghệ IoT, yêu cầu tuổi thọ pin kéo dài ít nhất 10 năm. NB-IoT đáp ứng yêu cầu nhờ hai công nghệ tiết kiệm năng lượng là PSMeDRX.
  • PSM – Power Saving Mode: chế độ ngủ tối đa là 12 ngày nhưng vẫn giữ kết nối.
  • eDRX – expanded Discontinued Reception: Kéo dài chu kì ở chế độ ngủ không tải tối đa 40 phút. Nó cho phép thiết bị tắt một phần mạch điện để tiết kiệm năng lượng.

2. Vùng phủ sóng – Kĩ thuật triển khai​

NB-IoT trong công nghệ LPWAN tập trung vào lớp thiết bị M2M. Phạm vi phủ sóng không được nhỏ hơn 23 dB. Triển khai NB-IoT phụ thuộc vào các trạm cơ sở 4G/LTE. Do đó không phù hợp với những khu vực hạn chế về sóng 4G/LTE.

Hiện tại, NB-IoT có ba cách thức hoạt động sử dụng tần số trong mạng LTE như hình.

trien-khai-NB-IoT

Chế độ triển khai trong NB-IoT
  • Độc lập (Stand alone): Sử dụng một băng tần ngoài mà không phải là băng tần được dùng cho LTE.
  • Dải tần bảo vệ (Guard band): Sử dụng phổ tần ở băng tần bảo vệ sóng mang của LTE.
  • Trong dải tần (In band): Sử dụng một sóng mang LTE thông thường.
Tiếp theo sẽ tìm hiểu về các nội dung sau:
  1. Kiến trúc mạng
  2. Bảo mật
  3. Tần số sử dụng
  4. Kinh phí xây dựng trụ gốc NB-IoT là bao nhiêu ?
>>> Vui lòng tham khảo bài viết gốc để ủng hộ tác giả tại địa chỉ sau đây:
doluongtudong.com/nbiot-la-gi/
 
×
Quay lại
Top