Kế toán trưởng là chức vụ không thể thiếu trong mỗi đơn vị, doanh nghiệp. Đây là ước mơ của nhiều người nhưng cũng là vị trí gánh nhiều nhiệm vụ quan trọng trong doanh nghiệp.
Vậy công việc mà một kế toán trưởng cần phải làm là gì, Trung Tâm GEC sẽ giải đáp câu hỏi này cho các bạn ngay bài viết sau đây.
kế toán trưởng là gì?
Đầu tiên, mình sẽ giải thích thuật ngữ kế toán trưởng trong bộ phận kế toán là gì. Kế toán trưởng (hay còn gọi là Chief Accountant) là một quản lý cấp cao, người đứng đầu trong bộ phận kế toán của một đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,…
Kế toán trưởng là thuật ngữ được dùng cho những người được Bộ tài chính cấp phép. Họ là những người chỉ đạo, tham mưu cho ban lãnh đạo và chịu trách nhiệm chính cho các chiến lược tài chính của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp lớn, kế toán trưởng sẽ giám sát công việc của chuyên gia tài chính và họ sẽ làm việc dưới quyền của Giám đốc tài chính - CFO.
Qua đó, bạn cũng có thể thấy được cơ hội nghề nghiệp của vị trí này rất lớn khi hầu hết các doanh nghiệp đều cần đến. Tuy nhiên để được cất nhắc lên kế toán trưởng, bạn cần phải trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cũng như kinh nghiệm thực tế.
Quyền hạn của kế toán trưởng?
Phổ biến chủ trương của lãnh đạo về công việc, là người chỉ đạo về mặt chuyên môn cho các kế toán viên khác, ký duyệt các tài liệu kế toán, các văn bản liên quan đến nghiệp vụ, yêu cầu các bộ phận trong công ty cùng nhau phối hợp để có thể thực hiện các công việc chuyên môn có liên quan.
Được tham gia vào công tác tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt vị trí cho các kế toán viên, thủ kho, thủ quỹ trong doanh nghiệp theo quy định của doanh nghiệp.
Thăng tiến nghề nghiệp kế toán trưởng
Trước khi trở thành kế toán trưởng, ứng viên cần có chứng chỉ kế toán, nền tảng kiến thức chuyên sâu về kế toán và nhiều năm kinh nghiệm ở vị trí thấp hơn hoặc tương đương. Vị trí kế toán trưởng chịu trách nhiệm quan trọng trong các hoạt động kế toán, thuế, liên quan tới các vấn đề pháp luật của doanh nghiệp. Do đó, việc lựa chọn một kế toán trưởng có đầy đủ năng lực là vô cùng quan trọng.
Kế toán trưởng có nhiều cơ hội thăng tiến lên những vị trí quản lý cấp cao hơn. Nhiều kế toán trưởng thành lập công ty riêng cung cấp dịch vụ kế toán trưởng bán thời gian cho các doanh nghiệp.
Kế toán trưởng có cần thiết không?
Đối với những công ty, doanh nghiệp lớn vì việc có một người kế toán trưởng là vô cùng cần thiết, vì khối lượng công việc rất lớn và đòi hỏi cần có chuyên môn cao thì mới có thể đảm nhận được.
Lực lượng kế toán hùng hậu nên cần phải có một người đứng đầu để quản lý. Còn đối những doanh nghiệp có quy mô ở mức vừa và nhỏ thì không nhất thiết cần có kế toán trưởng. Vì chi phí của một kế toán trưởng cũng đáng kể nên các doanh nghiệp nên cân nhắc có cần có hay không.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ kế toán để có thể đảm bảo các hoạt động tài chính luôn suôn sẻ.
Thời hạn của chứng chỉ kế toán trưởng
Theo khoản 4, điều 9 Thông tư số 199/2011/TT-BTC chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn:
“Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp để bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu theo quy định tại khoản 2, điều 53 của Luật Kế toán. Quá thời hạn 5 năm học viên có yêu cầu cấp lại chứng chỉ phải học lại khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng.”
Vậy nên sau 5 năm học viên muốn được cấp lại chứng chỉ thì phải học lại khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng
Vậy công việc mà một kế toán trưởng cần phải làm là gì, Trung Tâm GEC sẽ giải đáp câu hỏi này cho các bạn ngay bài viết sau đây.
kế toán trưởng là gì?
Đầu tiên, mình sẽ giải thích thuật ngữ kế toán trưởng trong bộ phận kế toán là gì. Kế toán trưởng (hay còn gọi là Chief Accountant) là một quản lý cấp cao, người đứng đầu trong bộ phận kế toán của một đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,…
Kế toán trưởng là thuật ngữ được dùng cho những người được Bộ tài chính cấp phép. Họ là những người chỉ đạo, tham mưu cho ban lãnh đạo và chịu trách nhiệm chính cho các chiến lược tài chính của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp lớn, kế toán trưởng sẽ giám sát công việc của chuyên gia tài chính và họ sẽ làm việc dưới quyền của Giám đốc tài chính - CFO.
Qua đó, bạn cũng có thể thấy được cơ hội nghề nghiệp của vị trí này rất lớn khi hầu hết các doanh nghiệp đều cần đến. Tuy nhiên để được cất nhắc lên kế toán trưởng, bạn cần phải trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cũng như kinh nghiệm thực tế.
Quyền hạn của kế toán trưởng?
Phổ biến chủ trương của lãnh đạo về công việc, là người chỉ đạo về mặt chuyên môn cho các kế toán viên khác, ký duyệt các tài liệu kế toán, các văn bản liên quan đến nghiệp vụ, yêu cầu các bộ phận trong công ty cùng nhau phối hợp để có thể thực hiện các công việc chuyên môn có liên quan.
Được tham gia vào công tác tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt vị trí cho các kế toán viên, thủ kho, thủ quỹ trong doanh nghiệp theo quy định của doanh nghiệp.
Thăng tiến nghề nghiệp kế toán trưởng
Trước khi trở thành kế toán trưởng, ứng viên cần có chứng chỉ kế toán, nền tảng kiến thức chuyên sâu về kế toán và nhiều năm kinh nghiệm ở vị trí thấp hơn hoặc tương đương. Vị trí kế toán trưởng chịu trách nhiệm quan trọng trong các hoạt động kế toán, thuế, liên quan tới các vấn đề pháp luật của doanh nghiệp. Do đó, việc lựa chọn một kế toán trưởng có đầy đủ năng lực là vô cùng quan trọng.
Kế toán trưởng có nhiều cơ hội thăng tiến lên những vị trí quản lý cấp cao hơn. Nhiều kế toán trưởng thành lập công ty riêng cung cấp dịch vụ kế toán trưởng bán thời gian cho các doanh nghiệp.
Kế toán trưởng có cần thiết không?
Đối với những công ty, doanh nghiệp lớn vì việc có một người kế toán trưởng là vô cùng cần thiết, vì khối lượng công việc rất lớn và đòi hỏi cần có chuyên môn cao thì mới có thể đảm nhận được.
Lực lượng kế toán hùng hậu nên cần phải có một người đứng đầu để quản lý. Còn đối những doanh nghiệp có quy mô ở mức vừa và nhỏ thì không nhất thiết cần có kế toán trưởng. Vì chi phí của một kế toán trưởng cũng đáng kể nên các doanh nghiệp nên cân nhắc có cần có hay không.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ kế toán để có thể đảm bảo các hoạt động tài chính luôn suôn sẻ.
Thời hạn của chứng chỉ kế toán trưởng
Theo khoản 4, điều 9 Thông tư số 199/2011/TT-BTC chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn:
“Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp để bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu theo quy định tại khoản 2, điều 53 của Luật Kế toán. Quá thời hạn 5 năm học viên có yêu cầu cấp lại chứng chỉ phải học lại khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng.”
Vậy nên sau 5 năm học viên muốn được cấp lại chứng chỉ thì phải học lại khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng