Loạn Trung nhật ký - Nhật ký chiến tranh của Đô đốc Yi Sun Shin

yennhi2509

Thành viên
Tham gia
14/10/2019
Bài viết
0
Trong cuộc họp của Ủy ban tư vấn quốc tế về Ký ức Thế giới lần thứ 11 được tổ chức hôm 19/6 tại thành phố Gwangju, tỉnh
Nam Jeolla, Hàn Quốc, nhật ký chiến tranh mang tên “Nanjungilki” (Loạn Trung Nhật Ký) ra đời trong triều đại Joseon và
các tài liệu ghi chép về Phong trào làng mới Saemaeul vào những năm 1970 đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn
hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách Ký ức Thế giới. Như vậy, Hàn Quốc đã có tổng cộng 11 thư tịch trong
danh sách này, bao gồm “Hunminjeongeum”(Huấn Dân Chính Âm), cuốn sách về sự ra đời và cách sử dụng bảng chữ cái
tiếng Hàn; biên niên sử của triều đại Joseon (Joseon vương triều thực lục); “Jikji” (Trực chỉ tâm thể yếu tiết), cuốn kinh Phật
đầu tiên trên thế giới được in bằng bản khắc kim loại; “Seungjeongwon Ilgi”(Nhật ký Ban thư ký hoàng gia); Đại trường kinh
thời Goryeo; “Uigwe” (Nghi quỹ), cuốn ghi chép nghi thức hoàng gia triều đại Joseon; “Donguibogam” (Đông Y Bảo Giám),
cuốn bách khoa toàn thư về y học của Hàn Quốc; những tài liệu về Phong trào vận động dân chủ 18/5 tại thành phố
Gwangju vào năm 1980 và “Ilseongnok” (Nhật tỉnh lục) của triều đại Joseon vào cuối thế kỷ 19.
Học tiếng Hàn ở BMT
Vài nét khái quát về “Loạn Trung Nhật Ký”
“Loạn Trung Nhật Ký” của Đô đốc Yi Sun-shin đã trở thành di sản văn hóa quốc gia số 76 của Hàn Quốc vào năm 1962,
được công nhận là một thư tịch có giá trị to lớn về mặt lịch sử cũng như học thuật. Ông Roh Seung-sek, Giám đốc Trung
tâm nghiên cứu thư tịch cổ Yeohae (Nhữ Hài: tên của Đô đốc Yi Sun-shin khi trưởng thành), cho biết : "“Loạn Trung Nhật
Ký” được Đô đốc viết trong bảy năm diễn ra “Biến loạn Nhâm Thìn” - cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược Nhật
Bản vào năm 1592. Tiêu đề của nhật ký là do đời sau đặt ra khi công bố thư tịch này dưới triều vua Jeongjo (Chính Tổ).
Ngoài việc tập trung ghi nhận tất cả những sự kiện xảy ra trong cuộc chiến tranh, tư liệu này còn miêu tả chi tiết nhiều
sự việc đời thường của vị tướng này."
Với tổng cộng 130.000 chữ, “Loạn Trung Nhật Ký” đã ghi lại một cách chi tiết cuộc chiến trên biển của hải quân Hàn Quốc
do Đô đốc Yi Sun-shin lãnh đạo chống lại quân xâm lược Nhật Bản. Hàn Quốc gọi cuộc chiến này là “Biến loạn Nhâm Thìn”.
Nhật ký được Đô đốc bắt đầu viết từ khi xảy ra chiến tranh vào năm 1592 cho đến hai ngày trước khi ông hy sinh trong trận
hải chiến Noryang vào ngày 17/11/1598. Như vậy là toàn bộ quá trình cuộc chiến đã được chính tay vị Tổng tư lệnh hải
quân lỗi lạc này chấp bút. Hiện rất khó có thể tìm được một loại thư tịch quý hiếm như vậy trên thế giới. Giám đốc Roh
Seung-sek cho biết thêm : "Trong chiến tranh, bản thân việc đương đầu với kẻ địch đã tốn rất nhiều công sức. Giữa
những lúc tên bay, đạn bắn nguy hiểm khôn lường, Đô đốc đã thể hiện được tài nghệ chỉ huy quân đội tài tình, quản lý
thuộc cấp trên dưới đều đồng lòng, vừa nghe ngóng tình hình vừa ghi nhận lại những trải nghiệm của mình vào nhật
ký.
Học tiếng Hàn ở Đắk Lắk
Thật khó có thể tìm được một trường hợp nào như vậy trong lịch sử thế giới!"
200 năm sau ngày cuộc chiến kết thúc, tức là vào năm 1792, năm thứ 16 dưới thời vua Chính Tổ, người ta mới biết đến sự
tồn tại của “Loạn Trung Nhật Ký”. Nhằm phục vụ cho việc ghi nhận công trạng và thăng chức Đô đốc Yi Sun-shin lên hàng
Thừa tướng, những người chịu trách nhiệm đã cho thu thập tất cả thư tịch, tài liệu cũng như bút tích của ông và biên soạn
“Toàn thư Trung Vũ Công” (Trung Vũ Công là tên hiệu của đô đốc), đồng thời đặt tên cho những ghi chép trong chiến tranh
của ông là “Loạn Trung Nhật Ký”. Giám đốc Roh Seung-sek bổ xung : "Nhật ký lẽ ra phải có tám cuốn ứng với các năm
Nhâm Thìn (năm 1592), Quý Tỵ (1593), Giáp Ngọ (1594), Ất Mùi (1595), Bính Thân (1596), Đinh Dậu (1597),
Học tiếng Hàn ở Buôn Ma Thuột
 
×
Quay lại
Top