Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Điều đó tức là một nửa số tế bào của bạn không phải là con người, mà chúng thuộc về đám vi khuẩn coi cơ thể của bạn là “nhà”.

Người ta thường nói vi khuẩn trong cơ thể chúng ta nhiều gấp 10 lần. Các phép tính chính xác hơn trong những năm gần đây đã kiểm tra lại kết luận ấy, nhưng con số ước tính của hiện tại cũng không kém phần kinh ngạc: dường như tỷ lệ thực sự là khoảng 1:1. Thế nên 50% tế bào tạo nên thực thể mà bạn gọi là “bản thân mình” trên thực tế lại là các vi sinh vật.

Phải thừa nhận là chúng rất nhỏ so với tế bào nhân thực của con người. Tổng trọng lượng của chúng có lẽ chỉ chiếm 0.45kg, nghĩa là chúng ta vẫn chiếm phần lớn trọng lượng của mình. Và những phỏng đoán thay đổi này thực sự không hề có ý nghĩa gì đối với sức khoẻ của chúng ta, hay là bất kỳ cái gì hết. “Nó chỉ làm tôi mê mẩn thôi,” Ruth Ley cho biết, cô là giám đốc ngành khoa học vi sinh của Viện sinh trưởng học Max Planck.

Nhưng theo một khía cạnh nào đó, chúng làm nổi bật được một thực tế đáng chú ý là toàn bộ một nửa thứ chúng ta vẫn luôn đinh ninh là “bản thân mình” không đúng như điều chúng ta hằng nghĩ. Mà đó chỉ là một tập hợp các thực thể vi sinh có DNA của chính chúng ta, lên đến 20,000 triệu gen, đủ sức để duy trì hoặc gây hại cho sức khoẻ chúng ta. “Cơ bản thì chúng tự lo cho mình được,” và cho cả chúng ta nữa, Ley nói, nhưng chỉ “khi nào bạn đang có một lối sống hợp lý thôi.”

Ảnh: Design_Cells - Shutterstock

Ảnh: Design_Cells - Shutterstock

Tỷ lệ 10:1

Con số ước tính thường được trích dẫn cho rằng mỗi tế bào của con người tồn tại 10 tế bào vi khuẩn xuất phát từ một bài báo đăng năm 1972 của T. D. Luckey tại Đại học Missouri. Sẵn đã nhắc đến ở đây, thì những đánh giá ấy đã mô tả một “người tham chiếu”, là một anh chàng giả định, nặng 70kg, cao 168cm, có độ tuổi từ 20-30. Luckey đã kết luận rằng “các tế bào trong cơ thể anh ta là một thiểu số tách biệt của toàn bộ bản thể mà chúng ta gọi là con người.”

Nhóm các nhà nghiên cứu người Israel và Canada đã đề xuất hỗn hợp “nửa này nửa kia”, gọi phỏng đoán ban đầu là “một phép tính đơn giản cũ”. Tuy nhiên, họ viết rằng sự sụt giảm số lượng này “không làm mất đi tầm quan trọng sinh học của hệ vi sinh vật.”

Cơ thể chúng ta đầy rẫy những kể xâm chiếm thuộc nhiều thể loại khác nhau như virut, nấm, cổ khuẩn; và chúng cũng sống bám vào nhiều nơi khác nhau, như trên da, trong khoang miệng và các cơ quan nội tạng. Nhưng phần nhiều chúng đều là vi khuẩn, và hay cư ngụ trong đường ruột, hay đường tiêu hoá (nghĩa là mỗi lần đi đại tiện ta có thể làm thay đổi tỷ lệ vi khuẩn có lợi).

Những kẻ quá giang tí hon này đến từ khắp nơi. Thường thì chúng không có sẵn lúc chúng ta sinh ra, nhưng chúng ta tập hợp chúng từ môi trường xung quanh mình, kể từ thời điểm chúng ta ra đời. “Chúng ta có được đám vi khuẩn ấy khi ta còn rất nhỏ, từ những người xung quanh mình,” Ley nói. Ở tuổi dậy th.ì, chúng “hướng dẫn” cho ta phát triển, và giúp các quá trình diễn ra hàng ngày trong cơ thể chúng ta hoạt động trơn tru, từ việc điều chỉnh hệ miễn dịch đến bổ sung chất dinh dưỡng và phòng chống các chứng bệnh nguy hiểm.

“Thiệt hại phái sinh”

Đối với người khoẻ mạnh, tất cả vi khuẩn đồng sinh hài hoà với nhau. Nhưng trong một khoảng thời gian dài, Ley lưu ý, chúng ta đã chiến đấu chống lại cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại một cách bừa bãi bằng thuốc kháng sinh, thực phẩm đã qua chế biến sẵn và ngay cả việc cải thiện vệ sinh cơ bản cũng vậy.

“Chúng ta đã làm quá nhiều thứ trong 100 năm qua để đẩy lùi mầm bệnh, và điều đó thật vĩ đại,” cô nói. Tuy vậy cô và các chuyên gia khác sợ rằng sau nhiều thế hệ bị công kích không ngừng, chúng ta cũng có thể đã làm tổn hại nghiêm trọng các lợi khuẩn. Ley gọi đó là “thiệt hại phái sinh”. Hiện tại một số nhà nghiên cứu cho rằng sự gia tăng các bệnh dị ứng và bệnh tự miễn dịch là do sự khan hiếm các vi sinh vật mà trung bình một người nên tiếp xúc.

Chúng ta đã tiến hoá cùng với những “con bọ” cư ngụ bên trong ta, và rõ ràng là chúng ta dựa vào chúng rất nhiều để có thể hoạt động bình thường. “Chúng ta càng biết nhiều về các vi sinh vật của con người và so sánh chúng với các loài vật khác, chúng ta càng có nhận thức nhiều hơn về cách chúng thích nghi trong cơ thể ta,” Ley nói. “Hệ vi sinh của chúng ta rất khác biệt với hệ vi sinh của những loài linh trưởng không thuộc họ người khác, cũng như với hệ vi sinh của các động vật khác. Có những thứ chúng ta phải mang theo bên mình suốt đời.”

Dựa vào lịch sử chung sống lâu dài của chúng ta với những sinh vật chuyên biệt này, không lạ gì khi chúng đóng vai trò cấp thiết đối với sức khoẻ tổng thể của chúng ta, và ngược lại. Thật ngạc nhiên khi công thức tổng quát cho một hệ vi sinh an toàn lại chính là công thức cho mọi thứ an toàn khác: một chế độ ăn uống đầy đủ và lành mạnh, cũng như thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Căn cứ vào những điều chúng ta biết về tầm quan trọng của hệ vi sinh vật, Ley khuyên chúng ta không nên bỏ bê một nửa vô hình của mình. “Bạn không thể chỉ biết đi đâu đó và tiếp thêm vi sinh ở một nơi khác,” cô nói. “Mà bạn cần phải chăm sóc chúng.”


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Discover Magazine)
 
×
Quay lại
Top