Lưu ý khi thực hiện đăng ký Hộ kinh doanh?

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Thứ nhất, quyền thành lập Hộ kinh doanh:

Cá nhân hoặc nhóm người thành lập hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lự hành vi dân sự đầy đủ. Các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong pham vi toàn quốc.

Thứ hai, về địa điểm đăng ký kinh doanh

Một hộ kinh doanh chỉ được đặt tại một điạ điểm duy nhất trên phạm vi toàn quốc và không được thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện. Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, tên gọi hộ kinh doanh

Cách đặt tên cho hộ kinh doanh phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về tên gọi, cụ thể: Tên hộ kinh doanh phải bao gồm hai thành tố sau đây: Loại hình “Hộ kinh doanh” và Tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

Thứ tư, số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh

Số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh là 10 người, trường hợp có trên 10 người thì hộ kinh doanh phải thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp.

Thứ năm, về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Hộ kinh doanh đăng ký ngành nghề muốn kinh doanh trên tờ khai đăng ký kinh doanh. Trường hợp hộ kinh doanh kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì hộ gia đình có quyền kinh doanh ngành nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ sáu, các giấy tờ cần thiết khi đăng ký hộ gia đình

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với nơi đặt địa chỉ kinh doanh của Hộ kinh doanh (Hợp đồng thuê nhà, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở…)
Xem thêm: Dịch vụ kế toán tại Đà Nẵng.
 
×
Quay lại
Top