Minimalism : Hãy giữ gìn khoảng trống (triết lý)

lantovenice

On a good days
Tham gia
10/4/2013
Bài viết
9
Bài viết này mình trích từ một phần trong cuốn sách yêu thích đang đọc, từ nhiều năm nay. Nếu bạn quan tâm, cũng như có cảm hứng với đề tài này, đừng quên bình luận bên dưới nhé !

* * *
“Âm nhạc là khoảng trống giữa các note nhạc” (Music is the space between the notes). Sự lý giải của tôi về câu nói này của nhà soạn nhạc Claude Debussy là : Cái đẹp đòi hỏi một số khoảng trống nhất định được đánh giá đúng – nếu không, chỉ có sự hỗn hợp và sự không hòa hợp.

Thay một vài từ theo khuynh hướng tối giản vào câu này : “Cuộc sống là khoảng trống giữa các đồ vật của chúng ta”. (Life is space between our things). Quá nhiều sự bề bộn có thể kìm h.ãm sự sáng tạo, và làm cho cuộc sống của chúng ta trở thành không hòa hợp. Ngược lại, càng có nhiều khoảng trống hay nhiều không gian hơn, chúng ta có thể sống một cách tốt đẹp hơn và hài hòa hơn.

Khoảng trống (hay không gian) thực sự, nó chẳng là bất cứ thứ gì, nhưng dường như chúng ta không bao giờ có đủ về nó. Thiếu nó hay không có nó làm cho chúng ta khốn khổ, kiệt sức; thực vậy, chúng ta đã làm hầu như bất cứ điều gì để có nhiều không gian trong ngôi nhà, nhiều khoảng trống hơn trong các tủ đựng quần áo, và nhiều chỗ trống hơn trong cuộc sống của chúng ta. Trong quá khứ, một lúc nào đó, chúng ta từng có số lượng khoảng trống lớn hơn, và sự biến mất của nó là vấn đề cần quan tâm. Chúng ta nhìn chung quanh với cảm giác bối rối và tự hỏi, “Tất cả khoảng trống của chúng ta đã đi đâu rồi ?”.

44938611815_6d8c78045c_z_d.jpg

Chúng ta có những ký ức sâu đậm về việc nó ra sao vào ngày đầu tiên khi chúng ta dọn vào ngôi nhà mới, đó là cả một không gian rực rỡ huy hoàng! Nhưng chuyện gì đã xảy ra? Nó gần như không gây ấn tượng như chúng ta nhớ nó. Không gian của chúng ta không đi đâu cả. Nó vẫn ở ngay nơi chúng ta để nó lại. Không gian đã không thay đổi; những ưu tiên của chúng ta đã thay đổi. Chúng ta tập trung quá nhiều sự chú ý của chúng ta vào đồ đạc mà hoàn toàn quên lãng về khoảng trống, về không gian. Chúng ta không nhận ra sự kiện rằng hai điều trên là loại trừ nhau, rằng đối với mỗi đồ vật mới chúng ta mang vào nhà, thì một chút khoảng trống biến mất. Vấn đề là chúng ta đặt giá trị vào đồ đạc nhiều hơn là vào không gian của chúng ta.

Khoảng trống có thể dễ dàng bị mất, nhưng nó cũng dễ dàng lấy lại được. Hãy tống khứ một món đồ, và chúng ta có thêm không gian! Hãy tống khứ thêm một vật nữa, và có thêm khoảng trống! Chẳng bao lâu, tất cả những khoảng trống nhỏ bé ấy gộp vào thành một khoảng trống lớn, và chúng ta lại có thể di chuyển khắp chung quanh. Hãy tận dụng toàn bộ không gian mới tìm thấy và hãy thực hiện một điệu nhảy vui nhộn !

5051788733_6cce06f00f_z.jpg

Những gì chúng ta cần giữ trong tâm trí (và đó cũng là cách dễ quên) là số lượng đồ đạc mà chúng ta có thể sở hữu bị giới hạn bởi số lượng khoảng trống mà chúng ta có để chứa chúng. Đó thuần túy là vật lý học. Dù nhồi nhét, nghiền nát, đẩy ra hay kéo vào đến mức nào đi nữa cũng sẽ không thay đổi được điều đó. Nếu sống trong một căn hộ nhỏ, hoặc không có nhiều tủ, bạn không thể mang về nhà nhiều đồ đạc được. Nếu không thì bạn sắp sữa có một vấn đề.

Vì lẽ ấy, chúng ta không cần lấp đầy toàn bộ không gian chúng ta có. Hãy nhớ, không gian hay khoảng trống có giá trị tương đương với đồ vật (hoặc lớn hơn, tùy thuộc vào quan điểm của chúng ta). Nếu bạn sống trong một căn nhà bốn chục mét vuông, bạn không cần có bốn chục mét vuông đồ đạc. Nếu bạn đủ may mắn để có một tủ quần áo lớn, bạn không cần xếp chặt mỗi phân vuông của nó. Trong thực tế, bạn sẽ sống và hít thở dễ dàng hơn nhiều nếu bạn không lèn chặt mọi thứ như thế.

44949856045_050ac1affd_z_d.jpg

Chúng ta đã nói về giá trị của các vật đựng trong phần giới thiệu, và chúng giữ tiềm năng lớn nhất khi chúng trống rỗng như thế nào. Khi muốn thưởng thức một ấm trà, chúng ta cần một cáci tách trống không để rót trà. Khi muốn nấu một món ăn, chúng ta cần một cái nồi trống để nấu. Khi muốn nhảy điệu tango, chúng ta cần một căn phòng trống.

Tương tự như vậy, ngôi nhà của chúng ta là vật chứa đựng những sinh hoạt gia đình. Khi muốn thư giãn, nghỉ ngơi, sáng tạo và chơi đùa cùng gia đình, chúng ta cần một khoảng trống để thực hiện điều ấy. Hay chúng ta có thể nghĩ ngôi nhà như là những sân khấu trên đó các vở kịch của cuộc sống diễn ra. Để cho sự trình diễn tốt nhất, chúng ta phải có thể đi đi lại lại và diễn đạt một cách tự do; điều chắc chắn là không vui nếu chúng ta bị vướng vào các đạo cụ.

Chúng ta cũng cần khoảng trống cho những ý tưởng và tư duy – một căn phòng bề bộn thường dẫn đến một tâm trí lộn xộn. Thí dụ bạn đang ngồi trên chiếc ghế sofa, có thể đang đọc một quyển sách hay đang nghe nhạc, và một ý nghĩ thật sâu sắc đang xâm chiếm trí tưởng tượng của bạn: có lẽ bạn đã vừa có một sự thấu hiểu về bản chất con người, hoặc đang mấp mé phát hiện ra ý nghĩa của cuộc đời. Bạn đang đắm chìm trong suy tư, đang tìm lời giải đáp những câu hỏi của nhân loại, khi đó cái nhìn chăm chú của bạn rơi vào đống tạp nham nào đó trong phòng. Tâm trí của bạn tức khắc đi chệch hướng và dòng tư tưởng của bạn bị mất – và nơi đó, di sản triết lý của bạn.

Dĩ nhiên, bạn không cần phải hướng dẫn Aristotle đánh giá đúng một môi trường không bề bộn, bừa bãi. Ngay cả sự chú ý tới vợ bạn hay con bạn mới biết đi cũng cần không gian khi không có vô số vật trang trí nhỏ bé chung quanh làm bạn bối rối và xao lãng.

6879709736_6f26d1dfe7_z_d.jpg

Thực vậy, đó là điều lớn lao nhất về khoảng trống: nó đặt những đồ vật (và con người) thật sự đặc biệt với chúng ta vào vị trí nổi bật. Nếu bạn sở hữu một bức tranh đẹp, bạn sẽ không chồng chất, nhồi nhét nó với những vật trang hoàng khác – bạn sẽ treo nó lên đơn độc, với không gian đầy đủ chung quanh nó để nó tự phô trương. Nếu bạn có một cái bình hay lọ (để cắm hoa) tuyệt đẹp, bạn sẽ không vùi nó trong một đống đồ tạp nham mà sẽ đặt trên cái chân đế của nó. Chúng ta đối xử với những gì quan trọng đối với chúng ta bằng sự tôn trọng tương tự; thực ra, điều đó có nghĩa là loại bỏ hay cất dọn tất cả những đồ đạc không quan trọng.

Qua việc tạo ra không gian hay khoảng trống trong ngôi nhà, chúng ta nhắc lại tầm quan trọng của những gì chúng ta làm, chứ không phải những gì chúng ta có. Cuộc đời quá ngắn ngủi để lãng phí sự chú ý vào đồ đạc. Vì khi chúng ta trở thành già nua, chúng ta sẽ không hoài niệm về những đồ vạt mà chúng ta có – mà là những gì chúng ta đã làm trong những khoảng trống nằm giữa chúng.

-Francine Jay​
 
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top