Ly hôn có phải là thuốc giải độc cho một cuộc hôn nhân không hạnh phúc?

Dung Vuong

Founder at Wiki Cabinet Media
Tham gia
26/11/2019
Bài viết
0
Wikicabinet kính chào quý độc giả ở kỳ trước chúng tôi đã giới thiệu các chủ đề về:

Nghệ thuật quyến rũ bạn đời đỉnh cao

Kỳ này wikicabinet xin giới thiệu đến độc giả một chủ đề thú vị về Ly hôn có phải là thuốc giải độc cho một cuộc hôn nhân không hạnh phúc? Mời quý độc giả đón theo dõi chủ đề này cùng wikicabinet nhé.

Cho dù bạn là một chuyên gia tâm lý dày dặn kinh nghiệm cũng khó có thể dự đoán chính xác những gì con người sẽ cảm thấy như thế nào sau một sự kiện bất ngờ và phải đối mặt với những thay đổi của cuộc sống. thông thường, điều tốt nhất chúng ta có thể làm trong những nghịch cảnh này là chia sẻ và tiếp thu những kinh nghiệm của người dẫn trước.

Với quan điểm trên, một nghiên cứu mới đã và đang tìm ra hướng giải quyết chính xác những điều đó trong bối cảnh sự tan vỡ của một cuộc hôn nhân. Cụ thể, nghiên cứu này chỉ ra mối liên hệ giữa quỹ đạo của lòng tự trọng ở những cặp vợ chồng đang đứng trên bờ vực ly hôn.

Thật bất ngờ, các chuyên gia tìm thấy sự suy giảm ở mức ổn định về lòng tự trọng trong khoảng thời gian dẫn đến hôn nhân tan vỡ, sau đó là sự tự tin tăng ở mức chậm và tăng dần dần sau khi sự kiện ly hôn xảy ra.

Sự tan vỡ của một cuộc hôn nhân có liên quan đến các hậu quả tâm lý cho chính cặp vợ chồng đó, xã hội và kinh tế ở các mức độ khác nhau. Phần lớn những hậu quả đó gây ra sự khó chịu, căng thẳng mãn tính thậm chí có thể gây chấn thương tâm lý. Những cuộc ly hôn khiến lòng tự trọng của các cặp vợ chồng suy giảm đáng kể. Đáng chú ý, những sự suy giảm về lòng tự trọng xảy ra trong những năm cuộc hôn nhân dần đi đến đổ vỡ, dừng lại trong thời gian ly thân và ổn định dần trong những năm sau ly hôn.

Vậy, lòng tự trọng và tình trạng hôn nhân có mối liên hệ như thế nào với nhau?

Để giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia tâm lý đã phân tích một đoạn dữ liệu trong một cuộc thử nghiệm bao gồm 291 người tham gì chỉ bao gồm những cá nhân:

  1. Đã kết hôn tại một thời điểm nào đó trong thời gian nghiên cứu 10 năm.
  2. Đã trả qua một cuộc ly hôn hoặc ly thân tại thời điểm nào đó trong thời gian nghiên cứu.
Những người tham gia phải trả lời một bảng câu hỏi về sự thay đổi định kỳ của lòng tự trọng của họ qua Thang đo lòng tự trọng với 10 mức độ khác nhau. Những người tham gì được yêu cầu cho biết mức độ hài lòng của họ trên thang đo: Tôi hài lòng với chính mình và Đôi khi tôi nghĩ rằng mình không tốt chút nào.

Sử dụng dữ liệu này, các chuyên gia tâm lý có thể theo dõi mức độ tự trọng của người tham gia trong tối đa 120 tháng trước và sau khi ly hôn hoặc ly thân đã xảy ra. Biểu đồ dưới đây mô tả quỹ đạo trung bình của lòng tự trọng trong suốt thời gian thử nghiệm 10 năm. (Lưu ý rằng lòng tự trọng suy giảm trước khi ly hôn và tăng dần sau đó.)

Các chuyên gia cũng tìm thấy một vài điều tinh tế khá thú vị trong dữ liệu trên. Họ phát hiện ra rằng những người theo tôn giáo bất kỳ có sự suy giảm lòng tự trọng cao hơn trong những tháng đầu tiên dẫn đến nguy cơ ly hôn với những người không theo tôn giáo. Họ tin rằng, có thể chỉ ra mức độ mà những kỳ vọng xã hội có thể định hình cảm xúc của mọi người liên quan đến những thay đổi trong cuộc sống như sự tan vỡ của một cuộc hôn nhân. Họ cũng nhận thấy rằng những người có tính cách cẩn thận, siêng năng và tỷ mỷ có khả năng phục hồi lòng tự trọng nhiều hơn khi đối mặt với sự tan vỡ của hôn nhân so với những người khác.

Các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra xem các yếu tố như giới tính, tuổi tác hoặc thái độ của người ly hôn đối với hôn nhân và ly hôn có đóng vai trò trong việc hình thành mối quan hệ giữa sự tan vỡ hôn nhân và lòng tự trọng. Tuy nhiên, họ không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy đây là trường hợp cần lưu tâm. Có lẽ điều đặc biệt thú vị là cả hai vợ chồng đều không có con sẽ không ảnh hưởng đến quỹ đạo của lòng tự trọng nhiều hơn những gì thể hiện trong biểu đồ trên.

Các nhà nghiên cứu xem kết quả của họ là bằng chứng cho thấy ly hôn, trong nhiều trường hợp, có thể giống như liều thuốc giải độc cho một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Họ đề nghị rằng ly thân trong hôn nhân có thể lọai bỏ sợi dây ràng buộc trong mối quan hệ vợ chồng khỏi những căng thẳng kéo dài của một cuộc hôn nhân không hạnh phúc và chống lại quá trình suy giảm lòng tự trọng và có thể là một cơ hội để cởi mở hơn với các mối quan hệ có ý nghĩa khác với gia đình, bạn bè hoặc xây dựng một mối quan hệ mới, có thể đây sẽ là nền tảng hỗ trợ mới và chống lại sự suy giảm lòng tự trọng ban đầu.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần có một liều thuốc giải độc để ngăn chặn những cuộc ly hôn của các cặp vợ chồng hiện nay. Đương nhiên, khi lòng tự trọng đã suy giảm thì rất khó có thể hồi phục lại trạng thái ban đầu trước khi ly hôn.

Trong kỳ tiếp theo, Wikicabinet trân trọng mời độc giả đón đọc chủ đề 3 kỹ năng khắc cốt ghi tâm giao tiếp trong gia đình.

Nếu có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về bất kỳ chủ đề nào, hãy liên hệ với Wikicabinet bằng cách bình luận ở phía dưới nhé.

Source:Wiki Cabinet
Via:Wiki Cabinet
Tags:hôn nhân và gia đìnhly hôn
 
×
Quay lại
Top