Làm sạch vết bẩn trên giấy

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Bạn nhấc ly cà phê lên thì phát hiện một vòng tròn xuất hiện trên trang giấy của cuốn vở quý giá? Bạn lỡ đặt tập tài liệu quan trọng lên bàn làm bếp, và bây giờ thì nó bị vấy bẩn vì dính dầu ăn? Cạnh giấy của cuốn sách mượn ở thư viện khiến bạn bị đứt tay, và thế là vài giọt máu rỏ lên trang sách? Đừng hoảng hốt! Bài viết này sẽ dạy bạn cách tẩy các vết bẩn mà không làm hỏng giấy.

Phương pháp 1: Chuẩn bị làm sạch giấy

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-1.jpg

1. Hành động nhanh

Đây là bước quan trọng nhất để tẩy sạch vết bẩn. Bạn càng bắt tay vào xử lý sớm thì kết quả sẽ càng như ý. Các vết bẩn để lâu sẽ bắt đầu “bám chặt” và khó làm sạch.

Nếu vết bẩn đã khô bám chặt vào một thứ quý giá hoặc không thể thay thế, bạn vẫn có thể khắc phục! Tuy nhiên, các phương pháp thực hiện tương đối phức tạp và có thể nguy hiểm đối với những người không có kinh nghiệm. Nếu các phương pháp mô tả trong bài viết này không đủ, bạn hãy xin lời khuyên của chuyên viên lưu trữ.

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-2.jpg

2. Đánh giá mức độ hư hại

Món đồ của bạn liệu có cứu vãn được không? Thường thì phương pháp tẩy vết bẩn chỉ áp dụng cho các vết bẩn có diện tích tương đối nhỏ. Bạn có thể tẩy một vệt nước trà, nhưng không có cách nào làm sạch một cuốn sách bìa mềm ướt sũng vì cả một ấm trà.

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-3.jpg

3. Xác định loại vết bẩn

Trước khi bắt tay vào xử lý, bạn cần lưu ý đến tính chất của vết bẩn dính trên giấy. Phương pháp tẩy vết bẩn sẽ tùy thuộc vào loại vết bẩn. Bài viết này sẽ trình bày cách xử lý ba loại vết bẩn thường gặp nhất:

Vết bẩn gốc nước: Có lẽ các vết bẩn thuộc nhóm này là phổ biến nhất, bao gồm hầu hết các thức uống như cà phê, trà và nước ngọt. Các chất lỏng này hoạt động như một loại phẩm nhuộm và để lại các vết bẩn có màu khi khô đi.

Vết dầu mỡ: Như tên gọi, các vết bẩn này là do dầu mỡ gây ra, chẳng hạn như dầu ăn. Vết dầu mỡ thường khó tẩy hơn các vết bẩn gốc nước, vì dầu mỡ để lại các đốm dầu trong suốt trên giấy.
Vết máu: Máu thường rỏ xuống trang sách khi bạn bị cạnh giấy cứa đứt tay hay chảy máu cam. Mặc dù về lý thuyết thì máu cũng có gốc nước, nhưng bạn cần đặc biệt cẩn thận trong khi thực hiện để ngăn ngừa vết ố vàng để lại vĩnh viễn trên giấy.

Phương pháp 2: Làm sạch vết bẩn gốc nước

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-4.jpg

1. Thấm chất lỏng được chừng nào hay chừng ấy bằng tờ khăn giấy khô gập lại

Nếu nước thấm ướt hết tờ khăn giấy, bạn hãy dùng một tờ khăn giấy khác thấm nốt phần còn lại. Thấm cẩn thận để hạn chế tối đa diện tích vết bẩn bằng cách không làm loang chất lỏng ra xung quanh. Cẩn thận ấn nhẹ với động tác lên xuống để khỏi làm hỏng giấy.

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-4.jpg

2. Lau một mặt phẳng không thấm nước sao cho thật sạch và khô, sau đó trải trang giấy lên

Đảm bảo chỗ làm việc phải sạch, bằng không bạn sẽ có một vết bẩn nữa phải xử lý! Dùng các vật không thấm nước chặn lên hai góc hoặc nhiều góc của trang giấy để giảm rủi ro làm nhăn giấy.

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-6.jpg

3. Thấm ướt một tờ khăn giấy sạch và cẩn thận chấm lên vết bẩn lần nữa

Lặp lại bước này cho đến khi bạn không còn thấy màu thấm ra khăn giấy.Với các vết bẩn gốc nước chưa bị khô, màu của vết bẩn hầu như sẽ được tẩy sạch. Nếu vết bẩn vẫn còn, bạn hãy chuyển sang bước kế tiếp.

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-7.jpg

4. Chuẩn bị dung dịch giấm pha loãng

Hòa nửa cốc giấm trắng với nửa cốc nước. Các loại giấm khác có thể làm ố giấy, vì vậy bạn nhớ chỉ dùng giấm hoàn toàn không màu. Thực hiện bước này ở xa nơi đặt tờ giấy để tránh trường hợp lỡ tay làm đổ giấm lên giấy gây hư hại thêm.

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-8.jpg

5. Tẩm dung dịch giấm vào bông gòn và cẩn thận chấm lên một chữ nhỏ trong tài liệu

Kiểm tra xem liệu mực in có bị thấm lên bông gòn không. Một số phương pháp in không làm mực bị lem, nhưng cũng có trường hợp bị lem mực. Nếu gặp trường hợp sau, bạn nên chọn một phần nhỏ nhất, khó nhận thấy nhất trên giấy để thử.

Nếu mực bị phai ra thì các nỗ lực loại bỏ vết bẩn có thể làm hỏng giấy.

Nếu miếng bông gòn vẫn sạch, bạn hãy thực hiện bước tiếp theo.

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-9.jpg

6. Chấm bông gòn lên vết bẩn

Giấm sẽ hòa tan mọi sắc tố còn lại và làm sạch vết bẩn. Nếu vết bẩn có diện tích rộng hoặc đậm màu, có thể bạn cần lặp lại bước này với một miếng bông mới khi miếng bông đầu tiên bị bẩn. Dùng bông mới để đảm bảo bạn không vô tình làm vết bẩn lan ra.

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-10.jpg

7. Dùng khăn giấy khô thấm lên chỗ vết bẩn đã được làm sạch và hong khô giấy

Nếu bạn vừa xử lý một trang giấy trong sách, hãy để mở cuốn sách ở trang đó. Lót khăn giấy lên cả hai mặt tờ giấy vừa làm sạch và dùng vật nặng chặn lên.

Phương pháp 3: Loại bỏ vết dầu

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-11.jpg

1. Dùng khăn giấy thấm dầu

Cũng như các vết bẩn gốc nước, bạn cần làm việc này càng sớm càng tốt. Vết dầu thường không bám lại như vết bẩn gốc nước nhưng vẫn có thể loang ra rất nhanh. Bạn cần rửa tay trước khi chuyển sang bước tiếp theo để đảm bảo tay không dính dầu.

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-12.jpg

2. Gập tờ khăn giấy sao cho khăn có độ dày ít nhất gấp đôi tờ giấy và rộng hơn vết bẩn

Trải khăn giấy lên mặt phẳng sạch và cứng. Nhớ chọn mặt phẳng không bị hư hại vì dầu, phòng khi dầu thấm qua giấy. Những nơi làm việc thích hợp nhất là bàn làm bếp, bàn kính hoặc bàn làm việc kim loại. Tránh dùng đồ gỗ.

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-13.jpg

3. Đặt tờ giấy có vết bẩn lên trên tờ khăn giấy

Đảm bảo vết bẩn phải nằm trên khăn giấy, tốt nhất là canh sao cho vết bẩn ở giữa, và tờ khăn giấy phải rộng hơn vết bẩn khoảng 2,5 cm ở mọi phía. Khoảng rộng này là để phòng khi vết bẩn loang rộng ra.

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-14.jpg

4. Gấp một tờ khăn giấy thứ hai và đặt lên trên vết bẩn

Cũng như tờ khăn giấy đầu tiên, bạn nhớ canh sao cho khăn giấy dày ít nhất gấp đôi tờ giấy. Đảm bảo khăn giấy rộng hơn vết bẩn ít nhất 2,5 cm ở mọi phía. Điều này là cần thiết để đảm bảo dầu không bị dính vào vật dụng trong bước kế tiếp.

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-15.jpg

5. Chặn một cuốn sách nặng lên trên tờ khăn giấy thứ hai

Sách giáo khoa bìa cứng và từ điển là thích hợp nhất cho việc này. Bất cứ vật nào nặng và phẳng đều có thể dùng thay thế cho sách. Nếu vết bẩn ở trong sách, bạn hãy kẹp tờ khăn giấy trong trang sách và gấp sách lại, sau đó chặn cuốn sách thứ hai lên trên.

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-16.jpg

6. Nhấc cuốn sách ra sau vài ngày

Lúc này có thể vết bẩn đã hoàn toàn biến mất. Nếu vết bẩn vẫn còn, bạn hãy thử thay tờ khăn giấy khác và chặn sách lên trên thêm một đêm nữa. Nếu vết dầu vẫn còn, bạn hãy chuyển sang bước tiếp theo.

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-17.jpg

7. Rắc muối nở che phủ hoàn toàn vết bẩn và để qua đêm

Muối nở phải được rắc thành một đống tương đối cao. Nếu vẫn nhìn thấy trang giấy qua lớp muối nở, bạn hãy rắc thêm muối nở! Các loại bột thấm hút khác không làm lem màu cũng có hiệu quả trong bước này.

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-18.jpg

8. Dọn sạch muối nở và kiểm tra vết bẩn

Lặp lại các bước 7-8 với lớp muối nở mới cho đến khi vết bẩn hoàn toàn biến mất.Nếu sau vài lần thử mà vết bẩn vẫn còn, có thể bạn phải thuê chuyên gia phục hồi, nhưng đừng quên rằng dịch vụ của họ thường sẽ khá đắt.

Phương pháp 4: Tẩy vết máu

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-19.jpg

1. Dùng bông gòn hoặc khăn giấy khô thấm máu được bao nhiêu hay bấy nhiêu

Nếu là vết máu của người khác, bạn cần cẩn thận và dùng găng tay khi xử lý bước này và tất cả các bước tiếp theo. Một số mầm bệnh lây truyền qua máu có thể vẫn còn có khả năng lây nhiễm bên ngoài cơ thể trong nhiều ngày. Bạn cần vứt bỏ vật liệu làm sạch một cách cẩn thận.

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-20.jpg

2. Nhúng miếng bông gòn vào nước lạnh và cẩn thận chấm vào vết bẩn đủ để làm ướt vị trí vết bẩn

Nếu có thể, bạn hãy ngâm đá để làm lạnh nước. Đừng bao giờ dùng nước ấm hoặc nóng để tẩy vết máu! Nếu bạn làm vậy, sức nóng sẽ khiến vết bẩn bám chặt và vĩnh viễn không sạch

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-21.jpg

3. Dùng bông gòn khô chấm lên vết bẩn ướt

Cẩn thận thấm khô vết bẩn bằng bông gòn với động tác ấn nhẹ lên xuống. Không chấm lên vết bẩn khô, vì điều này có thể làm hỏng giấy.

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-22.jpg

4. Lặp lại các bước 2-3 cho đến khi máu không còn thấm ra bông gòn

Thường thì bạn phải thực hiện như vậy vài lần. Nếu vết bẩn vẫn còn mới thì có lẽ các bước trên đã là đủ để làm sạch giấy. Nếu vết máu vẫn còn, bạn hãy chuyển sang bước tiếp theo.

aid407197-v4-728px-Remove-Stains-from-Paper-Step-23.jpg

5. Mua dung dịch ô xy già 3%

Thực hiện lại các bước 2-3, nhưng dùng ô xy già thay vì nước. Lặp lại nếu cần. Đừng dùng thuốc tẩy để xử lý vết máu! Thuốc tẩy có thể phân hủy các protein trong máu và để lại một vệt vàng xấu xí.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW​
 
×
Quay lại
Top