Lập kế hoạch thay đổi nghề nghiệp để có được nghề phù hợp.

wangsky1712

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/10/2011
Bài viết
319
Chờ đợi đến lúc có quyết định dứt khoát về nghề nghiệp đồng nghĩa với việc chờ đợi mãi mãi. Hãy phân tích và đánh giá việc thay đổi công việc theo cán cân được và mất. Phân tích ý nghĩa quan trọng của những điều này đẻ thiết lập những khía cạnh quan trọng của các phương án lựa chọn trước mắt để có được nghề phù hợp.

Để có được một kế hoạch thay đổi nghề nghiệp nhằm chọn được nghề phù hợp thì bạn cần trả lời những câu hỏi sau một cách thành thật nhất.


Bạn đã xác định mức lương, giờ giấc, điều kiện làm việc chưa?
Có những lợi ích hoặc bất lợi nào khác không?
Tiềm năng để thăng tiến trong nấc thang nghề nghiệp là gì?
Mình có lo lắng về việc làm thế nào để phù hợp với công ty mới không?
Tìm hiểu thêm thông tin có làm giảm sự lo lắng của bạn hay không?

Và bây giờ chúng ta cùng bắt tay lập kế hoạch thay đổi nghề nghiệp để có được nghề phù hợp. Để có nghề nghiệp phù hợp bạn cần lưu ý những vấn đề sau trước khi lập kế hoạch cho cho sự thay đổi này.
nghe-phu-hop.jpg


Vai trò và trách nhiệm của bạn cho sự thay đổi nghề nghiệp để có được một nghề phù hợp là gì?

Bạn mong đợi điều gì và người khác mong đợi điều gì tư bạn. Việc xác định mức độ yêu cầu của thị trường làm việc đối với những kỹ năng mà bạn đang có. Từng bước trau dồi hoặc trang bị cho mình những kỹ năng mới sẽ mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho bạn. Xem xét cách thức bạn sẽ trình bày những thành quả và kinh nghiệm của mình với một công ty trong một lĩnh vực mới.

Một nghề mới phù hợp hơn nhưng tiền lương và những khoảng trợ cấp khác thì sao?

Tiền công, tiền ngoài giờ, tiền thưởng, chi phí, tiền hưu trí. Nếu buộc phải nhận một mức lương thấp hơn, hãy tính mức lương tối thiểu mà bạn có thể chấp nhận. Hãy tự đánh giá xem mức lương của bạn còn có thể tăng đến mức mà bạn sẽ cần và muốn trong tương lai không, có cần tối đa cần phải lưu ý không?

Điều kiện làm việc môi trường làm việc liệu nghề mới phù hợp có đáp ứng được không?

Giờ giấc làm việc, mức độ linh động của giờ làm việc, số ngày nghỉ (nghỉ lễ, nghỉ phép năm, nghỉ tết, ốm đau) môi trường làm việc. Điều kiện nào là quan trọng nhất đối với bạn, bạn đang tìm những điều kiện tương tự hay tốt những gì bạn đang có. Nếu phải làm việc nhiều giờ hơn để bắt kịp công việc bạn có sẵn sàng với điều đó không.

Nơi làm việc liệu có đáp ứng được?

Bạn may mắn tìm được nghề phù hợp nhưng có đáp ứng được sở thích của bạn hay không, đại loại như bạn thích làm việc ở đâu như nội thành hay ngoại thành, tỉnh hay thành phố nào. Nếu bạn tạo một sự thay đổi lớn trong công việc, chẳng hạn như từ công việc hành chánh sang lãnh vực kỹ thuật, nơi làm việc sẽ có thể thay đổi theo, chẳng hạn như từ phạm vi văn phòng chuyển ra ngoài làm việc tại công trường. Những việc làm đòi hỏi bạn phải đi công tác xa thường xuyên, nhất là những trường hợp gấp, sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quan hệ gia đình.

Văn hóa công ty nơi bạn tìm được một công việc mới, một nghề phù hợp với mình?

Không khí làm việc năng lực của ban lãnh đạo, thái độ của nhân viên và tinh thần tập thể. Quyết định những khía cạnh vô hình nào của nơi làm việc là quan trọng nhất đối với bạn, chẳng hạn như làm việc ở đó bạn có cảm thấy như thế nào. Những tổ chức phi lợi nhuận hoặc thương mại có những giá trị và mục tiêu cụ thể khác nhau mà bạn cần lưu ý.

Triển vọng cơ hội cho công việc mới?

Có nhiều cơ hội để bạn thăng tiến nghề nghiệp không? Nếu bạn đổi việc để nâng cao triển vọng nghề nghiệp, bạn cần phải tiếp tục giám sát mức độ phát triển của mình sau khi đã ổn định ở chỗ làm mới. hãy đánh giá xem bạn muốn đạt đến vị trí nào trong 5 năm nữa và xem điều đó có khả thi bằng cách thay đổi nghề nghiệp không?

Chúc bạn có được một kế hoạch thay đổi công việc hoàn hảo và tìm được một nghề phù hợp với mình.
Nguồn: Lập kế hoạch thay đổi nghề nghiệp để có được nghề phù hợp.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top