Loại bỏ áp xe

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Áp xe là những ổ sưng đau, viêm và chứa đầy mủ do nhiễm khuẩn. Bạn có thể bị áp xe (còn gọi là nhọt) ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Một số áp xe nhỏ trên da có thể lành mà không cần điều trị y khoa, nhưng các ổ áp xe lớn hoặc không tự lành phải được chăm sóc y tế. Bạn có thể chữa trị áp xe qua việc chăm sóc tại nhà hoặc gặp bác sĩ để được điều trị bằng cách dẫn lưu áp xe và dùng thuốc.

Phương pháp 1: Điều trị áp xe tại nhà

aid6077558-v4-728px-Get-Rid-of-an-Abscess-Step-1-Version-2.jpg

1. Không chạm tay vào áp xe

Bạn cố gắng không sờ, cậy hoặc nặn áp xe. Hành động này có thể làm lây lan vi khuẩn, gây viêm nhiều hơn và nhiễm trùng nặng hơn.

Dùng băng hoặc khăn giấy sạch thấm mủ hoặc dịch rỉ ra từ áp xe. Tránh để ngón tay chạm vào da trong khi thấm dịch. Vứt ngay miếng băng thấm dịch và không sử dụng lại.

Luôn rửa tay trước và sau khi chăm sóc vết áp xe để tránh ổ nhiễm trùng lây lan. Các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như nhiễm khuẩn tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) có thể xâm nhập vào cơ thể qua áp xe.

aid6077558-v4-728px-Get-Rid-of-an-Abscess-Step-2-Version-2.jpg

2. Chườm ấm lên vùng bị áp xe

Rửa tay bằng xà phòng và nước. Đun một cốc nước đến mức ấm hoặc nóng nhưng không làm bỏng da, sau đó nhúng băng sạch hoặc mảnh vải mềm vào nước, đắp lên áp xe và vùng da xung quanh. Liệu pháp chườm gạc ấm hoặc nóng có thể giúp dẫn lưu áp xe, đồng thời giảm đau nhức và khó chịu.

Chườm ấm mỗi ngày nhiều lần.

Dùng một mảnh vải xoa nhẹ nhàng lên áp xe theo chuyển động vòng tròn để mủ có thể chảy ra. Một chút máu rỉ ra lúc này là bình thường.

aid6077558-v4-728px-Get-Rid-of-an-Abscess-Step-3-Version-2.jpg

3. Ngâm trong nước ấm

Đổ nước ấm vào bồn tắm hoặc vật chứa nhỏ hơn, sau đó ngâm cả người hoặc vùng da bị áp xe trong khoảng 10-15 phút. Liệu pháp ngâm nước ấm có thể giúp áp xe tự dẫn lưu một cách tự nhiên, giảm đau nhức và khó chịu.

Rửa sạch bồn tắm hoặc vật chứa nước trước và sau khi ngâm.

Cân nhắc rắc muối nở, bột yến mạch sống, keo yến mạch hoặc muối Epsom vào nước. Những chất này có thể làm dịu da và giúp dẫn lưu nhọt một cách tự nhiên.

aid6077558-v4-728px-Get-Rid-of-an-Abscess-Step-4-Version-2.jpg

4. Rửa sạch áp xe và vùng da xung quanh

Bạn cần rửa áp xe bằng xà phòng diệt khuẩn nhẹ dịu và nước ấm. Nhớ rửa sạch cả vùng da xung quanh áp xe. Dùng khăn sạch và mềm để thấm khô

Rửa áp xe bằng dung dịch sát khuẩn nếu bạn thích dùng chất nào đó mạnh hơn xà phòng.[8]
Tắm vòi sen hoặc tắm bồn hàng ngày cũng giúp rửa áp xe. Việc giữ vệ sinh cá nhân tốt có thể chữa lành áp xe và giảm nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn.

aid6077558-v4-728px-Get-Rid-of-an-Abscess-Step-5-Version-2.jpg

5. Che phủ áp xe bằng băng vô trùng

Khi áp xe đã sạch, bạn hãy dùng gạc hoặc băng vô trùng phủ nhẹ lên vết thương.[10] Để ngăn ngừa nhiễm trùng, bạn cần thay băng nếu dịch bên trong áp xe thấm qua băng, hoặc băng bị ướt hay bẩn.

Bạn cũng có thể dùng tăm bông bôi mật ong lên vùng áp xe trước khi băng lại để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nhớ đừng chấm tăm bông đã dùng vào mật ong.

aid6077558-v4-728px-Get-Rid-of-an-Abscess-Step-6-Version-2.jpg

6. Uống thuốc giảm đau

Dùng thuốc giảm đau không kê toa như ibuprofen hoặc acetaminophen. Tuân theo hướng dẫn về liều lượng trên nhãn thuốc để giảm đau và khó chịu. Những loại thuốc giảm đau như ibuprofen cũng có tác dụng giảm sưng.

aid6077558-v4-728px-Get-Rid-of-an-Abscess-Step-7-Version-2.jpg

7. Giặt rửa tất cả các vật dụng đã tiếp xúc với áp xe

Để máy giặt ở chế độ nước nóng nhất. Bỏ tất cả quần áo đồ vải, kể cả khăn mặt mà bạn đã dùng để chườm áp xe vào máy giặt. Chạy máy giặt và sấy ở nhiệt độ cao. Điều này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn còn sót lại vốn có thể gây viêm hoặc nhiễm trùng nặng hơn.

aid6077558-v4-728px-Get-Rid-of-an-Abscess-Step-8-Version-2.jpg

8. Mặc quần áo rộng rãi và mềm mịn

Quần áo bó sát có thể gây kích ứng da và khiến nhọt trở nặng. Bạn nên mặc quần áo nhẹ, rộng rãi, trơn mịn để cho da được thở và mau lành hơn.

Chất liệu vải mềm mịn như cotton hoặc len lông cừu Merino có thể giúp da không bị ngứa và ngăn ngừa đổ mồ hôi nhiều gây kích ứng vùng da áp xe.

Phương pháp 2: Tìm sự chăm sóc y tế

aid6077558-v4-728px-Get-Rid-of-an-Abscess-Step-9-Version-2.jpg

1. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng nặng hơn

Tiếp tục chăm sóc nếu vùng áp xe đang lành lại và không có dấu hiệu nhiễm trùng nặng hơn. Chú ý đến các dấu hiệu sau đây cho thấy ổ áp xe và tình trạng nhiễm trùng đang xấu đi để tìm biện pháp điều trị y tế ngay lập tức:
Da đỏ hơn và đau hơn.
Có các vệt đỏ tỏa ra từ ổ áp xe và vùng xung quanh hướng về phía tim.
Vết áp xe và vùng da xung quanh rất ấm hoặc nóng khi sờ vào.
Nhiều mủ hoặc dịch từ áp xe chảy ra.
Sốt trên 38,6 độ C.
Ớn lạnh, buồn nôn, nôn, đau đầu hoặc đau nhức cơ.

aid6077558-v4-728px-Get-Rid-of-an-Abscess-Step-10-Version-2.jpg

2. Hẹn gặp bác sĩ

Một vài trường hợp áp xe có thể cần đến sự chăm sóc y tế, ví dụ như áp xe ở người trên 65 tuổi. Cho bác sĩ biết bạn đã điều trị áp xe ở nhà như thế nào và mọi thông tin khác để giúp bác sĩ điều trị. Bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu:
Áp xe ở cột sống hoặc ở giữa mặt, gần mắt hoặc mũi.
Áp xe không tự dẫn lưu.
Áp xe phát triển to hơn hoặc có kích thước rất lớn hoặc rất đau.
Bạn có bệnh tiểu đường hoặc các bệnh mạn tính khác như bệnh thận hoặc gan.

aid6077558-v4-728px-Get-Rid-of-an-Abscess-Step-11-Version-2.jpg

3. Dẫn lưu áp xe

Để cho bác sĩ trích và dẫn lưu áp xe bằng dao mổ hoặc kim nhỏ nếu cần thiết. Thủ thuật mở và dẫn lưu áp xe có thể loại bỏ mủ hoặc dịch nhiễm trùng và giảm áp lực. Giữ sạch và khô ráo băng gạc do bác sĩ băng sau thủ thuật.
Không cố gắng tự dẫn lưu áp xe tại nhà để tránh nhiễm trùng lây lan
Hỏi bác sĩ về thuốc gây tê tại chỗ nếu bạn bị đau nhiều.
Bác sĩ có thể băng áp xe đã được dẫn lưu bằng băng kháng khuẩn để hút mủ còn lại và ngăn ngừa nhiễm trùng nặng hơn.
Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu dịch dẫn lưu để xét nghiệm tìm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

aid6077558-v4-728px-Get-Rid-of-an-Abscess-Step-12-Version-2.jpg

4. Tiếp nhận điều trị bằng thuốc kháng sinh bôi ngoài da hoặc uống

Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh trong trường hợp áp xe đặc biệt nghiêm trọng. Bạn hãy tuân theo liều lượng bác sĩ hướng dẫn và đảm bảo uống đủ liệu trình kháng sinh. Việc uống và hoàn thành liệu trình kháng sinh có thể giúp đẩy lùi nhiễm trùng và giảm nguy cơ hình thành ổ áp xe khác hoặc tái nhiễm trùng.

Nếu bạn có hệ miễn dịch khỏe mạnh và vết áp xe nhỏ hoặc ở gần bề mặt da thì rất có thể không cần dùng thuốc kháng sinh.
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW​
 
×
Quay lại
Top