Khi gái quê tập làm người thành phố

red dust

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/12/2011
Bài viết
2.998
Dù mới từ nhà quê tấp tểnh lên thành phố hơn năm nay, nhưng cứ mở miệng, Hòa lại bắt đầu chê bai mọi thứ của... nhà quê.
Từ cách ăn nói, đi đứng, trang điểm đến những món ăn kể cả là đặc sản của quê hương, Hòa cũng không ngần ngại phủi tay trắng trơn theo kiểu "đồ nhà quê ấy mà".

Từ Hà Nam lên Hà Nội trọ học, kinh tế gia đình chỉ ở mức kha khá nhưng những gì Hòa thể hiện khiến mọi người nghĩ rằng, chắc cô phải là một tiểu thư khuê các, con nhà “đại gia” nơi vùng quê chiêm trũng ấy. Bố hưu trí, mẹ là giáo viên cấp 2, với đồng lương ít ỏi cũng chỉ đủ để trang trải cuộc sống hằng ngày và nuôi Hòa ăn học. Nhà có mỗi cô con gái nên bố mẹ Hòa cũng chiều con, cố gắng cho con bằng bạn bằng bè.

t278007.jpg
Về quê, vẫn còn đường đất, đá lổm nhổm, Hòa vẫn diện những bộ váy, bộ cánh theo kiểu của mấy cô gái thành thị chuyên đi xe Vespa. Mặt lúc nào cũng phải trang điểm thật kỹ trước khi ra đường.

Lên thành phố chưa đầy một năm nhưng mỗi lần Hòa về quê từ bố mẹ đến bạn bè, hàng xóm láng giềng đều ngạc nhiên vì sự thay đổi quá nhanh của cô. Chẳng biết có phải vì đua theo mấy cô bạn thành phố học cùng lớp không, Hòa suốt ngày xin thêm tiền bố mẹ để đầu tư vào phấn son, quần áo. Về quê, vẫn còn đường đất, đá lổm nhổm, Hòa vẫn diện những bộ váy, bộ cánh theo kiểu của mấy cô gái thành thị chuyên đi xe Vespa. Mặt lúc nào cũng phải trang điểm thật kỹ trước khi ra đường. Cũng có chút nhan sắc, Hòa tập tọe muốn lột xác thành gái thành thị.

Dù nhà vẫn làm nông nghiệp, có ruộng có vườn nhưng từ hồi lên thành phố, mỗi lần về quê, chẳng bao giờ Hòa động tay động chân vào bất cứ việc gì vì sợ… đen da hoặc là chai sạn mất đôi tay mềm mại. Cứ thế, được đằng chân lân đằng đầu, Hòa nhanh chóng quay ra chê bai ngay chính vùng quê nơi mình sinh ra và lớn lên.

Nếu như mọi người vẫn thường kể về quê hương với niềm tự hào, với những tình cảm trìu mến thì đối với Hòa, dường như, cô không muốn và cũng không thuộc về vùng quê đó. Hòa không thích ai hỏi mình quê ở đâu mà chỉ muốn mọi người coi cô là người Hà Nội như mấy cô bạn cùng lớp.

t278013.jpg
Hòa không thích ai hỏi mình quê ở đâu mà chỉ muốn mọi người coi cô là người Hà Nội như mấy cô bạn cùng lớp.

Đi mua quần áo với bạn bè, hơi tý là Hòa lại bật ra câu cửa miệng “cái này xấu, trông nhà quê bỏ xừ”. Mọi người cũng tỏ ý bất ngờ vì kiểu phủi tay trắng trợn với quê cha đất tổ của Hòa, nhiều lần góp ý nhưng Hòa vẫn chứng nào tật ấy. Đã thế, thi thoảng cao hứng, cô nàng còn lớn tiếng chê cả gu thời trang của người khác. Có lần, Nga - cô bạn cùng lớp vốn nổi tiếng sành điệu mua đôi giày màu hồng, hàng xịn tiền triệu đàng hoàng, chả hiểu vô tình hay hữu ý, trong lúc bạn bè đang xúm xít bình “loạn”, Hòa cũng đá thêm một câu lãng xẹt: “Chả biết nó đắt tiền ở chỗ nào nhưng màu hồng này rõ nhà quê. Tớ chả bao giờ chọn màu này”. Chẳng may cho Hòa, Nga không phải tay vừa, chẳng nể nang gì, trước mặt bao nhiêu người, Nga tương luôn: “Gớm, cậu phải biết mình là ai chứ. Cậu từ đâu ra mà mở mồm ra là chê nhà quê, thế cậu không phải chui từ quê mà ra à?”. Hòa được một phen ngượng chín người, đỏ mặt tía tai vì câu nói thẳng thừng của cô bạn cùng lớp.

Nhưng dù sao, mới chỉ bị vài câu nói như Hòa cũng chưa đáng gì so với Thanh, bởi lẽ chỉ vì cái thói sùng “thành thị” mà đám cưới của cô với anh chàng người yêu gần chục năm trời suýt bị hủy bỏ. Bắc Ninh lên Hà Nội, Thanh cứ tự cho mình là may mắn hơn bạn bè đồng trang lứa trong làng và cô tự hứa sẽ “lột xác” hoàn toàn để không còn cái vẻ gái quê nữa. Hồi đầu đi học về, thỉnh thoảng chuyện trò với bạn bè ở nhà, Thanh cũng ra vẻ ta đây sống trên Hà Nội và mọi thứ ở nhà đối với cô đều trở nên quê mùa từ lúc nào không biết. Gia đình Thanh cũng thuộc vào hàng khá giả, lại có cô con gái đỗ đại học, mặt mũi khá xinh, ưa nhìn nên bố mẹ cô cũng tự hào lắm. Vì thế, Thanh đòi gì, các cụ cũng cố gắng chu cấp cho đầy đủ. Mỗi lần Thanh về quê là mỗi lần từ làng trên xóm dưới đều xôn xao cứ như có cuộc trình diễn thời trang trong làng vậy. Mọi lời bàn tán, xì xào, Thanh đều bỏ ngoài tai.

t278014.jpg

Cũng vì cái thói “trưởng giả học làm sang” mà đến giờ nghĩ lại, Thanh vẫn còn thấy xấu hổ với mọi người, nhất là với gia đình nhà chồng sắp cưới. Đó là lần ăn hỏi, hai gia đình đã thống nhất giờ giấc. Nhà chú rể từ Hải Phòng sang, đường sá xa xôi nên mọi người phải lặn lội đi từ sáng sớm. Thanh lại muốn bạn bè từ Hà Nội về đỡ tráp và trang điểm cho cô chứ không muốn mượn người trong làng vì “làng này giờ chỉ toàn mấy con bé ngờ nghệch, trông quê mùa lắm”. Ngay cả thợ trang điểm, Thanh cũng chê lên chê xuống, nào là trang điểm xấu, không ai chịu nỗi “vẽ mắt thì nét to đùng, trang điểm mắt như diễn tuồng ấy, trông nhà quê không thể chấp nhận được”.

Bất đắc dĩ, mấy cô bé Thanh hay chơi với Thanh ở Hà Nội cũng đồng ý về Bắc Ninh đỡ tráp và trang điểm cho Thanh. Sáng hôm đó mọi người xuất phát rất sớm, nhưng không may, dọc đường xe bị hỏng. Đã gọi điện báo cho Thanh là sẽ về muộn, sợ không kịp giờ đón dâu nên Thanh phải chủ động gọi mấy cô bé trong làng và thợ trang điểm ở thị trấn xuống giúp đỡ. Thế nhưng, Thanh vẫn nhất quyết đợi dù bố mẹ cô và mọi người đã nhắc nhở hết lời nhưng cô vẫn không muốn “ăn hỏi của mình cũng như của bao đám hỏi nhà quê khác ở làng này”.

Mãi đến lúc nhà trai đã đến đầu làng, Thanh vẫn chưa trang điểm và chưa chịu để người làng thay áo dài đỡ tráp. Cái mộng bạn từ Hà Nội về đỡ tráp cho “hoành tráng” vẫn bám lấy Thanh. Chẳng hiểu có phải “cái khó ló cái khôn” hay không mà Thanh báo với mọi người là nhà trai còn cách khoảng 30km mới đến nơi rồi giấu diếm gọi điện cho người yêu, bảo mọi người đứng đợi ở đầu làng 30 phút vì trong nhà chuẩn bị chưa xong. Lúc này Thanh mới tá hỏa nhờ mấy cô bé ở làng vào đỡ tráp hộ và tự mình trang điểm qua loa rồi gọi cho người yêu đưa mọi người vào.

Không chỉ cô dâu, đội bê tráp trang trí sơ sài mà nhà trai, vì phải đợi lâu, giờ đẹp đã qua không như kế hoạch định trước nên cũng nhiều ý kiến không bằng lòng, nhất là bác trưởng họ đại diện nhà trai. Nếu không nhờ bác Thanh khéo léo đứng ra đỡ hộ, thì chẳng biết đám cưới của hai người bao giờ mới được tổ chức. Thanh cũng bắt đầu thấy sợ cái sự cầu kỳ nửa vời, học đòi làm người thành thị, sống theo kiểu thành phố của mình.


Theo SKGT

 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Đúng là hiện nay có nhiều bạn như thế :)
 
quê hương là niềm tự hào của mỗi người mà họ lại còn có cái suy nghĩ ấy =_=
học đòi @-)
 
sao lại phải thế nhỉ?
mình sinh ở đâu là người ở đấy, việc gì phải chối bỏ?
phải tự hào về quê mình chứ :)
 
×
Quay lại
Top