Khám Phá Tôm Hùm Sinh Sản Như Thế Nào?

khutrungxanh

Thành viên
Tham gia
17/8/2020
Bài viết
0

Đặc điểm sinh sản của tôm hùm​

Nhiều loài tôm hùm khác nhau thì kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu và mùa vụ sinh sản cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn, ở loài tôm hùm Bông, kích cỡ khi sinh sản lần đầu của con đực là 110,6 mm CL và ở con cái là 97,3 mm CL (chiều dài giáp đầu ngực); ở tôm hùm Đá, kích cỡ khi sinh sản lần đầu khoảng 66,7 mm CL ở con đực và 56,9 mm CL ở con cái.

Tôm hùm sinh sản như thế nào? Đỉnh cao sinh sản của tôm hùm thường tập trung vào tháng 4 và tháng 9 hàng năm, riêng tôm hùm Sỏi đỉnh cao sinh sản xuất hiện vào khoảng tháng 5 và tháng 6. Sức sinh sản của loài tôm hùm tương đối lớn, chúng có thể đẻ từ 2 đến khoảng nhiều lần trong năm. Khi sinh sản, trứng được giữ ở các chân bơi, sau một khoảng thời gian trứng sẽ nở ra ấu trùng và ấu trùng sẽ trải qua các giai đoạn biến thái để trở thành tôm con.

Có thể bạn quan tâm: https://canghaisan.com/che-bien-mon-oc-nhoi-nau-ca-tim-chuan-huong-vi-que-huong/

Đặc điểm sinh trưởng​

Sinh trưởng của loài tôm hùm đặc trưng bởi quá trình lột xác, qua đó có sự tăng lên về kích thước và trọng lượng. Chu kỳ lột xác của loài tôm hùm phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ nước, ánh sáng, thức ăn, độ mặn…. và các yếu tố nội tại của cơ thể như sự điều tiết của các hormon lột xác hoặc hormon ức chế lột xác,… Các yếu tố này luôn có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng đến lẫn nhau.

Chu kỳ lột xác của loài hay giữa các giai đoạn khác nhau của từng loài không giống nhau. Ở giai đoạn tôm con (chiều dài của giáp đầu ngực – CL = 8-13 mm), thời gian giữa hai lần lột xác của loài tôm hùm Bông và tôm hùm Đá trong khoảng 8-10 ngày, tôm hùm Sỏi khoảng 15-20 ngày. Còn ở giai đoạn tôm lớn (63-68 mm CL) thời gian giữa 2 lần lột xác tương ứng là trong khoảng 40 ngày và 50 ngày.

Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến giai đoạn sinh trưởng của tôm hùm, đặc biệt ở giai đoạn tôm con, những thay đổi đột ngột của môi trường sống thường dẫn đến tôm chết. Chẳng hạn như nhiệt độ tăng lên 3-50C, hoặc nồng độ muối tăng lên khoảng 8-10‰ hầu như tôm con đều bị chết. Độ muối thấp 20 – 25‰ kéo dài khoảng 3-5 ngày cũng gây nên tình trạng chết từ từ ở tôm con. Giai đoạn trưởng thành là khi độ mặn giảm xuống 20‰ tôm hùm rất yếu và không bắt mồi.

Đặc điểm dinh dưỡng​

Trong tự nhiên, tôm hùm là loài động vật ăn tạp, thường đi kiếm ăn và ăn mồi nhiều vào chiều tối; chúng thích các loại mồi sống như tôm, ghẹ đang lột xác, cua, sò, vẹm hoặc cá rạn,…

Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng duy nhất cho tôm hùm sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, chúng chỉ sử dụng được 7-10% lượng thức ăn ăn vào cho tăng trọng cơ thể; còn lại tiêu tốn vào các quá trình hoạt động sống khác. Nhu cầu dinh dưỡng của tôm hùm khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển, tôm càng nhỏ thì nhu cầu dinh dưỡng càng cao, ở giai đoạn trước giai đoạn lột xác 2 – 5 ngày tôm ăn rất mạnh và ngược lại ở giai đoạn lột xác chúng sẽ ăn ít lại.

Xem chi tiết: https://canghaisan.com/kham-pha-tom-hum-sinh-san-nhu-the-nao/
 
×
Quay lại
Top