Làm sao để học hỏi được nhiều nhất khi đi thực tập?

dongsapa

Thành viên
Tham gia
25/6/2019
Bài viết
7
Rót nước, pha trà? Đó là viễn cảnh mà mọi sinh viên đều sẽ nghĩ đến khi nhắc đến "thực tập". Rồi còn cả sinh viên trường này nọ kia thì phải đi thực tập ở công ty lớn mới đã? Hay mình cũng muốn thực tập nhưng người ta có cho mình làm tử tế đâu? Thừa nhận đi, chắc rằng bạn cũng đã có suy nghĩ như thế. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng: cơ hội là không ai tạo cho mình mà là mình tự tạo? Ngay từ khi bạn ứng tuyển một công việc, dù là gì đi nữa thì bạn cũng đã lựa chọn và điều bạn cần làm là có trách nhiệm với lựa chọn đó và với sự nghiệp của mình. Dưới đây, là một số lời khuyên HRC Skills tin rằng bất kì sinh viên FTU nào sắp bước vào kì thực tập cũng nên thử và trải nghiệm để có một kì thực tập đúng nghĩa! Chúc bạn thành công!

1. Lắng nghe nhiều hơn:

Để ý đến tất cả những gì được bàn ở các cuộc họp chính thức, các cuộc trao đổi mở giữa những đàn anh đàn chị có kinh nghiệm khi họ làm việc nhóm, hay cả những câu chuyện ngoài lề khi cùng đi ăn trưa để có được những thông tin về:

  • Những vấn đề nổi cộm của công ty;

  • Những bước để giải quyết từng vấn đề trong công việc;

  • Văn hóa của công ty;
Nhớ rằng dù bạn có được 4.0 GPA và bạn tự hào thế nào về vốn kiến thức của mình thì bạn vẫn là con số 0 khi xét đến kinh nghiệm. Để phát triển một cách tốt nhất, hãy lắng nghe!



2. Đặt câu hỏi:



b-w3BLpo4iPRwwFqlX-gWSobfxxVRLFYyMTECv6zgwF0ZtkwdV37mYAu7AFlYtG6jAbuB2oyfHSYkaJcgxDtUagYKf2w2DGsNR1gvUVZMu_apLaBbPH3JmcjRji_WaPB4VycLLsG


Tôi khuyên bạn nên lắng nghe nhiều hơn nhưng không có nghĩa là tôi bảo bạn im như hến trong tất cả các buổi họp, những buổi ăn uống với mọi người. Thay vào đó bạn nên đặt câu hỏi, những câu hỏi phù hợp với đúng người, đúng lúc, đúng chỗ.

  • Câu hỏi phù hợp: Nếu bạn muốn câu hỏi của mình có thể gây ấn tượng được với anh/ chị đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, điều quan trọng nhất là hãy research thật kĩ để tránh những câu hỏi quá hiển nhiên và có sẵn trên Google.

  • Đúng người: Bạn không muốn hỏi một người làm IT về kế hoạch quảng bá cho sản phẩm mới của công ty cho dù anh/ chị ấy đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công ty, phải không?

  • Đúng lúc: Làm phiền anh/ chị hướng dẫn của bạn khi họ đang gấp gáp hoàn thành deadline đương nhiên không phải là một ý kiến hay rồi.

  • Đúng chỗ: Nếu bạn đang tận hưởng những giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi vào buổi trưa thì bạn sẽ cảm thấy thế nào khi bị hỏi liên tục những vấn đề liên quan đến công việc?
3. Ghi chép:

Một quyển sổ nhỏ và một cây bút nên được mang theo suốt quá trình thực tập, chứ không chỉ để làm màu trong buổi đầu tiên bạn đến chỗ làm. Bạn nên ghi chép tuần qua tuần những công việc mình đang đảm nhận, những vấn đề trong buổi họp định kì của công ty hay đơn giản là cảm nghĩ của bạn về buổi nói chuyện với anh/ chị hướng dẫn,...

Việc bạn ghi chép như vậy sẽ giúp bạn luôn biết được tiến độ công việc của mình đến đâu và hơn nữa là để tránh việc hỏi 2 lần cùng 1 thắc mắc.

Wu4VVJ7FIiMc_vAlDpSQLFO6RbHXkEGVepBvsuXiEGq45UJ_rmMb3FApNJZO-nP51kU2eyuNlfATUkNXu-xubWutJJHLCRXJ2r0bn4j4iD9QszZ3k27-iD_Sn73PI2vpnT8g5teK




4. Biết sửa lỗi:

Bạn nhận được feedback về công việc bạn vừa hoàn thành thế nhưng lại để đấy không động đến nữa hay chỉ viết mail để confirm rồi cũng quên luôn? Tuy nhiên, những nhận xét đó lại được coi là một trong những điều có giá trị nhất bạn nhận được trong quá trình thực tập. Vậy nên hãy đọc và nhớ thật kĩ những lỗi sai ấy, đồng thời tiếp tục sửa và hoàn thiện công việc của mình và đừng quên viết mail để thông báo và cập nhật tiến trình công việc của bạn cho người hướng dẫn biết. Bằng cách lặp đi lặp lại quá trình này, bạn sẽ học được rất nhiều thứ và tiến bộ lên trông thấy!

Đừng bao giờ nghĩ rằng mình chỉ là sinh viên thực tập, hãy luôn đặt mình vào vị trí như một nhân viên chính thức. Thực tập không chỉ đơn thuần là làm quen với công việc mà đó cũng là một cơ hội lớn để bạn tìm kiếm việc làm. Hãy xem đó như là một cơ hội cho tương lai.
 
×
Quay lại
Top