Khái niệm và các đặc trưng pháp lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Khái niệm và các đặc trưng pháp lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
• Khái niệm

Là hành vi cạnh tranh của Doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của Doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Hành vi cạnh tranh được quy định trong Pháp luật cạnh tranh cụ thể như sau:

Trong khái niệm này, nhà làm luật có sự suy diễn khi quy định rằng các hành vi Cạnh tranh không lành mạnh có thể gây thiệt hại đến nhà nước, người tiêu dùng.

Là hành vi của Doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của DN khác (khoản 6 điều 3 Luật cạnh tranh 2018)

Theo khoản 2 điều 10bis Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp:

Bất cứ hành động nào trái với tập quán trung thực trong công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành động cạnh tranh không lành mạnh.

• Đặc trưng pháp lí

(1) Chủ thể: Doanh nghiệp, thương nhân, hiệp hội thực hiện hoạt động thương mại

(2) Hành vi cạnh tranh không lành mạnh đa số có tính chất đơn phương- không có yếu tố cấu kết. Còn nếu có thỏa thuận thì sang hàng vi thỏa thuận cạnh tranh không lành mạnh

(3) Gây thiệt hại (Luật cạnh tranh 2018 không suy diễn là nhà nước, người tiêu dùng bị thiệt hại nữa) cho doanh nghiệp, thương nhân khác.

(4) Hành vi được điều chỉnh bởi luật tư

(5) Trái với chuẩn mực chung

Phân biệt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh?
Cách phân loại này dựa trên sự tác động của hành vi đối với thị trường

(1) Các đặc trưng của cạnh tranh lành mạnh

- Cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của doanh nghiệp

- Có mục đích thu hút khách hàng

- Không trái pháp luật tập quán và kinh doanh lành mạnh

Cạnh tranh lành mạnh đem lại cho người tiêu dùng chất lượng sản phẩm ngày càng cao, sự đa dạng sản phẩm theo nhu cầu, giá cả hợp lý, đem lại cho đời sống kinh tế- xã hội những thành tựu phát triển của khoa học kĩ thuật, sự hợp lý trong sử dụng các nguồn lực kinh tế như: vốn, lao động, nguyên liệu. Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh lành mạnh sẽ là trọng tài công bằng để lựa chọn những nhà kinh doanh có đủ năng lực, đủ bản lĩnh để tồn tại và kinh doanh hiệu quả

(2) Các đặc trưng của cạnh tranh không lành mạnh

Tóm lại, cả 2 loại hình cạnh tranh này đều nhằm mục đích thu hút khác hàng, nhưng Cạnh tranh không lành mạnh lại trái với nguyên tắc thiện chí trung thực và các chuẩn mực chung trong hoạt động thương mại. Cạnh tranh lành mạnh sử dụng tiềm năng vốn có của doanh nghiệp, chấp nhận sự đa dạng trên thị trường, chấp nhận sự tồn tại của các đối thủ cạnh tranh, trong khi Cạnh tranh không lành mạnh là sử dụng những hành vi bất chính hoặc lợi dụng thành công của thương nhân khác (sử dụng chỉ dẫn nhầm lẫn) để kiếm lời, thu hút khách hàng. Việc lưu ý tránh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là một yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp, thương nhân có ý định thành lập doanh nghiệp. Đây là một hành vi tuân thủ pháp luật cạnh tranh cần thiết để tạo nên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
 
×
Quay lại
Top