Khi nào phải điều trị gai cột sống?

minhminh6

Banned
Tham gia
21/8/2017
Bài viết
0
Bệnh gai cột sống thường gặp ở những người khoảng 40 tuổi. Đặc biệt tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Gai cột sống rất khó điều trị, nếu như không được phát hiện sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Vậy khi nào cần điều trị gai cột sống?
Gai cột sống chủ yếu do thoái hóa cột sống gây nên và là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng, đau cổ…Khi đĩa đệm bào mòn, rách hoặc suy giảm chức năng làm cho cột sống phải chịu áp lực quá mức cho phép làm hình thành nên các gai xương ở rìa đốt sống. Các gai xương này chèn ép lên các dây thần kinh gây ra tình trạng đau nhức, gây đau, tê chân tay vận động khó khăn hoặc có khi không thể vận động đi lại được. Về lâu dài gai cột sống có thể gây ra chứng vẹo, gù cột sống, yếu cơ hoặc teo cơ chân tay và mất hoàn toàn khả năng vận động.

6-4.jpg


Khi nào cần điều trị gai cột sống?
Thông thường những người bị gai cột sống không biết mình đang mắc bệnh, vì vậy họ sống chung với bệnh đến khi bênh trở nặng, hình thành gai xương chồi ra mới biết mình mắc bệnh. Với 42% trường hợp xuất hiện triệu chứng, điều trị chủ yếu nghiêng về hướng bảo tồn, làm chậm sự phát triển của bệnh.

Cụ thể, người bệnh sẽ được dùng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu. Với những trường hợp co cứng cơ có thể sử dụng thuốc giãn cơ để có thể vận động bình thường được. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp an toàn bởi chúng gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điều trị gai cột sống hiếm khi can thiệp ngoại khoa, trừ một số trường hợp bệnh nhân có những biến chứng như: thoát vị đĩa đệm nặng, tổn thương gây chèn ép các rễ thần kinh. Lúc này mới cần phải phẫu thuật để giải phóng chèn ép, chỉnh hình lại. Tuy nhiên sau phẫu thuật gai xương vẫn có thể mọc lại ngay những phần mới được cắt bỏ vì vậy mà sau phẫu thuật vẫn cần phải kiên trì sử dụng thuốc cũng như chế độ ăn uống, luyện tập hằng ngày để tránh bệnh tái phát.

4.png


Phòng bệnh gai cột sống bằng cách nào?
Để phòng bệnh gai cột hiệu quả trước hết bạn cần chú ý đến những hoạt động thường ngày.

  • Không nên vận động, bưng vác quá sức; khi bê nhấc vật nặng, tránh cúi gập lưng.
  • Không nên ngồi lâu trong tư thế không dựa lưng, thiếu điểm tựa.
  • Thường xuyên tập các bài tập thể dục cột sống cổ, thắt lưng hay những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội sẽ hữu ích, giúp làm chậm quá trình thoái hóa và gai cột sống.
7-3.jpg


  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định, tránh thừa cân béo phì làm tăng áp lực lên cột sống, nguy cơ bị gai cột sống sẽ cao hơn người bình thường.
Bệnh gai cột sống hoàn toàn có thể trị dứt điểm nếu như được phát hiện sớm. Vì vậy mỗi người cần chú ý đến sức khỏe, nếu như có những biểu hiện bất thường thì nên đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán bệnh sớm nhất từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
 
×
Quay lại
Top