Hỏi Mọi người giúp e bài điều kiện triết vs :((

keogautn

Thành viên
Tham gia
12/5/2012
Bài viết
1
Câu hỏi là:

Phân biệt quan niệm của CN Mác – Lênin và tôn giáo về thế giới quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc
Ai biết giúp e vs. Tks nhiều :((
 
Em gái nhắn tin cho bạn xuanhung_xd9 nhé, hình như bạn ấy là chuyên gia về Triết học của trang KSV này, có thể bạn ấy giúp được đó....
 
Em gái nhắn tin cho bạn xuanhung_xd9 nhé, hình như bạn ấy là chuyên gia về Triết học của trang KSV này, có thể bạn ấy giúp được đó....

Hix. Không dám đâu. Tổn thọ chết à.
 
Bài này chuối kinh. Lại phải mở giáo trình ra đọc vậy. :KSV@19:
 
Ai làm cùng tôi nữa đi. Đang bận, mà bài này cũng chuối quá. Nó đòi hỏi tổng hợp kiến thức.
 
Nhân : Người
Sinh : Sự sống
Quan : Quan niệm
Nhân Sinh Quan : Quan niệm về sự sống con người.

>>>> Vậy Nhân Sinh Quan là sự xem sét, suy nghĩ về sự sống của con người, hoặc nói văn vẻ hơn, Nhân Sinh Quan là quan niệm của chúng ta về những định luật diễn hóa trong đời sống nhân loại và sự sống của con người.

>>>> Thế Giới Quan là hệ thống tổng quát những quan điểm của con người về thế giới (toàn bộ sự vật và hiện tượng thuộc tự nhiên và xã hội), về vị trí con người trong thế giới đó và về những quy tắc xử sự do con người đề ra trong thực tiễn xã hội. TGQ có cấu trúc phức tạp, gồm nhiều yếu tố trong đó có hạt nhân là tri thức.


- Nhân sinh quan và thế giới quan của Phật Giáo là nhân duyên sinh và bị chi phối bởi nhân quả. Thuyết nhân quả đã ảnh hưởng sâu đậm vào nếp sống của đồng bào Việt Nam ví dụ người nào đó bị tai nạn thì người Việt Nam thường nói : Tội Nghiệp nhỉ ! Thuyết nghiệp báo của Phật giáo .

- Nhân sinh quan Phật giáo coi tất cả chúng sinh là bình đẳng, bình đẳng thật sự chứ không phải như bình đẳng kiểu cách mạng Pháp hay cách mạng nào đi chăng nữa.
Con người ai cũng có bản tánh thường hằng không biến đổi, đó là gốc chân như sanh ra các tính tốt của con người.
Nhân sinh quan còn nòi rằng không có phân biệt trong tất cả các loài chúng sinh.
và không có cai tôi trong tôi, tôi là anh và anh là tôi.

Thế giới quan của Phật giáo là vũ trụ này sinh diệt là do duyên khởi. Duyên khởi do tập kiết sử, nghĩa là những thói quen do có mắt có mũi có tai có lưỡi có tay, có ý nghĩa mà con người huân tập từ đời này sang đời khác các thuộc tính, chung quy là tham ái dính chấp, níu kéo vào vòng hưởng thụ , lạc thú và dục vọng, cũng sinh ra từ huân tập hàng triệu đời nay.Từ Ta bà này tới ta bà khác.
Bởi thế giới quan Phật giáo ko chỉ có một Ta bà( ta bà là thế giới luân hồi, đầy đủ rượu thịt và các thứ cám dỗ, cũng như nơi mọi người tranh đầu để sống còn mà hưởng.)

Thế giới quan là có sinh có diệt, đều do vọng tưởng mà sinh. chứ không phải bản chất nó tự nhiên mà có như vậy.



* Quan điểm của chủ nghĩa Mác: phản đối những quan điểm hạnh phúc mang tính ảo tưởng, cực đoan, hạnh phúc cá nhân không thể tách rời hạnh phúc cộng đồng, quan niệm về hạnh phúc phải được xem xét từ phương diện toàn diện và lịch sử cụ thể, vấn đề hạnh phúc liên quan chặt chẽ đến sự xác định và thực hiện lý tưởng sông của mỗi cá nhân… Thông qua cách nhìn mácxít về hạnh phúc, bài viết xác định một vài vấn đề đang đặt ra trong xã hội ta hiện nay.

Trước hết, triết học Mác phản đối những quan điểm hạnh phúc mang tính chất ảo tưởng, cực đoan. Trong Lời nói đầu góp phần phê phán triết học pháp quyền của vĩ Hêgen, C.Mác coi mục đích của sự phê phán tôn giáo là "xóa bỏ hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân, là yêu cầu thực hiện hạnh phúc thục sự của nhân dân", là "vứt bỏ khỏi những xiềng xích các bông hoa giả... và giơ tay hái lấy bông hoa thật".

Tham khảo thêm


Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó.

Trong thế giới quan có sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đã trở thành niềm tin định hướng cho hoạt động của con người.

Có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu về thế giới quan. Nếu xét theo quá trình phát triển thì có thể chia thế giới quan thành ba loại hình cơ bản: Thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.

Thế giới quan huyền thoại là phương thức cảm nhận thế giới của người nguyên thủy. ở thời kỳ này, các yếu tố tri thức và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thật và cái ảo, cái thần và cái người, v.v. của con người hoà quyện vào nhau thể hiện quan niệm về thế giới.

Trong thế giới quan tôn giáo, niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu; tín ngưỡng cao hơn lý trí, cái ảo lấn át cái thực, cái thần vượt trội cái người.

- Khác với huyền thoại và giáo lý của tôn giáo, triết học diễn tả quan niệm của con người dưới dạng hệ thống các phạm trù, quy luật đóng vai trò như những bậc thang trong quá trình nhận thức thế giới. Với ý nghĩa như vậy, triết học được coi như trình độ tự giác trong quá trình hình thành và phát triển của thế giới quan. Nếu thế giới quan được hình thành từ toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của con người; trong đó tri thức của các khoa học cụ thể là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành những quan niệm nhất định về từng mặt, từng bộ phận của thế giới, thì triết học, với phương thức tư duy đặc thù đã tạo nên hệ thống lý luận bao gồm những quan niệm chung nhất về thế giới với tư cách là một chỉnh thể. Như vậy, triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan; triết học giữ vai trò định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử.


- Những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn đề thuộc về thế giới quan. Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và xã hội loài người. Tồn tại trong thế giới, dù muốn hay không con người cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình. Những tri thức này dần dần hình thành nên thế giới quan. Khi đã hình thành, thế giới quan lại trở thành nhân tố định hướng cho quá trình con người tiếp tục nhận thức thế giới. Có thể ví thế giới quan như một "thấu kính", qua đó con người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như tự xem xét chính bản thân mình để xác định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động đạt được mục đích, ý nghĩa đó. Như vậy thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực và trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định.

Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đưa lại. Đó là chức năng thế giới quan của triết học.
Các trường phái chính của triết học là sự diễn tả thế giới quan khác nhau, đối lập nhau bằng lý luận; đó là các thế giới quan triết học, phân biệt với thế giới quan thông thường.
 
Mình chỉ giúp bạn tìm ý thôi. Bạn tự tổng hợp lại nhé.
 
×
Quay lại
Top