IoT Là Gì ? Vai Trò Của IoT Trong Công Nghiệp 4.0

thongbff

Banned
Tham gia
2/5/2020
Bài viết
7
Chắc hẳn cụm từ IoT (Internet of Thing) đã trở nên quen thuộc khi mà nó trở thành công nghệ phát triển của tương lai. IoT đã trở thành đề tài thảo luận, nghiên cứu của nhiều trường đại học lớn: Bách Khoa, KHTN, Tôn Đức Thắng.. Trong bài viết này, tôi chia sẻ kiến thức cơ bản về IoT. Ứng dụng trong công nghiệp hiện đại và một số ứng dụng khác trong đời sống hằng ngày.

Bài viết mang tính chất chia sẻ. Vui lòng xem bài viết gốc tại link sau đây để ủng hộ tác giả.
doluongtudong.com/iot-la-gi-ung-dung-iot-trong-doi-song/
IoT là gì ?
IoT là gì​

IoT viết tắt của Internet of Thing, tạm dịch tiếng việt là “kết nối vạn vật qua internet“. Con người kết nối với nhau qua internet đã quá bình thường; tuy nhiên, máy móc, con vật thì sao?. Điều đó không còn xa lạ trong thập kỉ vừa qua.

IoT là mô hình mạng kết nối vạn vật với nhau thông qua Internet. Số lượng thiết bị vật lý kết nối lên tới hàng triệu thiết bị hoặc hơn. Chúng có thể kết nối, thu thập dữ liệu và truyền thông tin cho nhau. Hệ thống IoT cho phép các thiết bị tự “cảm nhận” hoặc điều khiển từ xa thông qua mạng không dây. Từ đó, giúp còn người quản lý thiết bị, vật nuôi, giải quyết vấn đề nhanh hơn vì chúng truyền tín hiệu real time. Điều đó đẩy hiệu suất sản xuất lên cao, giám sát mọi vật hiệu quả hơn, hiệu năng kinh tế cao hơn.

Thị trường dành cho IoT tới năm 2020 là hơn 41.6 tỉ thiết bị kết nối, giá trị thị trường lên tới 100 tỉ đô. Thị trường này ngày càng lớn hơn vì khả năng nó mang lại vô cùng hiệu quả. Để chứng minh, hãy cũng xem số liệu được tổng hợp trong hình sau:

Số lượng thiết bị IoT
Số lượng thiết bị IoT qua hàng năm

Theo một phân tích khác của trang iot-analytics.com, thị trường IoT từ năm 2017 – 2025 tăng nên rất nhiều, cụ thể như hình sau:​

Thị trường IoT toàn cầu

Giá trị thị trường IoT toàn cầu

Trong năm 2018, thị trường IoT toàn cầu đạt 151 tỉ đô la Mỹ, dự báo đến năm 2025 là hơn 1500 tỉ đô la Mỹ.

IoT trong công nghiệp hiện đại​

Câu hỏi IoT là gì đã được trả lời. Vậy IoT trong công nghiệp là gì ? Việc ứng dụng IoT trong công nghiệp được gọi là IIoT (Industrial Internet of Thing 4.0). Cụ thể hơn, trong nhà máy các thiết bị thu thập, trao đổi và truyền về trung tâm xử lý nhanh chóng, real time. Khi đó, hệ thống hoạt động một cách thông minh hơn, tự động hơn và chính xác hơn. Khi tự động hóa có kết nối internet, mọi chuyện đều có thể giám sát từ xa, tăng tính “tự động” trong công nghiệp, hạn chế sức người.

Ứng dụng iot với các cảm biến
Ứng dụng IoT với các cảm biến

Những lợi ích IoT mang lại trong sản xuất nhà máy là:​

  • Máy móc “thông minh” hơn. Chúng giao tiếp với nhau, hệ thống được thống nhất. Khi đó, quản lý có cái nhìn tổng quát để hỗ trợ việc đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời.
Ví dụ: Một cảm biến nhiệt độ Pt100 hay cảm biến áp suất không truyền tín hiệu về, thiết bị trung tâm sẽ báo với người quản lý thay mới.
  • IIoT có thể thu thập dữ liệu từ các cảm biến, truyền dẫn về máy PLC, controller có thể theo dõi, và trợ giúp trong việc dự báo và khắc phục lỗi.
  • Cải thiện việc quản lý tài nguyên. Các nhà quản lý có thể ra quyết định chi phí liên quan đến tồn kho.
Ví dụ: các sản phẩm tồn kho được gắn thiết bị RFID để định danh. Các RFID này chủ động cập nhật về phần mềm trung tâm để quản lý số lượng, vị trí lưu trữ. Điều này giúp nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí vận hành kho bãi.

Lợi ích khi ứng dụng IoT trong công nghiệp:
  • Tăng năng suất 10% – 15%;
  • Giảm thời gian ngừng hoạt động 1% – 5%;
  • Giảm giá thành 15% – 30%;
  • Giảm giờ làm thêm của lao động kỹ thuật 20% – 25%.

Ứng dụng IoT trong SmartHome​

Ứng dụng Iot cho SmartHome (Nhà thông minh) hay lớn hơn là SmartCity (Thành phố thông minh). Hiện nay các dịch vụ lắp đặt smarthome đã được triển khai rộng rãi, nhất là các biệt thự hay các tòa nhà cao tầng, căn hộ cao cấp. Các thiết bị trong nhà: tivi, quạt, đèn, bếp gas, máy giặt…đều được kết nối internet, điều khiển từ xa. Trong tương lại, chúng có thể tự thực hiện các chức năng theo nhu cầu gia chủ.

Một hệ thống nhà thông minh thường có rất nhiều kịch bản sẵn có. Chỉ cần một nút bấm toàn bộ các thiết bị trong căn nhà của bạn sẽ hoạt động. Với công nghệ AI, chúng có thể học được thói quen của bạn để làm hài lòng gia chủ.

Ví dụ: Vào 6h sáng, hệ thống rèm cửa tự động mở, máy lạnh tự tắt, loa tự mở bản nhạc bạn yêu thích. Cảm giác thật tuyệt.

SmartHome

IoT trong nông nghiệp – chăn nuôi​

Nông nghiệp công nghệ cao không còn là khái niệm xa lạ với chúng ta hiện nay. Trong nông nghiệp chất lượng đất, nước hay nhiệt độ được giám sát chặt chẽ bằng các cảm biến. Từ đó, chủ vườn có thể có phương án xử lý tốt nhất để cây trồng đảm bảo chất lượng. Thực tế, các nước như Mỹ, Israel…đã triển khai từ lâu. Việt Nam ta cũng đã có các công ty thực phẩm áp dụng công nghệ cao vào sản xuất đã lên gọi vốn Shark Tank.

IoT trong nông nghiệp
I​

Trong chăn nuôi, IoT được áp dụng vào để giám sát sức khỏe vật nuôi. Điển hình là các trang trại nuôi bò sữa của THtrueMilk và Vinamilk. Các con bò được gắn cảm biến đo khám sức khỏe hằng ngày để đảm bảo chất lượng sữa là tốt nhất.

IoT trong chăn nuôi gia súc
IoT trong chăn nuôi gia súc

Qua bài viết này hy vong các bạn sẽ có cái nhìn cơ bản về khái niệm IoT là gì, các ứng dụng của của IoT trong cuộc sống của chúng ta. Ngoài ra, IoT còn được ứng dụng rất nhiều trong nhiều lĩnh vực khác: Y tế, giám sát phòng hộ rừng, giao thông…

Vấn đề năng lượng trong IoT​

Trong vài năm gần đây, IoT phát triển rất mạnh nhưng chưa rộng rãi. Vậy vấn đề hạn chế trong IoT là gì ? Năng lượng là một mặt hạn chế trong IoT. Cảm biến trong IoT là các thiết bị nhỏ gọn, được phân bố rộng rãi trong môi trường. Do đó, sử dụng pin vì việc bảo trì thay pin rất khó khăn với hàng trăm ngàn thiết bị. Do đó, thu thập năng lượng bằng sóng vô tuyến tại các cảm biến được nghiên cứu sử dụng.
Vấn đề này được trình bày rất rõ trong bài viết thu thập năng lượng bằng sóng vô tuyến ở link sau đây.
doluongtudong.com/thu-thap-nang-luong-song-rf-la-gi/
 
×
Quay lại
Top