Khái niệm nghèo của các nước

GaKonSuMin

Hạnh...Phúc...Ảo
Thành viên thân thiết
Tham gia
9/7/2011
Bài viết
811
Ở Mỹ, dân nghèo là dân không có xe hơi. Do nhà nọ ở cách nhà kia quá xa, và tất cả đều xa siêu thị, tiệm hớt tóc, quán nhậu nên không có xe hơi coi như không đi đâu được cả. Thậm chí, ở một bang bên Mỹ, thay vì tuyên án tù, quan tòa chỉ cần tuyên án tịch thu xe. Thế là phạm nhân coi như bị cầm tù trong nhà cho tới chết.

Ở Pháp, dân nghèo là dân không được uống rượu vang. Có nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rượu vang ở Pháp còn nhiều hơn nước lã, toàn bộ mọi người sáng uống, chiều uống, trưa uống. Gặp nhau, thay vì hỏi có khỏe không, dân Pháp lại hỏi: Có uống rượu vang không? Dân Pháp còn ngạc nhiên khi thấy dân Mỹ phải dùng tàu không gian để lên mặt trăng, trong khi dân Pháp chỉ cần xếp các thùng rượu là chỉ một tuần sau đủ chiều cao để tới. Vì vậy, không đủ tiền uống rượu vang tại Pháp coi như nghèo nhất thế gian.

Ở Anh, đám nghèo là đám chưa khi nào nhìn thấy sương mù. Sương mù xứ sở này có quanh năm, hễ thò ra là thấy. Nhiều đứa bé chưa bao giờ bị cận thị nhưng vẫn đeo kính vì đó là kính chống sương mù. Chỉ có những ai suốt đời phải ở trong nhà, không có tiền mua giày dép, quần áo để ra đường mới chưa thưởng thức sương mù thường xuyên.

Tại Ý, dân nghèo là dân không được ăn mì ống. Đi đâu cũng gặp mì ống. Hễ khách vào tiệm không nói gì thì bồi bàn cứ mì ống mà bưng ra. Đã có một số trường hợp treo cổ bằng dây mì, còn những trường hợp dùng mì làm chỉ khâu, làm dây trói hoặc làm dây phơi quần áo thì quá hiển nhiên. Ai chưa ăn mì ống, có lẽ cả đời chưa được ăn gì.

Ở Cuba, dân nghèo là dân không được hút xì gà. Tại xứ sở này, xì gà nhiều hơn que củi. Nhiều ông hút xì gà trong lúc ngủ và nhiều cô gái ngậm xì gà khi đi tắm. Tất cả các ca sĩ đều biết cách vừa hút xì gà vừa hát. Mặc dù đây là thứ thuốc lá đắt tiền nhưng đối với dân Cuba nó đơn giản như rau muống nhà mình. Chả hút xì gà khi nào có lẽ là tận cùng nghèo khó.

Ở Đan Mạch, dân nghèo là dân không thích nghe chuyện cổ tích. Ai cũng biết nhà văn An-đéc-xen lừng danh, nhưng ít ai biết rằng người Đan Mạch có khả năng kể chuyện cổ tích suốt ngày, đến nỗi có bất cứ chuyện gì xảy ra dân Đan Mạch cũng hỏi đấy là cổ tích kiểu gì. Sách cổ tích bán đầy ngoài đường, mua một tặng mười, cho nên không mua cổ tích, không đọc cổ tích là nghèo hết phương cứu chữa.

Ở Đức, đám nghèo là đám chưa được uống bia. Bia Đức vừa ngon vừa rẻ, rẻ đến độ có nhiều năm xảy ra hạn hán, người ta phải dùng bia tưới cây chứ nếu dùng nước sông thì đắt quá. Tắm bia, gội đầu bia là việc rất thường làm. Có lần, một nhà máy bia bị cháy, chả ai buồn gọi xe cứu hỏa, cứ dùng các chai bia tưới vào là đám cháy tắt ngay tắp lự. Do vậy, không được uống bia ở Đức coi như dân rớt mồng tơi.

Tại Úc, đám nghèo là đám không được ăn thịt cá sấu. Xứ sở này cá sấu nhiều hơn ruồi, và con nào cũng béo. Thịt cá sấu rẻ khủng khiếp, đến mức mua một con gà được kèm thêm năm con cá sấu làm sẵn. Có năm người ta nghiền cá sấu ra thành bột rồi dùng bột đó làm bánh bán rẻ như bèo. Da cá sấu được dùng làm vải lót đường cho nên tất cả các con đường ở Úc đều không thấm nước. Dân du lịch cứ hay lén cạy da ấy mang về làm ví và thắt lưng.

Ở Trung Quốc, dân nghèo là dân không có được bánh bao. Khắp chợ vùng quê, bánh bao chỗ nào cũng có, làm từ đủ thứ nhân. Tất cả các xe hơi đều phải chế tạo chỗ để hành lý riêng, chỗ để bánh bao riêng. Có bánh bao nhân vi cá, nhân sâm nhưng cũng nhiều bánh bao nhân đậu nành, nhân xà lách, lại có thứ bánh bao nhân bánh bao, kêu là bánh bao hai trong một. Không ăn bánh bao là nghèo tận xương.

Còn ở Việt Nam, dân nghèo là những người có 1 chồng vì 3 đồng 1 mớ đàn ông :KSV@09:
 
ko khoa học tí nào cả=))=))
câu cuối ý là thằng nào ko có giá trị mới đi lấy vợ nên giá mấy thằng đó rẻ như bèo để mấy con kia mua đúng không?:))
2onion66.gif
 
để màu hồng chói mắt quá ss ơi
 
đúng đó đổi qua màu trắng đi
8onion38.gif
 
hay quá :))
 
hix, xem xong mới thấy dân Việt Nam nhà mình nghèo thật.
 
Thanks bạn nhé!:KSV@01:
 
ôi tí sặc nước :KSV@09: cười rung rốn
nhưng mà để chữ hồng đau mắt quá :KSV@19: đi ngủ thôi
 
×
Quay lại
Top