Kiểu đương đầu né tránh đóng 1 vai trò quan trọng trong những vấn đề tâm lý phổ biến

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824

Tham khảo
Avoidance coping plays an important role in common psychological problems.
Published on May 5, 2013 by Alice Boyes, Ph.D. in In Practice

Kiểu đương đầu né tránh tạo ra stress và lo lắng và tàn phá lòng tự tin. Nó là 1 yếu tố chủ yếu để phân biệt những người có những vấn đề tâm lý phổ biến (ví dụ, trầm cảm, lo lắng và/hoặc những rối loạn ăn uống) với những người không bị.
Bước đầu tiên để vượt qua kiểu đương đầu né tránh là học cách nhận ra nó (vào lúc bạn đang làm nó).

Sau đây là 9 kiểu đương đầu né tránh

1. Bạn tránh tiến hành những hành động kích hoạt những kí ức đau đớn trong quá khứ.

Ví dụ, bạn tránh đặt câu hỏi trong lớp vì nó nhắc bạn nhớ về 1 lần bạn đặt 1 câu hỏi và bị giáo viên làm xấu hổ.

Hoặc bạn tránh đến văn phòng của 1 giáo sư vì cô ấy đã cho bạn 1 con điểm gây thất vọng ở học kì trước và ý nghĩ tiếp cận cô ấy tái kích hoạt những cảm xúc về điểm số của bạn.

Tránh né những thứ kích hoạt nên những kí ức khó khăn là 1 trong những kiểu đương đầu né tránh phổ biến và quan trọng nhất.

2. Bạn cố gắng tránh bị phát hiện.

Người có 1 cảm giác của sự thiếu sót, nhược điểm thường cố gắng tránh bị phát hiện. Họ thường sợ những thứ như bị đuổi khỏi đại học hoặc sự thành công của họ cảm thấy như là do gian lận. Họ cảm thấy như thể nếu chúng bị chú ý thì những thiếu sót của họ sẽ bị tiết lộ.

3. Bạn tránh kiểm tra tính thực tế của những ý nghĩ của bạn.

Ví dụ, bạn đang lo lắng liệu con bạn có bị tự kỷ nhưng bạn chỉ đọc tài liệu trên internet thay vì tìm kiếm sự đánh giá chuyên nghiệp.

4. Bạn cố gắng tránh khả năng người khác nổi giận với bạn.

Ví dụ, bạn tránh hỏi những điều bạn muốn vì sợ người đó sẽ nổi giận nếu bạn hỏi.
Người rất bận tâm đến việc liệu người khác có thể tức giận với họ có thể là kiểu người làm hài lòng người khác, hoặc họ có thể lo lắng về việc bị từ chối. Bạn có thể đã từng có những kinh nghiệm về sự tức giận dẫn đến sự từ chối, hoặc chỉ có 1 kiểu gắn bó lo lắng (anxious attachment).

Nhưng trong hầu hết trường hợp, sự tức giận không dẫn đến sự từ chối.

Thường thì khi cố gắng tránh bị người khác tức giận, bạn kết thúc là làm những việc có thể gây ra sự tức giận, ví dụ bạn tránh nói với 1 ai đó là bạn không thể tham dự 1 sự kiện và cuối cùng là đến trễ.

5. Bạn có xu hướng chấm dứt nỗ lực vì 1 mục tiêu khi 1 suy nghĩ gây lo lắng xuất hiện.

Ví dụ, bạn có xu hướng từ bỏ những mục tiêu khó khăn nếu bạn bắt đầu nghĩ “Điều này khó” hoặc “Tôi không chắc liệu tôi có thể làm được việc này.”

Chấp nhận những kiểu suy nghĩ đó thường là 1 phần của quá trình khi đang nỗ lực vì những mục tiêu khó khăn.

6. Bạn tránh cảm xúc ngượng ngịu.

Bạn tránh những cuộc nói chuyện có thể gây khó xử không phải vì bạn sợ những hậu quả mà vì bạn có 1 khuynh hướng né tránh bất kì những cảm xúc ngượng ngịu, lúng túng nào.

Khi bạn bắt đầu cho phép bản thân trải nghiệm sự ngượng ngịu, bạn sẽ nhận ra nó không tệ như thế và bạn có thể đương đầu.

7. Bạn tránh bắt đầu 1 công việc nếu bạn không biết bạn sẽ hoàn thành nó như thế nào.

Đừng lo lắng về tất cả các bước, chỉ cần thực hiện bước đầu tiên 1 cách logic. Hành động có nhiều khả năng tạo ra nhiều hiểu biết mới hơn là trầm ngâm suy nghĩ.

8. Bạn tránh né những cảm giác cơ thể nào đó.

Ví dụ:
- Người không khỏe mạnh (và người bị rối loạn ám sợ) đôi lúc tránh né những cảm giác của sự rán sức, ví dụ như tránh làm cho nhịp tim của họ đập nhanh hơn trong suốt buổi tập thể dục.

- Người có những vấn đề về hình ảnh cơ thể có thể tránh né những cảm giác t.ình d.ục kích hoạt những lo lắng về hình ảnh cơ thể của họ.

- Những người ăn quá nhiều tránh cảm nhận dù chỉ là 1 chút cảm giác đói, họ ăn trước khi họ cảm nhận những cảm giác của cơn đói.

9. Bạn tránh bước vào những tình huống có thể kích hoạt những suy nghĩ như “Tôi không giỏi nhất. Tôi không giỏi bằng người khác.”

Nếu cảm nhận về giá trị bản thân của bạn dựa trên việc trở nên giỏi hơn trung bình ở tất cả những lĩnh vực quan trọng thì bạn sẽ vật lộn với những tình huống kích hoạt những so sánh xã hội bất lợi.

Điều này có thể ngăn bạn có sự tiến bộ ở những lĩnh vực mà bạn không mạnh.
Luyện tập cho bản thân tiếp xúc với người giỏi hơn bạn ở những lĩnh vực mà bạn muốn tiến bộ.


Nguồn: PsychologyToday



[separate]


 
×
Quay lại
Top