Kinh nghiệm học đại học

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Bước vào giảng đường ĐH, nhiều tân sinh viên (SV) sẽ rất bỡ ngỡ vì chuyển sang một môi trường học tập hoàn toàn mới. Để có được kết quả học tập tốt, SV cần có kế hoạch cụ thể với phương pháp học tập phù hợp.

Tập thói quen tự học
Tốt nghiệp loại giỏi và sớm hơn so với thời gian quy định - Võ Thanh Hùng (ngành khoa học máy tính, trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM), chia sẻ: “Phổ thông và ĐH là hai bậc học cần phương pháp học tập khác nhau. Nếu ở bậc phổ thông mỗi ngày học sinh đều đến lớp để được thầy cô hướng dẫn với ghi chép cụ thể, rồi học bài trả bài hằng ngày thì ngược lại SV phải tự mình làm chủ toàn bộ quỹ thời gian học tập.

Do đó, SV cần phải tập cho mình thói quen tự học và tự nghiên cứu, ngoài bài giảng trên lớp cần dành thêm thời gian để đọc và nghiên cứu tài liệu từ bên ngoài”.

20.03.jpg


Ở góc độ một giảng viên trẻ và có nhiều thành tích học vượt, PGS.TS Từ Diệp Công Thành - giảng viên trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), cũng cho rằng: “Ở bậc ĐH chỉ kiểm tra, thi vào giữa hoặc cuối kỳ nên đa phần SV thường chủ quan và có thói quen học theo kiểu “nước đến chân mới nhảy”. Tuy nhiên, SV không nên áp dụng cách học này bởi kiến thức cần được tích lũy dần dà để thấm vào mình. Do vậy, SV cần phân bổ thời gian học tập đều mỗi ngày thì mới thực sự lĩnh hội được kiến thức”.

Về cách ghi chép và nghe giảng, TS Nguyễn Bá Hải - một giảng viên trẻ trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cũng đưa ra lời khuyên: “SV cần phải tập cho mình thói quen ghi chép những điều cần thiết trong bài giảng của thầy cô. Cần ghi những điều cần thiết, có thể là gạch ý để nhớ, ghi theo sơ đồ, phác họa qua hình ảnh hay bất kỳ cách nào mình có để thời gian còn lại lắng nghe bài giảng và hiểu vấn đề ngay trên lớp. Trước khi vào bài học, nếu được nên dành thời gian đọc trước các tài liệu liên quan. Tăng cường chia sẻ với bạn bè, thầy cô cũng là một cách để SV tăng cường thêm kiến thức của mình”.

Biết cách học vượt
Hầu hết các trường ĐH đều áp dụng chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Nếu biết tận dụng, SV sẽ có kết quả học tập tốt mà vẫn có thể thực hiện được kế hoạch tốt nghiệp sớm hơn quy định. TS Công Thành cho hay: “SV cần hiểu rõ về quy chế học tập và chương trình đào tạo để chủ động sắp xếp các môn học phù hợp với khả năng của mình. Khi bị rớt các môn học, SV cần tranh thủ học lại ngay khi có thể ở học kỳ kế tiếp, tránh tình trạng bị nợ quá lâu sẽ ảnh hưởng đến môn học khác hoặc kết quả tốt nghiệp”.

Từng có nhiều kinh nghiệm về học vượt, Thanh Hùng lưu ý: “Ngay từ năm thứ nhất mình đã vạch ra một kế hoạch học tập rõ ràng để chuẩn bị cho việc ra trường trước thời hạn. Có thể tận dụng khoảng thời gian học kỳ hè hoặc các buổi tối hoặc đăng ký thêm môn học trong học kỳ chính để hoàn tất chương trình sớm hơn”.

TS Bá Hải lưu ý thêm: “Có không ít SV bước vào giảng đường ĐH gặp phải rất nhiều khó khăn ở môn tiếng Anh. Nếu chưa có nhiều “vốn” trong môn học này, SV cần phải kiên trì dành thời gian để tích lũy nó mỗi ngày. Bên cạnh học ở trường, có thể học thêm bên ngoài, đặc biệt nên tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh do trường tổ chức để phát triển thêm kỹ năng giao tiếp”.

“Ngoài thời gian tập trung cho việc học tốt các môn trong chương trình, SV cũng cần tích lũy các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc sau này, như lãnh đạo, làm việc nhóm, nói trước đám đông... Thường thì các kỹ năng mềm sẽ không được dạy trong chương trình chính khóa, SV cần chủ động tham gia các hoạt động ngoại khóa càng nhiều càng tốt”, Thanh Hùng chia sẻ thêm.
Nguồn: Theo Thanh Niên
 
e là tân SV nên mấy kig nghiệm tnày là cần lắm đó
 
mẫy bữa nay học tiết của thầy Hùng, lên đây đọc xong bài này thấy ngưỡng mộ thầy ghê.:KSV@03:
 
Đang cần lắm đây!!! Thanks KSV nhiều lắm :KSV@10:
 
mẫy bữa nay học tiết của thầy Hùng, lên đây đọc xong bài này thấy ngưỡng mộ thầy ghê.:KSV@03:

chào bạn!mình cảm ơn bạn nha!mình mới đăng kí thành viên nên còn nhiều chỗ chưa biết lắm.bạn giúp mình nha
 
Những kỹ năng để các bạn có thể học tốt ở đại học như:

Nghe giảng: Để tập trung nghe giảng nắm được bài ngay trên lớp không phải là một việc đơn giản và dễ dàng. Hơn nữa, việc tập trung được hay không đôi khi còn phụ thuộc vào thầy giáo, bài giảng hay các nguyên nhân chủ quan khác. Chỉ có cách bạn phải luyện tập, tránh để bản thân bị phân tâm.

Ghi chép: Kỹ năng này hết sức quan trọng, ghi chép ở đại học sẽ không như khi bạn học cấp 3 là cô giáo sẽ đọc cho bạn chép nữa, mà bạn phải tự nghiên cứu, tóm tắt, chắt lọc những ý chính những lời thầy cô giáo giảng

Kỹ năng đọc sách, tham khảo tài liệu

Đọc sách là kỹ năng không thể thiếu bởi học đại học sẽ phải học rất nhiều. Theo đó, đầu tiên các bạn phải chọn một khối lượng vừa đủ để bắt đầu, cố gắng nắm được cách bố trí, hệ thống của tư liệu, nếu có phần tóm lượt của tư liệu thì cần phải đọc ngay nó. Sau đó, đọc những gì bạn hiểu rõ nhất để xác định độ khó, chừa lại những gì không hiểu. Đừng nản chí nếu không hiểu.

Bạn nên dùng bút đánh dấu những chỗ quan trọng hay chưa hiểu để có thể xem lại. Trong khi đọc, thỉnh thoảng dừng đọc và đặt những câu hỏi kích thích và tự tìm câu trả lời.

Một điều nữa thường thì bạn sẽ không thể ghi chép hết tất cả những gì lời thầy cô nói nên bạn phải dành thời gian đọc sách, tài liệu lại.

Kỹ năng giải tỏa stress

Bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn, tạo cho mình một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày hoặc vận động như đi bộ, tập thể dục, trò chuyện cùng bạn bè. Sau khi đã cảm thấy thoải mái hơn hãy bắt đầu giải quyết vấn đề, xem xung quanh bạn có việc gì mà bạn có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình. Đừng để tâm vào những việc lặt vặt. Cũng như khi tâm trạng mà vui vẻ thoải mái rồi thì tiếp thu cái gì cũng nhanh

Kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra

Đa số các bạn sinh viên khi bậc đại học rồi nước đến chân mới nhảy, cày ôn thi ngày đêm và đặc biệt là ôn thi "tủ". Điều này không nên nhé :KSV@05:, nó sẽ làm kết quả học tập của bạn không cao, dựa 6, 7 phần vào may mắn. Các bạn nên lập kế hoạch chuẩn bị tài liệu và tinh thần ôn thi để đạt được kết quả cao nhất nhé!

Chúc các bạn thành công!
 
Đúng đấy bạn ạ. năng tham gia các câu lạc lạc bộ, hoạt động ngoại khóa nữa
 
Theo mình, đi làm thêm ngoài giờ là cách tự phát triển bản thân một cách tốt nhất, tiếp xúc với xã hội, trải nghiệm cuộc sống khi đi làm thêm. Mai mốt ra trường sẽ không còn bỡ ngỡ khi đi xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao trong khả năng này. Bản thân mình cũng đang làm cộng tác viên upload tài liệu cho trang tailieuhoctap.vn, thấy rất thú vị và cũng đủ trang trải tiền nhà trọ trong thời sinh viên đây nà.
 
×
Quay lại
Top