Internet vạn vật kết nối là gì?

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Từ thiết bị theo dõi sức khoẻ đến hệ thống sưởi ấm thông minh, Internet vạn vật kết nối (Interner of Things, sau đây viết tắt là IoT) mô tả một mạng lưới các thiết bị được hỗ trợ internet ngày càng phát triển. Nó cũng hỗ trợ các thành phố thông minh và cả xe tự hành trong tương lai. Cùng với các công nghệ mới nổi khác như AI, IoT là một phần của cuộc cách mạng công nghiệp làn thứ tư. COVID-19 đã đẩy nhanh việc sử dụng công nghệ IoT, nhưng bài toán xoay quanh việc quản trị vẫn còn bỏ ngỏ.

Từ máy cảm biến độ ẩm đất được sử dụng để tối ưu hoá năng suất nông dân, đến máy điều nhiệt và máy đo nhiệt, IoT đang thay đổi cách chúng ta sống và làm việc.

Hàng tỷ vật thể hữu hình “thông minh” được kết nối mạng trên khắp thế giới, trên các cung đường nội thành, trong nhà riêng và bệnh viện, liên tục thu thập và chia sẻ dữ liệu qua internet, cho chúng một mức độ thông minh kỹ thuật số và quyền tự chủ nhất định.


Internet vạn vật kết nối là nhân tố then chốt cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ảnh: Unsplash - HalGatewood.com

Internet vạn vật kết nối là nhân tố then chốt cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ảnh: Unsplash - HalGatewood.com

Theo McKinsey, khoảng ¼ các doanh nghiệp đang sử công nghệ IoT vào năm 2019, tăng lên so với con số 13% vào năm 2014.

Và theo báo cáo Tình trạng Thế giới Kết nối của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, số thiết bị được kết nối đã nhiều hơn số người trên thế giới. Người ta dự đoán rằng đến năm 2025, 41.6 tỷ thiết bị sẽ thu thập dữ liệu về cách chúng ta sống, làm việc, di chuyển sang các thành phố, vận hành và bảo trì các máy móc chúng ta phụ thuộc.

Cuộc chuyển biến kỹ thuật số đang diễn ra nhờ vào các công nghệ mới nổi, bao gồm khoa học người máy, IoT và trí tuệ nhân tạo, được biết đến như Cuộc Cách mạng Công nghiện Lần thứ 4 – và COVID-19 đã đẩy nhanh việc sử dụng các công nghệ này.

Lược sử về IoT

Khái niệm thêm cảm biến và trí tuệ vào các vật thể hữu hình được đưa ra thảo luận lần đầu tiên vào những năm 1980, khi một số sinh viên đại học quyết định sửa đổi một máy bán hàng tự động để theo dõi những lon nước từ xa. Nhưng công nghệ này quá cồng kềnh và tiến độ bị hạn chế.

Thuật ngữ “Internet vạn vật” được tạo ra năm 1999 bởi nhà khoa học máy tính Kevin Ashton. Trong lúc làm việc tại Protect & Gamble, Ashton đã đề xuất đưa con chip nhận dạng tần số vô tuyến (radio-frequency identification – RFID) vào sản phẩm để theo dõi chúng thông qua một chuỗi cung ứng.

Theo báo cáo, ông đã đưa cụm từ phổ biến thời bấy giờ là “internet” vào đề xuất của mình để gây sự chú ý với các lãnh đạo. Và cụm từ này đã được chấp nhận.

Trong thập kỷ tiếp theo, sự quan tâm của công chúng đối với công nghệ IoT bắt đầu khởi sắc, khi ngày càng nhiều thiết bị kết nối được đưa ra thị trường.

Năm 2000, LG công bố chiếc tủ lạnh thông minh đầu tiên, năm 2007 chiếc iPhone đầu tiên được ra mắt và đến năm 2008, số lượng thiết bị kết nối đã vượt quá số người trên hành tinh.

Năm 2009, Google bắt đầu thử nghiệm xe tự hành và năm 2011, máy điều nhiệt thông minh của Google’s Nest được tung ra thị trường, cho phép điều khiển từ xa hệ thống sưởi trung tâm.

Ứng dụng hằng ngày

Các thiết bị kết nối rơi vào 3 lĩnh vực: IoT dành cho người tiêu dùng, như những thiết bị có thể mang theo được; IoT dành cho doanh nghiệp, bao gồm các nhà máy thông minh và nông nghiệp chính xác; và IoT dành cho không gian công cộng, như quản lý chất thải.

Các doanh nghiệp sử dụng IoT để tối ưu hoá chuỗi cung ứng của họ, quản lý hàng tồn kho và cải thiện trải nghiệm khách hàng, trong khi các thiết bị thông minh dành cho khách hàng như loa Amazon Echo, hiện nay đã quá phổ biến trong các gia đình nhờ vào sự thịnh hành của bộ cảm biến giá rẻ và công suất thấp.

Nhiều thành phố đã triển khai công nghệ IoT hơn một thập kỷ qua – để đơn giản hoá mọi thứ từ đọc chỉ số đồng hồ nước đến lưu lượng giao thông.

“Chẳng hạn như ở thành phố New York, mỗi một toà nhà (trong hơn 817,000 toà) được trang bị một đồng hồ nước, bắt đầu từ năm 2008, đã thay thế hệ thống viết tay mà bạn phải cuốc bộ tới một cái đồng hồ để đọc chỉ số và tạo hoá đơn theo cách như vậy,” Jeff Merrit, thủ trưởng Chuyển đổi IoT và Đô thị của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cho biết.

“Nhiều thành phố hiện nay đã tận dụng ưu thế của máy giám sát biển số, máy đếm giao thông, camera đèn đỏ, camera cảm biến bức xạ và camera giám sát để quản lý các hoạt động hàng ngày.”


Sơ đồ về IoT. Ảnh: Pixabay

Sơ đồ về IoT. Ảnh: Pixabay

Trong y học, IoT có thể giúp cải thiện chăm sóc sức khoẻ thông qua giám sát bệnh nhân từ xa thời gian thực, phẫu thuật bằng robot và các thiết bị robot như ống hít thông minh.

Trong 12 tháng qua, vai trò của IoT trong đại dịch COVID-19 là vô giá.

Theo báo cáo Tình trạng Kết nối Toàn cầu của Diễn đàn, “Các ứng dụng IoT như camera nhiệt kết nối, thiết bị truy vết tiếp xúc và thiết bị đeo giám sát sức khoẻ cung cấp dữ liệu quan trọng cần thiết giúp chóng lại dịch bệnh, trong khi cảm biến nhiệt độ và theo dấu bưu kiện sẽ giúp đảm bảo vắc xin COVID-19 có tính mẫn cảm được phân phối một cách an toàn.”

Ngoài chăm sóc sức khoẻ, IoT còn giúp chuỗi cung ứng bị gián đoạn do COVID trở nên linh hoạt hơn, các hoạt động tự động trong nhà kho và trên sàn nhà máy nhằm giúp thúc đẩy giãn cách xã hội và cung cấp truy cập từ xa an toàn đến các máy móc công nghiệp.

Tương lai của IoT

Phạm vi của các ứng dụng IoT tiềm năng “chỉ bị giới hạn bởi óc tưởng tượng của con người mà thôi” – và rất nhiều trong số các ứng dụng này có thể sinh lợi cho hành tinh, cũng như cho người dân.

Một nghiên cứu năm 2018 về hơn 640 triển khai IoT được dẫn đầu bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới hợp tác với công ty nghiên cứu IoT Analytics cho thấy 84% các triển khai IoT hiện tại giải quyết, hoặc có khả năng xúc tiến các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc.

Các mục tiêu này bao gồm thúc đẩy sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, kiến thiết các “thành phố thông minh” tốt hơn và hiện đại hơn, đồng thời phát triển các giải pháp thay thế năng lượng sạch và giá cả phải chăng.

Những con đường IoT thông minh kết nối với xe tự hành có thể cải thiện độ an toàn cho tài xế và tối ưu hoá lưu lượng giao thông, có tiềm năng làm giảm thời gian đi làm trung bình tới 30 phút. Thời gian phản hồi khẩn cấp cũng có thể được cắt giảm đáng kể.

Các công cụ lập bản đồ tội phạm và chính sách dự báo thời gian thực có thể giúp ngăn ngừa tội phạm. McKinsey ước tính việc sử dụng dữ liệu để triển khai có hiệu quả nguồn lực khan hiếm có thể cứu sống 300 nhân mạng mỗi năm đối với một thành phố có dân số và tiểu sử như Rio de Janeiro.

Đong đếm rủi ro

Ngoài các lợi ích, công nghệ IoT cũng có thể bị lạm dụng và các rủi ro bao gồm các vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư, tội phạm mạng, giám sát tại nơi làm việc, tại nhà riêng hay không gian công cộng cũng như kiểm soát tính cơ động và biểu hiện.

Báo cáo Tình trạng Kết nối Toàn cầu của Diễn đàn đã nhận dạng một “khoảng trống quản trị” cần được thu hẹp giữa rủi ro tiềm năng và nỗ lực xã hội nhằm bảo vệ chúng thông qua luật pháp, các tiêu chuẩn ngành và các phương pháp tự quản.

“Quản trị công nghệ hiệu quả giảm bớt rủi ro và làm giảm thiệt hại tiềm ẩn cho xã hội trong khi vẫn giúp tối đa hoá tác động tích cực của công nghệ.”

Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo World Economic Forum)
 
×
Quay lại
Top