Lợi dụng “cuộc chiến truyền thông” hàng trăm báo nhỏ báo to giật title câu view bất chấp sự thật

seogirl7979

Thành viên
Tham gia
10/12/2016
Bài viết
0
Vừa qua, nhiều cơ quan báo chí đã cùng nhau hợp sức khiến Địa ốc Alibaba trở thành “tâm điểm” của cộng đồng dư luận. “Chiến lược” này thành công là nhờ vào chiêu trò “giật title câu view” bất chấp sự thật của người viết báo.

Danh sách các bài báo “câu view”
Nhiều bài viết được đăng tải trên các trang báo điện tử với các tiêu đề “giật gân” như sau:

z829867728202_d49bcd1d8d596adf31ad2ed96c962dae.png
Hiệp Hội bất động sản TP.HCM: Cảnh báo khẩn cấp Công ty địa ốc Alibaba có dấu hiệu lừa đảo, Bóc trần sự thật "tập đoàn" địa ốc Alibaba : Vốn ngàn tỷ, nhân viên ngàn người, bán dự án … "ma" (Báo Phunuonline); Bị “lật tẩy” ở Long Thành, Alibaba về TP.HCM “tác oai”, HoREA cảnh báo khẩn (Báo Dân Việt); TP HCM: HoREA cảnh báo Công ty Alibaba ‘mạo danh’ chủ đầu tư rao bán hàng ngàn lô đất ở Củ Chi (Báo Tin Nhanh Nhà Đất);Chân dung địa ốc Alibaba – Chủ đầu tư "nổ tung trời"… sai sự thật’ Phanh phui loạt hoạt động mờ ám của Địa ốc Alibaba (Báo Kiến thức); Địa ốc Alibaba bị HoREA cảnh báo lừa đảo: 1,5 năm tăng vốn gấp 16.000 lần (Báo VietnamFinance); Địa Ốc Alibaba Chào Bán Dự Án “Ma” Tây Bắc – Củ Chi (Báo 24hnews); Bị "lật tẩy" ở Long Thành, Alibaba của Jack Ma về TP.HCM "tác oai", hàng trăm người bị lừa (Báo VietFact); Sự thật "trần trụi" về 2 công ty bất động sản có tên Alibaba (Báo Dân Trí); HoREA “nghi” địa ốc Alibaba tăng vốn “ảo”, kinh doanh kiểu đa cấp (Báo Cafebiz); Nguy cơ gây nhiễu loạn thị trường từ nhóm Alibaba (Báo Thương trường); Công ty địa ốc Alibaba và những dự án "vịt trời" (Báo VCCI); Vì sao địa ốc Alibaba dễ dàng lừa khách hàng, làm loạn thị trường? (Báo Một thế giới); Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba hữu danh vô thực (Báo Vietnambiz); Phớt lờ mọi cảnh báo, môi giới địa ốc Alibaba tiếp tục "chiêu dụ" khách hàng, quảng cáo dự án (Báo Cafef); “Không thể biết được còn bao nhiêu doanh nghiệp giống Alibaba!” (Báo Soha); Luật sư cảnh báo khả năng mất trắng vì địa ốc Alibaba (Báo Vietnamnet); Vì sao doanh nghiệp địa ốc Alibaba có thể 'qua mặt' bán đất nền khống? (Báo Tin tức); Khách hàng "tố" Alibaba tại lễ mở bán dự án (Báo Người Lao động); Hàng ngàn người 'sập bẫy' địa ốc Alibaba (Báo Thanh Niên); Xem xét khởi tố vụ án Công ty Địa ốc Alibaba (Báo Việt Báo); Địa ốc Alibaba liều lĩnh chơi ‘ván bài lật ngửa’ với khách hàng (Báo Zing News); Sở Xây dựng TP HCM xử phạt hành chính với địa ốc Alibaba (Báo Người lao động)…
Nhắm mắt “giật title”
Nội dung chính của hầu hết các bài báo nằm ở tiêu đề (title) của nó. Có thể thấy, ở các bài viết kể trên, thông tin truyền tải “hao hao” nhau, đều nói về những “cảnh báo” chưa có đủ cơ sở xác thực đối với công ty CP Địa ốc Alibaba.
Và vấn đề đáng nói ở đây, chính là hình thức đặt tiêu đề với mục đích câu kéo lượt xem, trong khi viết báo là để truyền đạt thông tin, nhưng SỰ THẬT LẠI KHÔNG ĐƯỢC “CHÚ Ý” TỚI.
Theo đó, đối với những tiêu đề bao hàm nội dung chính của bài viết, Địa ốc Alibaba có thể kết luận rằng, các bài báo này đưa tin sai sự thật. Đơn cử là một số tiêu đề đến từ các cơ quan báo chí (chữ in đậm) và sự phản hồi từ Địa ốc Alibaba (chữ thường) như sau:
Hiệp Hội bất động sản TP.HCM: Cảnh báo khẩn cấp Công ty địa ốc Alibaba có dấu hiệu lừa đảo (Báo Phunuonline), Địa ốc Alibaba bị HoREA cảnh báo lừa đảo: 1,5 năm tăng vốn gấp 16.000 lần (Báo VietnamFinance):

19b299b7aaf245ac1ce3.jpg
Trước tiên, đối với tiêu đề bài báo trên, cần xác nhận lại, Địa ốc Alibaba khởi nghiệp với 1 tỷ đồng, hiện nay, công ty có số vốn điều lệ là 1 nghìn 600 tỷ đồng. Như vậy, sau 1,5 năm, Địa ốc Alibaba tăng vốn gấp 1 nghìn 600 lần chứ không phải 16 nghìn lần như tiêu đề bài báo đã đưa tin “khống”.
Kế đến, bài viết không xác minh “cảnh báo” của Hiệp hội BĐS TP.HCM là đúng hay sai mà vội vàng đưa tin kèm theo nội dung “có dấu hiệu lừa đảo”. Địa ốc Alibaba khẳng định: Công ty không lừa gạt bất kỳ khách hàng nào đầu tư tại doanh nghiệp, mọi thông tin xác thực nhất về dự án, khách hàng đều nắm rõ trước khi đi đến kí kết hợp đồng. Và sự thật rành rành là, chưa có khách hàng nào thiệt hại bất kỳ điều gì khi đầu tư tại Địa ốc Alibaba. Vậy, như thế nào là “cảnh báo” và “có dấu hiệu lừa đảo”?
Bóc trần sự thật "tập đoàn" địa ốc Alibaba : Vốn ngàn tỷ, nhân viên ngàn người, bán dự án … "ma"(Báo Phunuonline), Địa Ốc Alibaba Chào Bán Dự Án “Ma” Tây Bắc – Củ Chi (Báo 24hnews):

a05ca1a890ed7fb326fc.jpg
Các dự án mà Địa ốc Alibaba giới thiệu hoặc phân phối, giao dịch đều là sản phẩm có thật. Mặt khác, thứ nhất, đối với dự án Tây Bắc Củ Chi, Địa ốc Alibaba nhận tiền giữ chỗ là giới thiệu cơ hội đầu tư đến khách hàng. Đây không phải là hoạt động mua bán giao dịch. Theo luật hiện hành, không có điều khoản nào cấm đặt chỗ đối với dự án không phải bất động sản hình thành trong tương lai (đất nền) khi chưa trở thành chủ đầu tư. Thứ hai, đối với dự án Alibaba Long Phước và dự án Alibaba Tân Thành, Địa ốc Alibaba hoàn toàn có đầy đủ thẩm quyền để phân phối và giao dịch, nói cách khác là rao bán sản phẩm. Vậy, như thế nào là “dự án ‘ma’” mà hai bài viết trên đã đặt title?
Sự thật "trần trụi" về 2 công ty bất động sản có tên Alibaba (Báo Dân Trí):

3fd14e7d7d389266cb29.jpg
Công ty Địa ốc Alibaba hoạt động hoàn toàn minh bạch và công khai. Vậy, thế nào là “sự thật ‘trần trụi’”? Cách đặt tiêu đề này giật title câu view một cách phản cảm. Chưa hết, nếu đọc nội dung bài viết, sẽ thấy tất cả thông tin được chuyển tải mới chỉ là nghi vấn của người viết đặt ra (có kèm theo dấu chấm hỏi cuối thông tin). Ngoài ra, các thông tin trong bài viết này đều là những nhận định chung chung hoặc chưa có cơ sở kết luận. Thế mà “nhà báo” này lại thản nhiên viết bài một cách thật “trần trụi”, kệch cỡm.
Bị “lật tẩy” ở Long Thành, Alibaba về TP.HCM “tác oai”, HoREA cảnh báo khẩn (Báo Dân Việt), Bị "lật tẩy" ở Long Thành, Alibaba của Jack Ma về TP.HCM "tác oai", hàng trăm người bị lừa (Báo VietFact):

fa9eeb75dd30326e6b21.jpg
Đối với dự án Alibaba Long Thành, Địa ốc Alibaba hoàn toàn có đầy đủ thẩm quyền về pháp lý để “rao bán” sản phẩm theo Luật kinh doanh BĐS 2014 quy định. Vậy, thế nào gọi là “lật tẩy”?
Còn “tác oai” nghĩa là ngang ngược trái lẽ phải. Như đã nói trên, đối với dự án Tây Bắc Củ Chi, Địa ốc Alibaba nhận tiền giữ chỗ là giới thiệu cơ hội đầu tư đến khách hàng. Đây không phải là hoạt động mua bán giao dịch. Theo luật quy định, không có điều khoản nào cấm đặt chỗ đối với dự án không phải bất động sản hình thành trong tương lai (đất nền) khi chưa trở thành chủ đầu tư. Vậy, như thế nào gọi là “tác oai”?
Nếu xét theo cách dùng từ đặt trong ngoặc kép, thì có 3 trường hợp: hàm ý, trích dẫn và mỉa mai. Ở đây, chỉ có thể hiểu “lật tẩy” và “tác oai” trong ngoặc kép theo nghĩa trích dẫn khẩu ngữ với nguyên nghĩa gốc của nó đi kèm sự mỉa mai, chứ không hàm ẩn bất kỳ ý nghĩa nào khác. Vậy, theo phân tích trên, thế nào là “lật tẩy” và “tác oai”?
TP HCM: HoREA cảnh báo Công ty Alibaba ‘mạo danh’ chủ đầu tư rao bán hàng ngàn lô đất ở Củ Chi (Báo Vietnammoi), Công ty địa ốc Alibaba và những dự án "vịt trời" (Báo VCCI), Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba hữu danh vô thực (Báo Vietnambiz), Vì sao doanh nghiệp địa ốc Alibaba có thể 'qua mặt' bán đất nền khống? (Báo Tin tức):

5b9ff2a6c4e32bbd72f2(1).jpg
Công ty CP Địa ốc Alibaba không tự nhận là chủ đầu tư. Trên website công ty ghi rõ ràng: Đang trong quá trình xin làm chủ đầu tư. Bài viết đang đánh tráo tên các công ty (công ty CP Địa ốc Alibaba và công ty CP Alibaba Tây Bắc) nhằm “vơ đũa cả nắm” để chuyển tải thông tin sai sự thật. Ngoài ra, cần nhắc lại lần nữa, đối với sản phẩm Tây Bắc Củ Chi, Địa ốc Alibaba không “rao bán”.
Phanh phui loạt hoạt động mờ ám của Địa ốc Alibaba (Báo Kiến thức):

61de7d774a32a56cfc23.jpg
Địa ốc Alibaba hoạt động theo tôn chỉ công khai, minh bạch. Nếu như có “mờ ám”, thì đó là do bài viết chưa có những tìm hiểu một cách kỹ lưỡng và khách quan từ nhiều nguồn. Chưa tìm hiểu sự việc cẩn thận mà vội vã đưa tin, đó là cách làm việc thể hiện sự chuyên nghiệp và không “mờ ám” của tờ báo?
HoREA “nghi” địa ốc Alibaba tăng vốn “ảo”, kinh doanh kiểu đa cấp (Báo Cafebiz):

513c577260378f69d626.jpg
Chưa có thông tin chính xác phản hồi từ cơ quan chức năng mà bài báo đã “đính kèm” Địa ốc Alibaba với những tội danh sờ sờ như thật. Nếu có cơ sở xác thực, thì tại sao không đưa ra kết luận cuối cùng, mà lại “nghi”? Và nếu chỉ dừng ở mức “nghi” thì tại sao lại viết bài cung cấp thông tin sai sự thật?
Nguy cơ gây nhiễu loạn thị trường từ nhóm Alibaba (Báo Thương trường), Vì sao địa ốc Alibaba dễ dàng lừa khách hàng, làm loạn thị trường? (Báo Một thế giới):

69da4e397a7c9522cc6d(1).jpg
Bài báo “vơ đũa cả nắm”, gộp chung 2 công ty khác nhau là công ty CP Địa ốc Alibaba và công ty CP Alibaba Tây Bắc để quy kết tội danh cho Địa ốc Alibaba.
Đầu năm 2017, Địa ốc Alibaba bằng cách giới thiệu cơ hội đầu tư tại Long Thành, đã góp phần bình ổn thị trường đất nền tại TPHCM. Cuối năm 2017, khi thị trường tại Đồng Nai tăng ảo, Địa ốc Alibaba giới thiệu cơ hội đầu tư tại Củ Chi. Địa ốc Alibaba luôn đem lại cho nhà đầu tư những cơ hội mới, tránh để khách hàng phải bỏ vốn vào những khu tăng nóng. Do đó, Địa ốc Alibaba giúp hạ nhiệt thị trường bất động sản, mang lại cơ hội đầu tư và phát triển bền vững cho người dân.
Thêm nữa, như đã nói, Địa ốc Alibaba không hề tự xưng là chủ đầu tư và công bố bán nền, cho nên không vi phạm pháp luật.
Từ giá bán rẻ nhất thị trường, cho đến chính sách cam kết cơ hội sinh lời 28%/năm, cũng như chính sách hoàn vốn cộng lãi suất ngân hàng ACB trong trường hợp khách hàng không muốn đầu tư nữa, kèm theo hoạt động giúp bình ổn thị trường đã nói, có thể thấy, Địa ốc Alibaba là nơi đầu tư ưu việt của người tiêu dùng và là doanh nghiệp giúp cân bằng thị trường ở nhiều khu vực.
Vậy, “nguy cơ gây nhiễu loạn thị trường” đến từ Địa ốc Alibaba hay từ các bài báo nhốn nháo, phiến diện?
Khách hàng "tố" Alibaba tại lễ mở bán dự án (Báo Người Lao động):

7b5258c86c8d83d3da9c.jpg
Như thế nào gọi là “khách hàng tố Alibaba”? Trong khi khách hàng thắc mắc cho ban quản lý Địa ốc Alibaba giải đáp, thì người giải quyết vấn đề là ai mà bảo “khách hàng tố”? Mọi thắc mắc của khách hàng, nếu hợp lý và đúng như những gì Địa ốc Alibaba đã triển khai trong cam kết, doanh nghiệp sẽ giải quyết một cách tận gốc cho khách hàng, kể cả những ai muốn hoàn lại vốn khi không có nhu cầu hợp tác đầu tư với công ty nữa. Thậm chí, trên website công ty sau buổi lễ mở bán đã đưa thông tin: Nếu khách hàng chưa đồng ý với cách giải quyết của Địa ốc Alibaba thì có thể gọi đến số Hotline của công ty để được giải quyết đến khi thỏa mãn.
Và, khách hàng thắc mắc trong buổi Lễ mở bán với mục đích gì? Là để được công ty giải quyết, hay là do cá nhân tổ chức nào đó đứng sau điều khiển, mà bảo “tố”?
Hàng ngàn người 'sập bẫy' địa ốc Alibaba (Báo Thanh Niên):

557a1a212e64c13a9875.jpg
Địa ốc Alibaba kinh doanh với mục đích phát triển bền vững, vì vậy, không đặt khách hàng – đối tác của mình vào “bẫy”. Như đã nói, khách hàng đầu tư dự án là dựa vào uy tín của doanh nghiệp, cũng như kinh nghiệm từ những lần đầu tư trước đó. Vậy cái bẫy này được giăng ra từ Địa ốc Alibaba hay từ những bài báo bất chấp lẽ phải như thế này?
Luật sư cảnh báo khả năng mất trắng vì địa ốc Alibaba (Báo Vietnamnet):

22d4aa2f9f6a7034297b.jpg
Bất kỳ dự án nào, không riêng gì đối với sản phẩm Tây Bắc Củ Chi, Địa ốc Alibaba cam kết: Có thể một số thủ tục của dự án đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ pháp lý, nhưng Địa ốc Alibaba sẽ hoàn tất đầy đủ thủ tục cho người mua trong thời gian sớm nhất, và nếu khách hàng không hài lòng, công ty sẽ hoàn tiền 100% cộng với lãi suất ngân hàng ACB trong thời gian khách hàng đã đầu tư tại dự án. Như vậy, quyền lợi của khách hàng có bị thiệt hại? Và Địa ốc Alibaba có lừa đảo bất kỳ người mua nào? Hơn nữa, khách hàng đầu tư dự án là dựa vào uy tín của doanh nghiệp, cũng như kinh nghiệm từ những lần đầu tư trước đó. Bài báo này chỉ đưa lập luận một chiều từ phía luật sư mà không tìm hiểu chính sách cam kết của Địa ốc Alibaba. Vậy, “mất trắng vì Địa ốc Alibaba” hay vì tin vào các bài báo tương tự?
Sở Xây dựng TP HCM xử phạt hành chính với địa ốc Alibaba (Báo Người lao động), Xem xét khởi tố vụ án Công ty Địa ốc Alibaba (Báo Việt Báo):

b9716b155e50b10ee841(1).jpg
Đến nay, Địa ốc Alibaba vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo xử phạt hành chính nào. Thế mà báo chí lại giật title đưa tin “xử phạt hành chính với địa ốc Alibaba”? Trong khi đây chỉ mới là thông tin vỉa hè và Sở xây dựng chưa giải quyết xong hồ sơ Địa ốc Alibaba. Thế nhưng dựa vào thông tin đó, các báo tiếp tục đưa tin “xem xét khởi tố vụ án Công ty Địa ốc Alibaba”… Cũng như các nội dung phía trên, báo chí đang nghiễm nhiên truyền tải thông tin đến người đọc một cách vô tội vạ, mặc kệ đúng – sai, mặc kệ thật – giả.
Có thể nói, vấn đề lương tâm nghề nghiệp ngày nay đã bị một số cơ quan báo chí cho vào “quên lãng”. Đề cao lượt tiếp cận của người xem đến mức bất chấp sự thật và lẽ phải, hầu hết các cơ quan đại diện quần chúng phát ngôn này đã sản xuất ra những bài viết “chiêu trò” đến mức “rẻ tiền”.
Sự việc viết báo mà không nhìn vào sự thật của một bộ phận báo “nhỏ”, báo “to” đã khiến Địa ốc Alibaba bất đắc dĩ trở thành “cái rốn vũ trụ”. Điều này đã gây thiệt hại không nhỏ cho Địa ốc Alibaba trong quá trình kinh doanh và phát triển hiện tại.
Chưa hết, báo chí là lĩnh vực gây ảnh hưởng rộng rãi, sâu sắc đến cá nhân, cộng đồng. Nếu không chú trọng “cái tâm” trong nghề, thì hậu quả không những nằm ở giá trị thấp kém của bài viết, mà còn kéo theo cả sự xuống cấp giá trị của người viết bài.
 
×
Quay lại
Top