Khi trong nhóm có xung đột gay gắt – giải quyết thế nào

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
[HRC] – Tranh luận là một phần tất yếu và cần thiết trong làm việc nhóm. Tuy nhiên, nó chỉ phát huy tính hữu ích khi đó là cuộc tranh luận trong hòa bình và tất cả xoay quanh vấn đề của công việc chung. Trong thực tế, những sự tranh cãi dễ bị vượt ra khỏi tầm kiểm soát và gây ảnh hưởng xấu đến công việc và mối quan hệ của nhóm.

cai-nhau.jpg

Bài viết dưới đây xin được đề cập đến quy trình xử lý một cuộc xung đột đã trở nên gay gắt trong làm việc nhóm.

Bước 1: Thiết lập phần nền.
Hãy chắc chắn rằng mọi người hiểu rằng xung đột là vấn đề liên quan đến cả 2 bên, chỉ có thể giải quyết thực sự thông qua thảo luận và đàm phán chứ không phải là bằng sự lấn át thiếu công bằng của một bên nào.
Nếu bạn là người có liên quan đến vụ xung đột, hãy nhấn mạnh rằng bạn đang thể hiện rằng mình thấu hiểu vấn đề. Sử dụng kỹ năng lắng nghe để biểu hiện cho đối phương hiểu bạn sẵn sàng nghe và hiểu những quan điểm và lập trường khác.
Và nhớ rằng bạn hãy nói với thái độ đúng mực nhưng quyết đoán chứ không phải là nhún nhường thái quá hay là hung hăng lấn át họ.

Bước 2: Thu thập thông tin.
Bây giờ bạn đang cố gắng tìm hiểu những ý thích, nhu cầu, mối quan tâm cơ bản của đối phương. Hãy hỏi quan điểm của người khác và chắc chắn rằng bạn tôn trọng quan điểm và tinh thần hợp tác của họ để giải quyết vấn đề.
Hãy cố hiểu động lực và mục đích của họ, và nghĩ xem những hành động, lời nói của bạn có ảnh hưởng đến 2 thứ đó hay không? Và nếu có thì như thế nào?
Đồng thời, cố gắng hiểu sự xung đột một cách khách quan: nó có ảnh hưởng đến kết quả công việc của cả nhóm không? Phá vỡ teamwork? Gây tác động xấu đến việc ra quyết định? …
Hãy luôn tập trung vào vấn đề chính và mục đích của công việc, hãy để các vấn đề và phản ứng theo tính cách cá nhân bên ngoài công việc.
Lắng nghe với sự đồng cảm và nhìn nhận sự xung đột từ quan điểm của đối phương.
Nhận thức vấn đề rõ ràng và súc tích.
Thể hiện cái tôi khách quan.
Giữ sự linh hoạt.
Gạt bỏ những cảm giác cá nhân bên lề và những suy nghĩ nhỏ nhặt.

Bước 3: Nhận thức đúng bản chất vấn đề.
Đây là một bước tất yếu, tuy nhiên các ý thích, nhu cầu và mục đích khác nhau khiến cho người ta nhận thức vấn đề rất khác nhau. Bạn cần phải thực sự nắm được bản chất vấn đề phải xử lý trước khi tìm ra được một giải pháp cả 2 bên cùng chấp nhận được.
Nếu bạn không đạt đến được một sự nhìn nhận thích hợp đối với vấn đề đó, thì ít nhất , bạn cần hiểu người khác nhìn nhận vấn đề như thế nào.

Bước 4: Vạch ra những giải pháp có thể.
Cùng các thành viên vạch ra các giải pháp có thể được, và hãy cởi mở đón nhận mọi ý kiến, kể cả những ý tưởng bạn chưa từng nghĩ đến.

Bước 5: Thỏa thuận một giải pháp chung.
Đến bước này, xung đột có lẽ đã hết: cả 2 bên có thể hiểu quan điểm của đối phương tốt hơn, và dễ dàng có được một giải pháp khiến cả 2 đều hài lòng.
Để hạ nhiệt những tình huống tranh cãi, bạn cần sử dụng phương pháp thích hợp để giải quyết xung đột, khi mà các thành viên phải nhã nhặn và không có tâm ý đối đầu nhau, và tập trung vào vấn đề chung hơn là vào cá nhân các thành viên. Nếu thực hiện được điều này, và các thành viên lắng nghe nhau, tìm hiểu bản chất thực tế của vấn đề thì xung đột có thể được giải quyết thấu đáo và triệt để.
Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp mà quan điểm của hai bên là trái ngược và không thể dung hòa. Đây là trường hợp mà kỹ năng “đàm phán cả 2 cùng thắng” thể hiện sự hữu ích, hoặc ít nhất là phần nào làm hài lòng được mọi người.

(Skillbox)
 
Hiệu chỉnh:
Thanks Cao Anh nha, mai mình thi môn này đây :D
 
Tranh luận là một phần tất yếu và cần thiết trong làm việc nhóm
 
đúng là mục tiêu trước mắt của 1 nhóm là quan trọng nhưng sự hợp tác chặt chẽ càng quan trọng hơn .Teamwork 9 ng 10 ý thì lại xào xáo nội bộ , tks chia sẽ rất cần thiết của bạn
 
mình thấy sao dễ áp dụng với mọi người nhưng mình ko thể giải quyết như vậy được :KSV@15:
 
×
Quay lại
Top