Khi mắc bệnh tiểu đường ăn mít được không?

ChangChang010920

Thành viên
Tham gia
14/4/2021
Bài viết
9

Khi mắc bệnh tiểu đường ăn mít được không?​


Mít là loại trái cây yêu thích của mọi lứa tuổi. Loại trái cây này có hàm lượng chất xơ cao và được đánh giá là trái cây tốt cho sức khỏe. Vậy còn đối với những bệnh nhân tiểu đường liệu mít lợi cho sức khỏe không? Hãy tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Đôi nét về quả mít​


Mít là loại trái cây thơm ngon. Loại trái cây này thuộc ho Moraceae, có lớp vỏ bên ngoài màu xanh và nhọn. Bên trong là phần thịt màu vàng được bao bọc bởi lớp xơ mít. Trong mít thường có lượng calo thấp hơn nhiều so với những loại trái cây khác và thành phần này chủ yếu là carbonhydrate.

Ngoài ra, mít chứa chất xơ và nhiều vitamin như: vitamin B1, B2, B6, vitamin C và cùng các khoáng chất có lợi như magie, sắt, canxi .... Mít có trọng lượng nặng hơn các loại trái cây khác, có quá lên tới 30kg.

Lợi ích có được từ mít​


Ăn mít giúp cơ thể dễ giảm cân do chứa nhiều chất xơ, hàm lượng calo thấp, không chứa chất béo và tinh bột. Hoạt chất phytonutrient, lignans và saponin có trong mít được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh như: ung thư, giảm viêm nhiễm, loét dạ dày. Ngoài ra, mít chứa lượng kali giúp kiểm soát tốt bệnh huyết áp và ổn định tim mạch.
1-Mit-chua-nhieu-chat-xo-va-khong-co-tinh-bot.jpg.webp


Tiểu đường ăn mít được không?​

Chất xơ từ mít ổn định đường huyết​

Trong số các loại trái cây có vị ngọt, mít là loại trái cây được ưu tiên hơn các loại còn lại bởi chỉ số đường huyết GI chỉ đạt từ 50 đến 60. Như vậy, khi ăn mít khả năng bị tăng huyết áp đột ngột và các biến chứng là không cao. Bên cạnh đó lượng protein và chất cơ dồi dào trong mít còn có tác dụng kiểm soát đường huyết khi làm chậm quá trình chuyển hóa giúp đường huyết cân bằng trạng thái ổn định. Nếu ăn mít với lượng thích hợp thì hoàn toàn sẽ an toàn với người mắc bệnh tiểu đường, nó giúp làm tăng độ nhạy của insulin.


Hỗ trợ giảm cân cho người tiểu đường​


Theo thống kê, phần lớn người mắc bệnh tiểu đường thường có dấu hiệu thừa cân hoặc béo phì. Lương chất xơ lớn chính là yếu tố giúp kiểm soát cân nặng. Chất xơ trong mít sẽ tạo cảm giác no lâu và chống lại cảm giác thèm ăn.

Thành phần chống oxy hóa có trong mít giúp kháng viêm và phòng chống tốt biến chứng có thể xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để việc sử dụng mít trở lên an toàn, tuyệt đối không ăn tùy thích.

Khi mắc bệnh tiểu đường nên ăn mít thế nào?​

Mít chứa chất béo và tinh bột không cao, nhưng người có chỉ số đường huyết cao nên hạn chế sử dụng. Hàm lượng calo trong mít chủ yếu là carnonhydrat, đây là thành phần mà người tiểu đường nên tránh.

Người bị tiểu đường nên ăn trái cây gì?​

Không phải loại trái cây nào cũng tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Trái cây có nguồn dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe đem đến nhiều thành phần có ích như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó cũng sẽ có nhiều hoa quả có vị ngọt mà cần kiêng khem, cụ thể tránh sử dụng: sầu riêng, nho, nhãn, vải, chôm chôm, mãng cầu, ... Và một số trái cây thích hợp với căn bệnh tiểu đường gồm: bưởi, cam, táo, lựu, việt quất, cherry... Khi sử dụng các loại trái cây, liều lượng sử dụng cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.
2-Chat-xo-tu-mit-co-loi-cho-benh-tieu-duong.jpg.webp
 
×
Quay lại
Top