Làm việc mình thích, thích việc mình làm

hantinet

Thành viên
Tham gia
8/8/2017
Bài viết
1
Có nhiều bạn trẻ, khi tôi hỏi rằng “em muốn làm công việc gì khi ra trường?” đã rất nhanh chóng trả lời rằng “bất cứ công việc gì em có thể làm được”. Không riêng gì các bạn trẻ mà những người đã đi làm cũng gặp phải vấn đề làm một công việc và chỉ biết lao vào làm việc mà không bao giờ tự hỏi mình có thực sự phù hợp với công việc hay không hay mục tiêu mình muốn đạt được là gì…

Các bạn nên chọn công việc đi làm mà mình thực sự yêu thích, bởi vì yêu thích thì mình mới thực sự gắn bó lâu dài và sống chết với công việc của mình. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để biết mình phù hợp và thực sự yêu thích một công việc nào. Có nhiều cách để nhận biết bản thân phù hợp với công việc yêu thích.

Đầu tiên, bạn hãy liệt kê những thế mạnh của mình: bạn có thế mạnh gì, ví dụ như bạn năng động và thích sáng tạo, hay bạn tỉ mỉ và cẩn thận, bạn có khả năng lãnh đạo, dẫn dắt người khác…

Tiếp theo là liệt kê những công việc cần thế mạnh của bạn: bạn có thể tham khảo từ bạn bè, anh chị, từ những người đi trước, hay những website chuyên về tuyển dụng, định hướng nghề nghiệp như trang Motibee.com chẳng hạn. Hãy tìm hiểu xem những công việc nào bạn cảm thấy thực sự phù hợp và có hứng thú nhất.

Cuối cùng, bạn hãy “lọc lại”: sẽ có rất nhiều công việc bạn cảm thấy thú vị và có vẻ phù hợp. Nhưng một lần nữa, hãy xét thêm về các yếu tố khác như môi trường làm việc, lãnh vực… Bạn thích làm việc cho các công ty thuộc các ngành hàng tiêu dùng hay các công ty chuyên về dịch vụ… Bạn thích môi trường làm việc sôi động, thử thách, nhiều cạnh tranh hay một môi trường nhẹ nhàng, bình lặng. Tóm lại bạn hãy xem xét thêm công việc nào thật sự phù hợp với cá tính của bạn.

Việc lựa chọn công việc phụ thuộc vào chính bản thân bạn chứ không phải là ai khác, kể cả các chuyên gia tâm lý hay người tư vấn hướng nghiệp. Nếu các chuyên viên tư vấn khuyên bạn nên chọn nghề này hay nghề kia thì họ đã rất chủ quan bởi vì một người tư vấn hướng nghiệp là người ngồi xuống cùng bạn để cùng giúp bạn suy nghĩ, đưa ra các câu hỏi khơi gợi để giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân bạn chứ không quyết định thay bạn…

Trong công việc, không ai có thể chọn được môi trường hoàn toàn phù hợp với mình. Vì vậy, bạn hãy biết tìm những yếu tố có giá trị đối với bạn để bù đắp cho những cái chưa được còn lại. Ví dụ như bạn chọn được một công việc mà mình yêu thích, làm việc cùng với những người đồng nghiệp luôn hỗ trợ bạn nhưng sếp bạn lại không phát triển bạn, vậy hãy thử cân nhắc 2 yếu tố kia có đủ để bạn ở lại với công việc này hay không hay bạn có thể làm gì đó tích cực hơn để đạt được điều bạn mong ước không hay bạn vẫn muốn ra đi để tìm một môi trường tốt hơn.


Tuy nhiên, nếu bạn nhảy việc nhiều quá sẽ khiến CV của bạn bị “nát” và đến một lúc nào đó chính bản thân bạn cũng có mặc cảm, có thể không rõ rệt nhưng sẽ hình thành trong suy nghĩ và mơ hồ tại sao mọi người không như vậy mà mình lại như vậy… Tất cả là do những quyết định vội vàng trong công việc.

Thời điểm nào để thay đổi?

Công việc nào cũng đến lúc giảm sự yêu thích, khi bạn đã quá thành thạo một công việc, không còn nhiều điều để học hỏi nữa thì sự thay đổi lúc này là cần thiết để không bị đi vào lối mòn.
Ở một số công ty, khi bạn đã làm lâu ở một vị trí và có đầy đủ kinh nghiệm thì bạn sẽ được chuyển sang một bộ phận khác với vị trí tương đương để bạn có kinh nghiệm đời sống đi làm phong phú hơn. Đương nhiên, những công việc này sẽ bổ trợ cho nhau và cho quá trình tiến thân của bạn. Quá trình làm việc của bạn sẽ đi lên hoặc đi ngang (rồi sau đó đi lên) chứ không dậm chân tại chỗ. Nhưng đó là với những người sếp “thật sự”, người sếp luôn cố gắng phát triển bạn, không để bạn rơi vào trạng thái chán nản.

Còn nếu công ty không tạo điều kiện cho bạn hãy mạnh dạn bước đi. Tôi rất tâm đắc câu chuyện về con ếch. Nếu bạn đặt con ếch trong 1 cái nồi và đổ nước 70 độ C vào thì chắc chắn nó sẽ phản ứng và nhảy ra ngay, nhưng nếu bạn đặt nó vào nồi nước mát và đun nóng từ từ cho đến 70 độ thì khi ấy con ếch sẽ bị chết trong nồi nước, vì nó chỉ cảm thấy nước ấm lên cho đến khi không thể thoát ra được.
Nếu như bạn không tìm cách thoát ra thì sẽ có lúc bạn rơi xuống giống như con ếch trong câu chuyện. Hãy nhận biết thời điểm chín muồi để tìm kiếm sự thay đổi phù hợp và cần thiết cho mình

Động lực để thay đổi công việc

Thông điệp tôi muốn gửi đến các bạn là hãy ngừng phàn nàn về công ty đi. Nếu công ty không tạo điều kiện cho ta phát triển thì ta hãy tự tìm cách phát triển. 
Tự phát triển bản thân là điều quan trọng nhất và cũng giúp ta giữ thế chủ động của bản thân và tìm được những giá trị mà công việc mình yêu thích mang lại.

Chọn công việc bạn yêu thích và bạn sẽ không phải “làm việc” một ngày nào trong đời!

Nhưng nếu bạn không cảm thấy yêu công việc mình đang làm, hãy mạnh dạn thay đổi. Bạn hãy tự hỏi “Điều gì làm cho bạn mỗi buổi sáng thức dậy muốn đi làm?” – nếu không tìm được lý do mà bạn cảm thấy hợp lý, hãy thử với những công việc mà bạn thấy hứng thú, đừng làm mãi một công việc mà nó không mang lại điều gì cho bạn và bạn cũng không còn hứng thú với nó. Bạn sẽ muốn đi làm khi công việc bạn làm có ích cho bản thân, cho gia đình & xã hội….
Xem thêm tại: dilam.net
 
×
Quay lại
Top