Mang thai tháng đầu và những điều mẹ cần phải biết

Tham gia
25/8/2016
Bài viết
0
Mang thai tháng đầu là niềm vui xen lẫn nỗi bồn chồn, lo lắng. Để chuẩn bị tốt cho hành trình mang thai, dấu mốc của những ngày đầu cực kỳ quan trọng mà mẹ cần lưu ý.

1/ 9 DẤU HIỆU PHỔ BIẾN KHI MANG THAI THÁNG ĐẦU TIÊN.
Thực tế thì nhiều chị em phát hiện mình có thai khi thai đã được 2-3 tuần tuổi, thậm chí là hơn thế. Điều này một phần cũng vì các biểu hiện mang thai tuần đầu tiên không quá rõ rệt, phải đến tuần thứ 2 mẹ mới cảm nhận được những thay đổi lạ thường.

Mẹo nhỏ để mẹ phát hiện mang thai sớm. Nếu bạn có ý định mang thai thì sau lần quan hệ 7-10 ngày là có thể sử dụng que thử, song để chắc chắn hãy thử lại lần thứ 2 trong tuần tiếp theo.

mang-thai-thang-dau-1_grande.png


Bên cạnh việc trễ kinh, sử dụng que thử thai báo 2 vạch thì sau 2 tuần, cơ thể mẹ sẽ có những biểu hiện phổ biến như:

Bụng đau âm ỉ

Lúc này phôi bắt đầu làm tổ trong tử cung, sự giãn nở của tử cung chèn lên các bộ phận khác gây ra các cơn đau từng cơn ở vị trí dưới rốn.

Sớm nhất là 2 tuần và trễ nhất là 3 tháng đầu mẹ sẽ cảm nhận những cơn đau ở phần bụng dưới, mà không ít mẹ bầu nhầm lẫn với việc đau bụng kinh.

Cảm giác cơ thể gần như “cạn kiệt” sức lực

Trong những tuần đầu của thai kỳ, cơ thể mẹ phải hoạt động hết công suất để tạo ra nguồn máu mang theo dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi và sự gia tăng hormone progesterone. Do đó, hầu hết các mẹ bầu sẽ cảm thấy cơ thể như “hết pin”.

Đồng thời, lúc này cơ thể sẽ kèm theo các cơn đau đầu, chóng mặt, khó thở… do hệ thống tim mạch và thần kinh phải làm việc liên tục.

Các triệu chứng này có thể bắt đầu từ tuần 1 cho đến hết 3 tháng đầu thai kỳ và sau đó giảm dần trong 3 tháng giữa rồi xuất hiện lại vào giai đoạn cuối kỳ, nên mẹ cũng cần lưu ý.

Buồn nôn, sợ mùi

Do sự tăng lên của Estrogen (hormone chịu trách nhiệm về cảm giác) khiến mũi bạn cực thính, tạo nên cảm giác sợ mùi thức ăn, các mùi lạ, sau đó là buồn nôn kéo dài hết tam cá nguyệt đầu tiên.

Âm đạo đổi màu

Âm đạo của mẹ sẽ chuyển từ màu hồng sau đỏ tím hoặc tối hơn. Điều này là do sự gia tăng lượng máu cung cấp đến các mô xung quanh âm đạo (Chadwick).

Ngực căng và đau

Mẹ sẽ cảm thấy ngực như bị kim chích, ngứa quanh vú, nhất là ở đầu nhũ hoa. Điều này thường xảy ra sau 1 tuần thụ thai và kéo dài đến 3-4 tuần sau đó do hormone thai kỳ gia tăng làm tăng cung cấp máu cho vùng ngực.

Tiểu tiện liên tục

1 tuần sau khi thụ tinh, mẹ sẽ có cảm giác buồn tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm. Song đừng vì thế mà nhịn uống nước, nhịn tiểu mẹ nhé!

Chán ăn, táo bón

Từ tuần thứ 2 trở đi mẹ sẽ có dấu hiệu chán ăn hoặc đầy bụng, táo bón. Điều này kéo dài trong 3 tháng đầu mà người ta gọi là thời kỳ ốm nghén.

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà các biểu hiện sẽ khác nhau. Do đó, không phải mẹ nào cũng đầy đủ các biểu hiện kể trên. Chính vì thế, khi có dấu hiệu lạ mẹ nên dùng que thử hoặc đến thăm khám để biết kết quả càng sớm càng tốt.

2/ MANG THAI THÁNG ĐẦU NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?
Như đã nói, gần như khi mẹ phát hiện có thai thì thai nhi đã được 2-3 tuần, thậm chí là hơn thế. Chính vì thế, trước đó, rất có thể mẹ sẽ ăn những thực phẩm không tốt cho thai nhi.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, phụ nữ khi có ý định mang thai hoặc trong độ tuổi mang thai cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt.

mang-thai-thang-dau-2_grande.png


Các thực phẩm mẹ cần dung nạp vào trong những tháng đầu của thai kỳ bao gồm:

  • Thực phẩm giàu axit folic, folate (400-600mcg/ngày) như bông cải xanh, măng tây, trứng, đậu, rau lá xanh đậm, cam, khoai tây…
  • Vitamin B6 giúp ức chế ốm nghén có trong các thực phẩm như ngũ cốc, chuối, bơ đậu phộng, cá hồi, các loại hạt.
  • Trái cây như cam, thanh long, chuối, kiwi, nho…
  • Thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, trứng, củ cải đường, đậu nành, lựu
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng
Các thực phẩm mẹ cần tránh trong tháng đầu tiên mang thai gồm:

  • Thực phẩm co thắt cổ tử cung như đu đủ xanh, dứa, cam thảo, ngải cứu, rau sam…
  • Hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đông lạnh, đồ hộp, nước ngọt đóng chai
  • Thực phẩm tươi sống, không được nấu chín hay vệ sinh chưa kỹ
  • Các loại pho mát, thịt hun khói, xúc xích…
  • Các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê...
3/ ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI MANG THAI THÁNG ĐẦU
Mang thai tháng đầu cực kỳ quan trọng, do đó bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ cần chú ý đến các thói quen sinh hoạt hằng ngày như:

Hạn chế mang giày cao gót

Trong 3 tháng đầu, mẹ nên hạn chế mang giày cao gót để tránh té ngã, sảy thai. Nên chọn những loại dép giày có độ bám, thấp và thoải mái.

Cẩn thận với mùi sơn

Sơn chứa nhiều hợp chất và hoạt chất có độc tính cao, dễ hấp thụ vào cơ thể. Do đó, bà bầu cần tránh tiếp xúc, ngửi mùi sơn.

Nên chọn mỹ phẩm an toàn

Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, nếu sử dụng mỹ phẩm mẹ nên dùng mỹ phẩm hữu cơ để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi cũng như làn da nhạy cảm của mình.

Mẹ có thể tham khảo một số hãng mỹ phẩm hữu cơ, mỹ phẩm dùng được cho bà bầu uy tín như Juice Beauty, 100% Pure, REN Clean Skincare, The Spoiled Mama, Belli Beauty...

Tắm bồn hoặc xông hơi quá lâu, nước quá nóng

Điều này có thể nguy hiểm đến thai nhi, làm tăng khả năng dị tật bẩm sinh, dễ gây nhiễm trùng nếu bồn tắm không sạch.

Các loại thuốc uống

Với các loại thuốc uống mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trường hợp phát hiện có thai mẹ cần dừng các loại thuốc đang uống trước khi có chỉ định của bác sĩ.

Tránh xa phân chó mèo

Trong phân chó mèo có chứa toxoplasmosis gây ra bệnh ký sinh trùng. Do đó, mẹ cần thận trọng với các thú cưng này.

Hút thuốc lá, ngửi mùi thuốc lá

Khói thuốc lá có thể gây dị tật thai nhi, khuyết tật ống thần kinh, trẻ chậm phát triển…

Đứng hoặc ngồi quá lâu

Điều này dễ gây sưng đầu gối, sưng phù ở chân… Do đó, nếu ngồi lâu mẹ nên đứng lên đi lại vài vòng.

Tránh làm việc nặng, vận động mạnh, đi xe đạp

Khi mang thai, mẹ có thể đi bộ, chạy bộ nhưng những tháng đầu mẹ cần hết sức thận trọng. Hạn chế các việc nặng, việc nhà, quét dọn trên cao...

4/ MANG THAI THÁNG ĐẦU CÓ NÊN QUAN HỆ KHÔNG?
Đây cũng là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Đặc biệt, trong tháng đầu nhiều chị em không biết đã mang thai nên việc quan hệ vẫn diễn ra bình thường.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, quan hệ t.ình d.ục trong những tháng đầu tiên khi mang thai là hoàn toàn an toàn. Tuy nhiên, điều này chỉ cho phép khi sức khỏe của mẹ và thai nhi tốt, với tần suất vừa phải.

mang-thai-thang-dau-3_grande.png


Nếu sức khỏe người mẹ yếu và có những dấu hiệu sau thì tuyệt đối không nên quan hệ:

  • Mẹ có tiền sử sảy thai hoặc dọa sảy thai
  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân hoặc ra máu sau khi quan hệ
  • Đau bụng hoặc bị chuột rút
  • Cổ tử cung không vững chắc
  • Mang song thai hoặc đa thai
  • Có nhau thai thấp
Đặc biệt, nếu nửa kia đang bị mụn rộp sinh dục thì tốt nhất mẹ nên tránh. Đừng quên là sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi nhé!

Mang thai tháng đầu thường không được nhiều người chú ý vì khó phát hiện sớm. Do đó, nếu có ý định sinh baby, chị em nên lên kế hoạch sớm để có chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh ngay từ khi chưa mang thai.

>> THAM KHẢO : Ốm Nghén Khi Mang Thai
 
×
Quay lại
Top