Kiến thức thám tử-Hóa học.

Pagodasto

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2013
Bài viết
12.016
Một số chất độc thường gặp


Thuỷ ngân :
Triệu chứng: mồm có mùi vị tanh kim loại, đau và nóng dọc theo dạ dày và thực quản, niêm mạc miệng bị bỏng rộp, có những màng màu trắng xám, nôn có lẫn máu, nước tiểu có abumin, lên cơn co giật, mạch co, sau cùng bí đái, chết vì tăng urê máu.
Giải độc: uống chất giải độc kim loại (antidotum metallorum - gồm hh MgSO4 3.75g+NaHCO3 12.5g+1000 ml nước có pha hidro sunfua bão hoà), súc miệng bằng dd Kali Clorat, tiêm tĩnh mạch 30-40 ml glucoza 30%, nguyên lí giải độc là dùng H2S tác dụng với HgCl2 (sinh ra do Hg tác dụng với HCl trong dạ dày ) tạo ra HgS ko độc, MgSO4 và NaHCO3 để nhuận tràng và trung hoà.


Nitroglycerin-đây là 1 loại thuốc nổ, dùng trong y tế để hạ huyết áp(độc bảng A),khi bị dây vào da có thể ngấm qua da gây đau đầu dữ dội.
triệu chứng: nhức đầu, mặt đỏ, buồn nôn,ỉa chảy, tinh thần hưng phấn, nói sảng, thở ko đều, tím tái, mạch chậm.
Giải độc: rửa dạ dày bằng nước, tẩy bằng NaHCO3, chườm lạnh ở đầu chườm nóng ở chân, tiêm cafein, truyền NaCl 9%


Cacbon mono oxit:
Triệu chứng: buồn nôn nhức đầu chóng mặt, thở nhanh, mạch nhanh, có những nốt mẩn đỏ trên người, các cơ yếu, đái ỉa ko tự chủ.
giải độc: để chỗ thoáng, cho thở oxi, tiêm cafein, uống chè, cà phê đặc, ngửi amoniac, sưởi ấm.
Cloroform, ete :chất gây mê đường hô hấp, cloroform có thể gây ngất xỉu, hại gan.
Triệu chứng: ngủ sâu, co đồng tử, thở yếu , da tái nhợt.
Xử lý: hô hấp nhân tạo, tiêm cafein, adrenalin, thở oxi, tiêm tĩnh mạch NaCl 0.9%


mocphin hoặc opi (thuốc phiện): thuốc giảm đau, gây nghiện
triệu chứng: tinh thần hưng phấn, mạch nhanh, thở nhanh, sau chóng mặt, ù tai,mạch chậm, thở chậm, hạ thân nhiệt, đồng tử co, sau đó hôn mê, chết vì ngừng thở.
Giải độc: rửa dạ dày nhiều lần bằng dd thuốc tím 0.1%(kể cả ngộ độc do tiêm hoặc hút hít ) hô hấp nhân tạo, thở oxi, tiêm cafein, adrenalin, truyền dd NaCl 0.9%, uống cà phê hoặc nước chè đặc, ko được dùng thuốc gây nôn.


Hydrogen cyanide (hidro xianua):công thức hh là HCN rất độc, độc tính chủ yếu ở ion CN - , với nồng độ 30% trong ko khí có thể giết người trong vài phút.
Điều chế:
Phân huỷ formamide ở nhiệt độ cao:
O=CH-NH2 → HCN + H2O
từ metan và amoniac ở 1200 độ C xúc tác bạch kim:
CH4 + NH3 + 1.5O2 → HCN + 3H2O


Phosgene: công thức hoá học COCl2, chất độc dạng khí khá phổ biến trong quân sự, có nhiều ứng dụng trong công nghiệp hoá chất. Khi hít phải pư với nước trong cơ thể người tạo ra CO2 và HCl.
điều chế: cho CO và Cl2 qua than xốp ở nhiệt độ 50-150 độ C:
CO + Cl2 -> COCl2

H2S
triệu chứng:chóng mặt, buồn nôn,dần dần sẽ không phân biệt được các loại mùi khác nhau.
giải độc:đưa nạn nhân ra khỏi nơi có khí (tất nhiên)
dùng Ag cạo quanh người (như kiểu đánh cảm) để Ag tác dụng với H2S theo phương trình
Ag + O2 + H2S ------------> Ag2S + H2O
 
@Kid Để ta tìm =))
 
Cái này vừa dùng xong đã chết không kịp ngáp rồi=)) Chắc khỏi nêu triệu chứng luôn quá=))
 
Kali xyanua, xyanua kali là tên gọi của một loại hợp chất hóa học không màu của kali có công thức KCN. Nó có mùi giống như mùi quả hạnh nhân, có hình thức bề ngoài giống như đường và hòa tan nhiều trong nước. Là một trong số rất ít chất có khả năng tạo ra các phức chất của vàng (Au) hòa tan được trong nước, vì thế nó được sử dụng trong ngành kim hoàn để mạ hay đánh bóng bằng phương pháp hóa học. Đôi khi nó cũng được sử dụng trong ngành khai thác các mỏ vàng để tách vàng ra khỏi quặng vàng (mặc dù xyanua natri được sử dụng phổ biến hơn). Cho đến những năm thập niên 1970 nó còn được sử dụng trong thuốc diệt chuột.

Tính chất vật lý
Tinh thể màu trắng, thường ở dạng bột.

Nhiệt độ nóng chảy: 634 °C

Khối lượng riêng: 1,52 g/cm3

Độ hòa tan (trong nước ở 25 °C): 71,6 g/100 g.

Phân tử khối: 65,12 đơn vị cacbon (đvC).

Không tan khi nhiệt độ môi trường <=0°

Tính chất hóa học
Có tính hoạt động hóa học cao.

  • Dễ dàng phản ứng với các axit để tạo thành axit xyanic là chất độc dễ bay hơi.
Từng được sử dụng trong công nghiệp tinh chế vàng.

Độc tính
Là một chất kịch độc, gây chết người với liều lượng thấp. Chỉ cần ăn nhầm từ 300 đến 400 mg chất này thì một người khỏe mạnh có thể mất ý thức trong vòng 10 giây đến 1 phút. Sau khoảng 45 phút thì rơi vào trạng thái hôn mê và có thể tử vong sau khoảng 2 giờ nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời. Theo phân loại trong hướng dẫn số 67/548/EEC của liên minh châu Âu thì nó là chất cực độc (T+). Giới hạn phơi nhiễm tối đa (PEL) củaOSHA là 5 mg/m3. Còn theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Y tế Việt Nam thì giới hạn này là 3 mg/m3 trong môi trường sản xuất.

Cơ chế ngộ độc
Giống như các hợp chất xyanua khác, xyanua kali gây độc bằng cách ngăn chặn sự trao đổi chất của tế bào. Xyanua kali có khả năng tạo liên kết hóa học với các heme trong máu (như hemoglobin), làm cho các tế bào không lấy được ôxy và bị hủy hoại.

Các chất giải độc xyanua kali: +Sectfact Khi bị ngộ độc xyanua kali, cần sơ cứu nạn nhân bằng cách cho thở bằng khí ôxy. Trong các phân xưởng có sử dụng xyanua kali, thường có sẵn bộ cấp cứu trong trường hợp nhiễm độc, bao gồm các chất amyl nitrat, nitrít natri, xanh methylen và natri thiosulphate. +Đường glucozơ Đường glucozơ có khả năng làm chậm lại đáng kể quá trình gây độc của xyanua kali, đồng thời bảo vệ các tế bào bằng cách tạo liên kết hóa học với xyanua kali. Tuy nhiên Glucozơ không có khả năng giải độc.

Xyanua kali thường được sử dụng để tự tử. Ngoài ra, xyanua kali thường xuyên xuất hiện trong văn học và truyện tranh, chẳng hạn Thám tử lừng danh Conan.

Trong thực tế nhiều hợp chất Kali được sử dụng trong các hóa chất tẩy rửa gia dụng. Tiêu chuẩn Châu Âu thường kỹ càng hơn về các hợp chất Kali so với các nước khác. Tuy nhiên ở Việt Nam loại độc chất này không phải ai cũng biết và thường được làm chất tẩy rửa chính trong các chất tẩy rửa đang lan tràn trên thị trường Việt Nam.

  • Điều chế xyanua
N2 + CH4 --> HCN + NH3 --> NH4CN + KOH --> KCN + NH3 + H20
 
×
Quay lại
Top