Lò luyện thi bất ngờ “nóng” trở lại

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Bất chấp các quy định về dạy thêm-học thêm, tại Hà Nội có nhiều trung tâm luyện thi được mở ồ ạt, ra sức “nhồi”, “nhét” sĩ tử cho đến khi chật cứng mới thôi. Hàng trăm sĩ tử chen nhau trong căn phòng nhỏ cho thấy “sức nóng” của các lò luyện đã quay trở lại.

Hàng năm, chỉ sau kì thi tốt nghiệp THPT thì các lò luyện thi mới thực sự sôi động. Tuy nhiên năm nay, xuất phát từ nguyên nhân nhiều khu luyện có tiếng “giải nghệ” hoặc chưa “khởi động” dẫn đến việc những trung tâm cố bám trụ mở ngay từ đầu năm học lại trở nên nhộn nhịp. Phần lớn các sĩ tử đến với “lò luyện” trong giai đoạn này đều là học sinh ở Hà Nội, số lượng ở tỉnh lẻ khá ít.

895903-anh1-16052013-db5fc.jpg

Thời điểm này ở khu luyện thi phố Tạ Quang Bửu nổi tiếng một thời rất ít các bàn chiêu sinh tổ chức luyện thi.

Khảo sát dọc con phố Tạ Quang Bửu, không khó để nhận ra các bàn chiêu sinh vào các lò luyện khá thưa thớt. Trước đây, khu vực này được “mệnh danh” là “nhà nhà” tổ chức luyện thi và sĩ tử thì ở tứ phương kéo tới. Một nhân viên tổ chức chiêu sinh “lớp luyện” tiết lộ: “Trước đây dịch vụ luyện thi tổ chức quanh năm và luôn đông thì giờ đây họ lại chạy theo thời vụ. Chỉ sau kì thi tốt nghiệp THPT thì các lò luyện sẽ ngay lập tức được hình thành để mở ra các lớp ôn thi cấp tốc”.

Đột nhập lò luyện thi “khủng”

Theo chân sĩ tử, phóng viên Dân trí đã tham gia một ca luyện thi môn Toán của trung tâm ở phố Chùa Bộc (Hà Nội). Trung tâm này được mệnh danh là “đắt khách” bởi toàn mời các thầy cô có “tên tuổi” về luyện.
Trung tâm có tất thảy 3 phòng học (phòng rộng nhất hơn 200 m2, hai phòng còn lại với diện tích gần 100 m2) “ngự trị” trên khoảnh đất vừa vặn như được “đo ni đóng giày”. Xung quanh, những phần đất “thừa thiếu” chẳng có hình thù được sử dụng làm chỗ để xe cho các sĩ tử nhưng luôn trong tình trạng quá tải nên hầu hết phải gửi ở những bãi xe của cơ quan bên cạnh hoặc trong Học viện Ngân hàng.

895903-anh3-16052013-e6265.jpg

Bãi gửi xe đông nghịt ở phố Chùa Bộc. Phần lớn sĩ tử đến luyện thi đều đến từ Hà Nội.

Giờ học chính thức được bắt đầu lúc 2h15 phút nhưng từ 1h30 các sĩ tử đã nhốn nháo gần hết 5 đến 6 dãy bàn đầu tiên. Em Nguyễn Thị Thủy - học sinh "lớp 13" (năm trước thi trượt và năm nay ôn thi để dự thi lại) đến từ Thái Nguyên vừa lau mồ hôi vừa kể: “Đến bây giờ là bình thường chứ không sớm vì lớp đông nên đến sát giờ học là coi như phải ngồi bàn gần cuối mà ngồi đó thì coi như chịu chết vì không nhìn thấy gì trên bảng hết”.

895903-anh2-16052013-10401.jpg

Lớp luyện thi "khủng" ở phu phố Chùa Bộc.

Cùng suy nghĩ như Thủy, Hoàng (học sinh lớp 12, đang học một trường THPT trên địa bàn Hà Nội) chia sẻ thêm: “Có lần em đến sát giờ vào lớp thì chỉ thấy còn trống 2,3 chỗ ngồi ở tận cuối, không còn cách nào khác em phải chen xuống ngồi thế mà cũng mất đến hơn 5 phút mới xuống được đến nơi và buổi học hôm đó coi như chỉ ngồi nghe thôi chứ không ghi chép được gì cả”.

Theo khảo sát của PV, giá của mỗi ca học luyện thi dao động trong phạm vi từ 30-50.000 đồng. Khi học theo tháng sẽ được giảm giá 10-20%.

Lớp học với diện tích khoảng 200 m2 được xếp 1 dãy gồm 10 bàn (mỗi bàn dài 1,2 mét), có tất cả 20 dãy bàn trải kín từ đầu
đến cuối. Mỗi bàn được chia đều với số lượng 3 học sinh và được đánh số thứ tự từ 1 đến 600. Với “khoảnh đất” hơn 1 m2 (chiều dài bàn 1,2m, chiều rộng gần 1m tính từ mép bàn đến lưng của người ngồi) vừa khít cho 3 sĩ tử “chen nhau”. Tuy nhiên đây mới chỉ là con số trung bình theo quy định của Trung tâm nhưng không phải lúc nào cũng “đập khuôn”, Thanh - một sĩ tử đang luyện tại lò cho biết: “Với những giờ học của một số thầy, cô giáo có tiếng thì các bạn đăng kí học đông hơn nhiều. Mỗi bàn ngồi 4 người, thậm chí hai bàn ghép lại ngồi được 9 hoặc 10 người là chuyện bình thường”. Thế mới biết ở trung tâm, dù nhiều, dù ít sĩ tử đăng kí ôn đều xoay ổn thỏa được hết miễn là lớp đông, tiền nhiều.

895903-anh4-16052013-a8024.jpg

Ba sĩ tử chen nhau trên chiếc bàn dài 1,2m.

Lớp đông, chật chội là “cơ chế” chung của các trung tâm luyện thi, nhưng có điều đáng bàn đó là dù học sinh biết mười mươi điều đó vẫn ồ ạt kéo đến. Thanh Hoa - một học sinh lớp 12 bộc bạch thật: “Biết đến lò là đông nhưng nếu không đi thì không yên tâm nên cứ đăng kí học”. Cùng mang tâm trạng như Hoa, không ít sĩ tử đến các lò luyện theo phong trào và hình thức. Kiến thức các thầy cô giáo ôn tập nằm hết trong chương trình sách giáo khoa nhưng do "bệnh" lười hệ thống, ôn tập lại nên các sĩ tử cứ đua nhau vào các lò luyện.

Khảo sát nhiều lò luyện cho thấy, dịch vụ luyện thi “cấp tốc” vẫn chưa được mở ra mà vẫn còn chờ đợi thí sinh tỉnh lẻ kết thúc kì thi tốt nghiệp THPT đổ xô về. Các lớp đang luyện hiện tại được mở ra từ đầu năm học và khi sĩ tử có nhu cầu học “cắt ngang” thì các trung tâm vẫn tiếp nhận.

"Chiều" thí sinh cùng với các chiêu trò “mánh khóe”

Nhằm giữ chân thí sinh, các lò luyện cũng đưa ra các hình thức chiều chuộng khách hàng hơn. Nếu như trước kia, nhu cầu đến với lò luyện của thí sinh là lớn thì tình trạng vừa ngồi học vừa dùng khăn để lau mồ hôi vì nóng nực xảy ra như cơm bữa thì giờ đây sĩ tử được chiều chuộng hơn rất nhiều. Với lớp học đông như ở khu Chùa Bộc thì phòng được bố trí dày đặc quạt điện. Từ quạt trần, quạt treo tường… thậm chí là quạt công nghiệp đều được bật hết công suất để phục vụ “thượng đế”. Trong khi đó, với lò luyện có quy mô nhỏ hơn thì đầu tư hẳn điều hòa để thí sinh có thể học trong trạng thái “gật gù” vì buồn ngủ.

Tuy nhiên, trong sự chiều chuộng đó, các trung tâm cũng đưa ra những “mánh khóe” để “đánh lừa” sĩ tử. Nếu như trước kia thông tin các thầy luyện thi được ghi rất rõ ràng. Chẳng hạn như, thầy là giảng viên trường nào, thậm chí kèm theo cả số điện thoại liên lạc… Năm nay, thì lại hoàn toàn trái ngược. Trên các tờ chiêu sinh chỉ ghi mỗi tên giáo viên và trong số đó không ít thông tin sai lệnh.

895903-anh5-16052013-d9c64.jpg

Thông tin về thầy giáo dạy luyện khá mù mịt. Rất khó để thí sinh kiểm chứng thầy dạy cũng đúng như lời quảng cáo của trung tâm.

Sau khi tham dự một giờ luyện môn Toán ở một trung tâm thuộc khu vực ĐH Bách Khoa, chúng tôi tiếp cận với “chủ lò” để khảo sát thêm một số thông tin. Nhận được câu hỏi thầy V. là giảng viên trường nào, “chủ lò” tươi cười quảng cáo: “Thầy V. là cán bộ ở Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT). Thầy mời ra lò luyện dạy ôn thi được 2 năm nhưng lớp lúc nào cũng đông. Thầy dạy dễ hiểu và hay”.

Là người trong nghề không khó để biết đây là chiêu “lừa đảo” của trung tâm bởi thầy V. chỉ chừng trên dưới 35 tuổi và giờ dạy của thầy lại trùng với thời điểm cán bộ công chức của Bộ GD-ĐT đang làm việc. Như vậy thầy V. phải bỏ làm để đến luyện thi?

Nghe câu chuyện này, cán bộ ở Cục khảo thí thẳng thắn cho hay: “Đúng là ở Cục có thầy tên là V., thầy mới nghỉ hưu và năm nay cũng gần 60 tuổi. Vì thế, việc có người mới chỉ khoảng 35 tuổi mà nhận là thầy V. thì chắn chắn là giả mạo”.

895903-anh6-16052013-81b0f.jpg

Rất nhiều trung tâm đã bố trí người giả mạo các thầy giáo uy tín để luyện thi.

Theo điều tra sâu của PV Dân trí, hiện nay rất nhiều trung tâm chỉ thuê sinh viên năm cuối hoặc những sinh viên vừa mới tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm đến để luyện thi nhưng lại gắn mác là giảng viên của các trường ĐH nổi tiếng để “câu” thí sinh. Để lấy lòng tin của thí sinh, những thầy luyện “dởm” này thường được cung cấp tài liệu giáo trình có sẵn và nhiệm vụ là nghiên cứu cho kỹ sau đó “độc diễn” y như thật.

Lãnh đạo Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) chia sẻ: “Đề thi “3 chung” luôn bám sát chương trình sách giáo khoa. Chính vì thế, thí sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức ở sách giáo khoa và chịu khó tham khảo và làm đề thi các năm vừa qua là hoàn toàn có thể yên tâm dự thi. Không nhất thiết cần phải đến với các lò luyện bởi chưa chắc đã hiệu quả nhưng lại tốn kém”.
Theo Dân Trí
 
×
Quay lại
Top