Làm cách nào chữa viêm mũi dị ứng

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
CHỮA VIÊM MŨI DỊ ỨNG NHƯ THẾ NÀO?


- Có rất nhiều bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng : Dùng nước giã của hoa Xuyến chi ( *** lợn) , dùng nước tỏi ép, dùng rượu tỏi….. những cách chữa đó là những cách chữa bệnh dân gian nhưng vẫn đem lai một hiệu quả nhất định trong việc chữa viêm mũi dị ứng.



Chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhờ tỏi


Trong tỏi có chứa chất kháng sinh tự nhiên allicin - cótác dụng tiêu diệt các vi rút gây bệnh. Tinh dầu tỏi có nhiều chấy glucogen, aliin, fitonxit giúp sát trùng, chống viêm nhiễm. Tỏi dùng để điều trị các bệnh về viêm nhiễm ở ngoài da, các bệnh vể tiêu hóa và hô hấp đem lại hiệu quả bất ngờ


Để chữa viem mui di ung, bạn hãy ép tỏi lấy dịch, 1 chút mật ong , pha theo tỷ lệ 1 phần dịch tỏi, 2 phần mật ong. Hòa đều vào nhau rồi thấm vào bông gòn (đừng nên thấm quá ướt) và nhét vào mũi mỗi ngày 3 lần.


Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao


Cây giao hay còn gọi là cây xương cá là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai. Có nơi lại gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, cây giao hay cây san hô xanh. Cây mọc hoang nhiều nơi, ở nông thôn cây giao có thể dùng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía.


Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao: Dùng khoảng 15 đốt cành giao, cắt nhỏ từng đoạn ngắn, cho vào túi nylon đập nát rồi cho vào nồi cùng nước, đun sôi. Dùng giấy cuộn thành ống lắp vào đầu vòi, cho vào mũi để hít hơi thuốc vào mũi, thỉnh thoảng hít cả vào miệng. Thời gian xông 5 - 10 phút. Xông liên tục 3 - 5 ngày, bệnh nặng có thể xông đến 7 ngày. Không dùng cho phụ nữ có thai.




Bệnh viêm mũi dị ứng và cách chữa trị bằng cây giao tuy rất hiệu quả cao, nhưng cây giao có độc tính, nhất là nhựa cây nên không sử dụng cành giao dài ngày. Nhựa của cây giao có thể gây bỏng, phồng rộp như mụn nước hoặc tạo vết loét trên da và niêm mạc, nếu dính vào mắt sẽ gây cảm giác đau rát nặng dẫn đến mù loà trong vài ngày. Ở dạng thuốc uống, nó có thể gây cảm giác cháy bỏng trong miệng môi, lưỡi và cổ họng, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và loét dạ dày. Vì vậy, khi chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao phải hết sức thận trọng.



IV> VỆ SINH PHÒNG BỆNH.


- Vệ sinh răng miệng hằng ngày một cách sạch sẽ bằng hình thức đánh răng sau khi ăn, làm sạch răng miệng theo lời khuyên của nha sỹ và hạn chế tối đa việc hút thuốc vì trong thành phần thuốc lá có có chất gây ung thư và làm tăng bệnh viêm mũi dị ứng tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với bụi. Đồng thời giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ cơ thể thay đổi hoặc khi chuyển mùa.

- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày


- Ngoài ra người bệnh còn có thể kết hợp thêm phương pháp tập thở sâu.

Nguồn : đánh giá thuốc
 
×
Quay lại
Top