Lỗi kích thước trong bài học photoshop

tuan11nguyen

Thành viên
Tham gia
10/8/2016
Bài viết
1
Xin chào các bạn bài học photoshop tôi xin giới thiệu lỗi về khung hình bạn hay gặp phải.

1. Sai kích thước khung hình



Chúng ta hãy bắt đầu với các lỗi của khung hình. Để tạo một khung hình mới bạn vào File > New hay Control + N.



10-loi-co-ban-thuong-gap-khi-ve-tranh-bang-Photoshop-1.png



A, Kích thước khung hình quá nhỏ



Một bức tranh được vẽ bằng Photoshop thực ra là một tập hợp các điểm ảnh. Chắc bạn không lạ gì điều này. Tuy nhiên, bạn cần chính xác bao nhiêu điểm ảnh để tạo ra được một bức tranh chi tiết: 200x200? 400x1000? 9999x9999?

Thông thường, bạn sẽ sử dụng ngay kích thước màn hình của bạn. Tuy nhiên đó lại là vấn đề bởi bạn không biết bức tranh được hiển thị trên màn hình người xem ra sao.

Hãy quan sát hình 1, bạn dễ dàng nhận thấy là kích cỡ 1024x600 thì vừa với màn hình 1280x720 và 1366x768 nhưng lại có quá nhiều khoảng trống trên màn hình 1920x1080 hay 1920x1200. Đó là một sự lãng phí với khách hàng của chúng ta.



10-loi-co-ban-thuong-gap-khi-ve-tranh-bang-Photoshop-2.jpg




Độ phân giải lớn hơn không có nghĩa là màn hình lớn hơn. Điện thoại thông minh của bạn có thể có nhiều điểm ảnh hơn màn hình máy tính của bạn như hình dưới đây.



10-loi-co-ban-thuong-gap-khi-ve-tranh-bang-Photoshop-3.jpg




Điều này có nghĩa là gì? Hình ảnh của bạn có thể hiển thị như thế này với những người xem khác nhau.



10-loi-co-ban-thuong-gap-khi-ve-tranh-bang-Photoshop-4.gif




Không chỉ có vậy, độ phân giải càng lớn thì càng nhiểu điểm ảnh. Với một độ phân giải nhỏ, một mắt có thể được biểu diễn bằng 20 điểm ảnh. Trong khi đó, cũng hình ảnh mắt đó có thể được biểu diễn bằng 20000 điểm ảnh ở một độ phân giải khác như hình dưới đây.



10-loi-co-ban-thuong-gap-khi-ve-tranh-bang-Photoshop-5.jpg




Dưới đây là mẹo nhỏ cho bạn: khi vẽ một chi tiết nhỏ ở độ phân giải lớn, bạn có thể cẩu thả một chút bởi khi thay đổi khoảng cách (như thu nhỏ), các chi tiết này sẽ bị ẩn đi.


B. Kích thước khung hình quá lớn



Từ trường hợp trên, liệu ta có nên luôn sử dụng một khung hình có độ phân giải lớn để được tự do hơn? Về lý thuyết, điều này đúng. Còn trên thực tế, với độ phân giải lớn hơn thì bạn cần một màn hình với độ phân giải lớn hơn nếu không muốn các điểm ảnh chen chúc nhau. Điều này dẫn tới bạn cần một máy tính mạnh hơn – một sự đầu tư không phải phải luôn luôn cần thiết, đôi khi nó là không thể. – nếu bạn không muốn nhìn cảnh máy tính lờ đờ sau.







Điểm bất lợi thứ hai là độ phân giải lớn đòi hỏi phải làm rõ ràng hơn các chi tiết ví dụ bạn cần phải làm rõ thêm họa tiết của mắt, mũi cho ảnh chân dung. Trái ngược với niềm tin của những người mới bắt đầu, không phải chi tiết nào của bức tranh cũng cần rõ ràng quá mức bởi đó là một việc tốn thời gian và không cần thiết. Cũng giống như vẽ tranh trên thực tế, bạn cần tập trung vào những chi tiết thể hiện được thông điệp của tác phẩm, bỏ qua những điều không cần thiết ở xung quanh.



C. Kích cỡ cuối cùng quá lớn



Bạn đã có một độ phân giải hoàn hảo cho bức tranh: không quá nhỏ, không quá lớn, phù hợp với mức độ chi tiết bạn muốn. Nhưng bạn lại để kích thước sản phẩm quá lớn so với độ phân giải khiến các chi tiết không cần thiết bị lộ ra như ví dụ sau:



10-loi-co-ban-thuong-gap-khi-ve-tranh-bang-Photoshop-9.jpg


Bạn muốn sản phẩm của mình trông như thế này



10-loi-co-ban-thuong-gap-khi-ve-tranh-bang-Photoshop-10.jpg


Hay thế này hơn?

Chia sẻ giới thiệu khóa học photoshop cs6

Không có quy tắc cứng nhắc nào để bạn xác định được kích thước tối ưu. Tất cả đều ở cảm nhận của bạn: các chi tiết mảnh, nhỏ sẽ tốt khi trình bày ở độ phân giải lớn. Càng “sơ sài”, sẽ tốt hơn khi bạn để nó với kích thước nhỏ. Trước khi nhấn OK, bạn nên kiểm tra hình ảnh xem trước bởi một số ảnh sẽ bị thay đổi độ nét không như mong muốn. Bạn nên tham khảo nghệ sĩ khác về vấn đề này.



share-fb.gif
share-gg.gif
10-loi-co-ban-thuong-gap-khi-ve-tranh-bang-Photoshop-11.png


Các bạn xem thêm chi tiết tại đây:

https://hocphotoshop.vn/khoa-hoc-photoshop-co-ban-nang-cao-o-ha-noi.html

Chúc các bạn thành công
 
×
Quay lại
Top