Không đủ thông minh để giàu có?

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Chỉ số IQ trung bình thấp hơn ở những nước nghèo hơn. Tại sao?

Trong cuốn sách IQ and Global Inequality năm 2006, các chuyên gia về trí thông minh Richard Lynn và Tatu Vanhanen thông báo rằng chỉ số IQ trung bình ở Anh là 100, người Mĩ có IQ trung bình là 98. Người ở cộng hoà Trung Phi, Mali và Kenya có IQ trung bình là 64, 69 và 72. Người Ấn Độ, Indonesia và Iraq có IQ cao hơn những người ở những nước nghèo hơn nhưng thấp hơn những ngườiở các nước giàu hơn: IQ trung bình của họ là 82, 87 và 87.

Thu nhập quốc gia và IQ có tương quan với nhau không? Một nghiên cứu gần đây sử dụng một mẫu gồm 157 nước phát hiện thấy có một mối tương quan cao và quan trọng về mặt thống kê giữa hai yếu tố trên. Một người có thể kết luận rằng, chính số điểm IQ thấp hơn của họ giải thích về thu nhập trung bình thấp hơn của những người dân ở các nước ngheo hơn trên thế giới.

Điều này có đúng không?

Trong một bài báo mới được xuất bản với tựa đề "Does the intelligence of populations determine the wealth of nations?” (Trí thông minh của nhân dân quyết định sự giàu có của đất nước?), Vittorio Daniele, giảng viên môn kinh tế học ở đại học Magna Graecia University ở Catanzaro, Italy, đem đến một lời giải thích được xây dựng trên hiệu ứng Flynn. Trong một loạt nghiên cứu được xuất bản qua nhiều thập kỷ, nhà khoa học chính trị người New Zealand J. R. Flynn phát hiện thấy ở hầu hết các nước giàu, khi các tài liệu về bài kiểm tra IQ có sẵn trong những khoảng thời gian đủ lâu, thì chỉ số IQ trung bình tăng lên đều đặn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng IQ có xu hướng cao hơn ở người trẻ hơn người già.

Quan điểm cho rằng mỗi thế hệ mới sinh ra có tiềm năng trí tuệ lớn hơn thế hệ trước có thể không hợp lý, nếu tiềm năng đó được quyết định về mặt di truyền. Những người sống ở thời nay đem theo sự tái kết hợp của những gen của ông bà của họ, và nếu những người có trí tuệ bẩm sinh thấp hơn là nhiều hơn, ít có khả năng tồn tại trong những môi trường được nuông chiều hơn ngày nay, do đó trí thông minh được di truyền nên giảm chứ không tăng.

Như Daniele lập luận và hầu hết chuyên gia đều đồng ý, lời giải thích tốt nhất cho hiệu ứng Flynn đó là trong những thập kỷ gần đây, mỗi thế hệ được tiếp xúc với nhiều kiểu kích thích hơn xây dựng nên những đặc điểm nhận thức mà test IQ được thiết kế để đo lường. Nếu điều này là đúng đối với các con của tôi, chúng được nuôi dạy trong thời đại máy tính, đối lập với bố mẹ của tôi, những người lớn lên trong thời đại radio, thì khi đó chúng ta có thể kỳ vọng rằng trẻ em lớn lên ở những vùng xa xôi hẻo lánh nhất hoặc những hoàn cảnh nghèo khổ ở những nước nghèo nhất thế giới - hãy nghĩ về những đứa trẻ của những người nông dân sống trong những ngôi nhà không điện nước, có lẽ không tiếp cận được báo chí - sống trong một môi trường ít có khả năng sinh ra nững kiểu kỹ năng nhận thức so với những trẻ của các phụ huynh ở thành phố của Mĩ. Những trẻ được nuôi dạy trong những tầng lớp trung lưu ở những nơi như Thâm quyến, Trung Quốc hay Rio de Janeiro, Brazil, được tiếp xúc với những kích thích tương tự như những trẻ sống ở Mĩ đương thời. Sự bao gồm của họ trong những bài kiểm tra IQ của nhân dân do đó làm tăng chỉ số IQ trung bình của các quốc gia qua các năm.

Số liệu mới nhất ủng hộ những quan sát đó bằng cách chỉ ra rằng những chỉ số IQ đang tăng lên đều đặn ở những nước đang trải qua sự phát triển kinh tế nhanh nhất trong suốt một vài thập kỷ qua. Như một thước đo của sự tương tác giữa trí thông minh và kích thích nhận thức hiện đại đã tăng cường những khả năng để phân loại hợp lý, lý luận định lượng..., chỉ số IQ trung bình của một dân tộc là một dấu chỉ của sự phát triển và hiện đại hoá kinh tế, chứ không phải là nguyên nhân của chúng.

Để bác bỏ lập luận cho rằng những sự khác biệt trong chỉ số IQ giữa các quốc gia phản ánh những khác biệt trong khả năng được di truyền về trí thông minh và chính những sự khác biệt đó đến lượt nó giải thích những khác biệt trong mức thu nhập, Daniele chỉ ra rằng những khác biệt giữa các quốc gia trong chỉ số IQ trung bình được dự đoán bởi những yếu tố tương tự giúp dự đoán về những khác biệt trong thu nhập hiện thời.


Nguồn
Not Smart Enough to Be Rich?
Average IQ is lower in poorer countries. Why?
Published on August 8, 2013 by Louis Putterman, Ph.D in The Good, The Bad, The Economy
PsychologyToday
 
×
Quay lại
Top