Hướng dẫn nuôi cá rồng trong hồ thủy sinh

mrleon88

Thành viên
Tham gia
18/10/2012
Bài viết
0
Đã không ít những câu hỏi là cá rồng có nuôi trong bể thủy sinh được không?. Sau đây Lâm Kim Chi sẽ trả lời cho các bạn những thắc mắc sẽ được giải đáp phần nào trong bài viết này. Dành cho những bạn thích nuôi cá rồng mà còn thêm sở thích chơi bể thủy sinh, bạn sẽ đỡ tốn thời gian phải thay nhiều loại cây thủy sinh để xem loại nào hợp với chú cá rồng yêu dấu của bạn.

HoThuySinhDep092016.jpg

1. Cây thủy sinh thích hợp nuôi chung trong bể cá rồng không ?

Java moss , java fern và Anubias là các loại cây thủy sinh rất khỏe, cần ít ánh sáng, không cần chăm sóc nhiều, không cần bơm khí CO2 vào hồ mà chúng vẩn sống phây phây, và chúng sống và phát triển trong hầu hết các độ pH. Cả ba loại cây thủy sinh vừa nêu trên, bạn có lơ là không cho chúng ăn uống thêm chi, ngoài các chất thải của cá rồng, chúng vẩn sống và phát triển tốt.

Cây java moss, java fern và anubias là loài cây thủy sinh có thể sống bám vào vào đá và cây thủy mộc (chúng vẫn có thể sống bằng cách gieo xuống nền sỏi), chúng hoàn toàn không cần nền, bạn sẽ đỡ mất nhiều công sức khi thay nước hồ và không lo cá rồng dễ bị bệnh vì các chất dơ tích tụ vào nền.

Chăm sóc cá rồng đã nhiều công phu, nếu thêm cây thủy sinh cũng đòi hỏi tương tư, thì chắc là rất phê, còn gì là thú tiêu khiển nữa. Lúc ấy chắc phải gọi là nô lệ.

HuongDanNuoiCaRongHTS01.jpg

Anubias là loại cây thủy sinh lá rất dày và cứng, phát triển chậm. Mỗi bụi chi vi 20cm có giá 70k. Loại này bám rễ vào lũa (gỗ). Cây anubias phát triển rất chậm trong môi trường nước. Anubias cũng có thể sống trên cạn trong đất, khi ở môi trường như thế chúng phát triển nhanh hơn.

Trong môi trường nước, muốn Anubias phát triển nhanh, thì chúng cần sự hổ trợ thêm của khí CO2. Nhưng như bạn đã băng khoăn, bơm khí CO2 sẽ không tốt cho cá rồng, vì thế bạn có thể chấp nhận sự phát triển chậm của chúng trong môi trường ít CO2 (thật ra cũng có, vì cá rồng thải khí CO2 ra mang), hay khắc phục bằng cách mua thêm nhiều cây anubias để bỏ vào hồ, để lấy số nhiều.

Anubias là một trong những loại cây thủy sinh có cả được cái đặc thù mà cả người mới chơi hay kinh nghiệm dày dặn về bể thủy sinh đều thích là anubias rất trâu bò. Tuy phát triển rất chậm, nhưng được cái là lì, rất khó để bạn làm cho cây anubias chết. Theo gót chân của anubias là java moss va java fern, bọn này cũng rất lì và chì. Cho bọn này vào bể cá rồng thì chẳng chạy vào đâu được.

HuongDanNuoiCaRongHTS02.jpg

Cây thủy sinh java fern cho hồ cá rồng

Các cây thủy sinh trong bể là anubias, java fern, java moss và lucky bamboo. Ngoại trừ lucky bamboo phải gieo vào một lọ vì rể không thể bám vào gổ lũa, 3 loại cây thủy sinh lúc mới đầu được cột vào gổ lũa với giây cước câu cá, sau một thời gian khi rể đã bám vào gổ lũa, giây cước đã được cắt bỏ, để tránh những rủi ro như cá bị kẹt vào, nhất là khi cá còn bé . Có một lần, cách đây hơn 2 năm, một chú QB khoảng 22cm bị kẹt vào giữa đám giây cước bị tuột ra vì mấy con cá hút bụi phá, ăn rong trên gổ lũa . Sau một đêm bị kẹt và vùng vẩy, giây cước cắt sâu vào thịt, nhìn rất thảm. Bạn nào muốn kết hợp hồ thủy sinh với cá rồng nên lưu ý chuyện này, nhất là khi có nuôi thêm cá hút bụi để chúng xử lý rong rêu (lá và thân cây của 4 loại cây thủy sinh trên, cá hút bụi nó chê, không đụng vào, không như một số lớn cây thủy sinh khác mà cá hút bụi rất thích và sẽ "xơi tái" chúng, nhất là vào lúc ban đêm. Âu đây cũng là một lý do nữa để chọn các loại cây thủy sinh kể trên, để chống cá hut bụi. Cá hút bụi phá lắm, lần con QB bị thương nặng nêu trên, tôi thiếu điều muốn nổi điên với 2 con cá hút bụi, nhưng vì nuôi chúng đã lâu từ bé, nên không nỡ.

2. Loại cây thủy sinh nào thích hợp cho bể cá rồng, tại sao cây thủy sinh đẹp vậy mà nhiều người không thích có chúng trong hồ cá thủy sinh?

Nếu có điều kiện chăm nom, hồ cá thủy sinh với cá rồng lúc nào nhìn cũng đẹp và bắt mắt cả. Hơn thế nữa, hồ cá rồng với các cây thủy sinh lúc nào cũng sung sức hơn, vì cá rồng và các loại cây thủy sinh có tác dụng hỗ trợ cho nhau. Cây thủy sinh sẽ tiêu thụ các độ đố và các chất thải từ cá rồng, thanh lọc nước hồ và chuyển hóa phẩm chất nước bể từ xấu trở nên tốt và tinh khiết hơn, cá rồng sẽ có môi trường sống giống tự nhiên hơn và có vẻ chúng vui hơn và màu sẽ đẹp hơn. Cá rồng bạn sẽ nhờ cây thủy sinh khỏe và đẹp hơn về cả dáng dấp bề ngoại cũng như bên trong cơ thể (cái này gọi là trong uống ngoài thoa đây) cá rồng bạn sẽ thầm cám ơn bạn vì nếu nói được, cá rồng sẽ hét lên là chúng tôi muốn có cây thủy sinh trong môi trường sống. Chắc chắn là như vậy vì định luật muôn đời là vẫn là chim muông cần rừng rú, và cá cần cây thủy sinh.

Cá rồng trong bể thủy sinh lên màu rất tốt, háu ăn, ít bệnh, sung sức vì cây thủy sinh là hệ thống lọc nước hữu hiệu nhất, đồng thời bạn không phải thay nước thường xuyên. Như đã có đề cập đôi lần, ammonia, nitrite và nitrate là 3 độc tố làm người chơi cá rồng phải băn khoăng không ít, và mất nhiều thời gian và công sức để loại bỏ chúng ra khỏi bể cá rồng. Cây thủy sinh là cách giải pháp hữu hiệu và đạt hiêu quả cao nhất. Tuy nhiên, nếu cây thủy sinh có tác dụng tốt như thế, tại sao nhiều người chơi cá rồng không ứng dụng chúng trong các bể cá rồng?

3. Một số nhân tố từ hồ cá thủy sinh của bạn có thể gây bất lợi lên cá rồng:
Phân nền hồ cá thủy sinh làm cá rồng dễ bị bệnh, một số cây thủy sinh cần sục khí CO2 sẽ gây bất lợi đến cá rồng. Khi muốn kết hợp hồ cá rồng với cây thủy sinh, bạn nên chọn các loại cây thủy sinh có khả năng mọc bám trên đá, và các loại gỗ thủy mộc (driftwood/bogwood) như cây java moss, java fern vàanubias.

Phân nền và sỏi là một điều không nên, vì đặc tính khi ăn mồi của cá rồng là xé nát con mồi, tạo nên rất nhiều thức ăn vụn li ti, công thêm phân thải ra từ cá rồng, sẽ tích tụ và lắng đọng xuống nền bể. Phẩm chất của nước bể sẽ vì thế không được tốt cho bằng nếu bạn tạo điều kiện cho Java moss leo và bám vào driftwoods, cộng thêm nếu có nền bạn phải mất nhiều công sức khì thay nước, vì phải hút các chất thải ra, mà đôi lúc cũng không làm sạch hết được chúng . Bạn muốn được vẹn toàn cả đôi ba bề cho cá rồng, cho cây thủy sinh, đẹp mắt, và không mất nhiều công sức thì không nên xử dụng nền phân trong bể cá rồng.

Kết hợp cá rồng với hồ cá thủy sinh có phân nền không phải là bất khả khi, nhưng sẽ cực trần ai trong việc thay nước bể, và phẩm chất của nước bể sẻ từ từ mà xuống dốc dài dài. Nhưng nếu bạn nào có thời gian và không lười biếng như tôi, thì xin mời. Thời gian thay nước bể cá rồng/thủy sinh, và hút các chất dơ v.v.v., theo tôi nên dùng để ngắm/thưởng ngoạn cá rồng thì tốt hơn.

Link chi tiết tại: Hướng dẫn nuôi cá rồng trong hồ thủy sinh
 
Có rất nhiều tài liệu nói về thông tin đèn LED và so sánh những ưu điểm của chúng so với những bóng đèn khác. Tuy nhiên để ứng dụng đèn LED cho hồ cá thủy sinh lại là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam. Vì vậy hôm nay mình làm bài viết này để các bạn có thể chọn lựa kỹ về loại đèn cung cấp cho hồ cá thủy sinh của mình. Đèn LED cho hồ thủy sinh đang trở nên thịnh hành nhiều hơn, vậy ưu điểm vượt trội của đèn LED so với những đèn thường dùng cho hồ cá thủy sinh như thế nào. Như chúng ta đã biết, đèn LED ngày càng trở nên thân thuộc với cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Hầu như đâu đâu cũng bắt đầu thay thế đèn LED bằng những bóng đèn thông thường như: huỳnh quang, compact…
(Đây là chia sẻ từ hothuysinh.vn)

Các thương hiệu đèn thủy sinh thông dụng bạn cần biết

DenBenxiang01.jpg


Đèn hiệu Benxiang (có kiểu dáng giống hiệu Kao Kui), 1 máng có 2 bóng.

DenKaoKui01.jpg


Đèn hiệu Kao Kui, 1 máng có 1 bóng.

DenOdyssea01.jpg


Đèn thủy sinh hiệu Odyssea, thường là 1 máng có 2 bóng.

DenAquazonic01.jpg


Đèn hiệu Aquazonic, 1 máng có 2 bóng.

DenLedThuySinhTuChe.jpg


Đèn led tự chế, 1 máng gồm nhiều bóng nhỏ.

Đèn hồ thủy sinh có thật sự cần thiết hay không?

Một hồ thủy sinh hoàn chỉnh chắc chắn không thể thiếu đèn. Nếu bạn để hồ ngoài trời, có ánh sáng mặt trời chiếu vào, thì không cần đèn. Tuy nhiên, chơi thủy sinh người ta thường để hồ trong nhà, nếu để trong nhà mà không có đèn thủy sinh thì cây không phát triển, chết dần, nên bạn đã biết câu trả lời.

So sánh nhiệt độ màu

Thông thường người ta hay dùng đèn T5, T8 hay bóng Jebo 10.000k để cung cấp ánh sáng cho hồ thủy sinh vì chúng có nhiệt độ màu phù hợp. Nhưng ở đèn LED thì nhiệt độ màu từ 3000k đến 5300k cũng rất phù hợp với sự phát triển của cây thủy sinh.

Điện năng tiêu thụ

Giống như nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đèn LED chỉ tiêu thụ bằng 1/10 điện năng so với đèn huỳnh quang và 1/5 so với đèn Compact. Nếu xài về lâu về dài hoặc với số lượng bóng đèn cho một hồ thủy sinh lớn thì chi phí tiền điện hàng tháng sẽ khác biệt rất nhiều.

Ví dụ: trung bình 1 hồ cá thủy sinh 120x40x50 xài 3 bóng 40W và 1 ngày bật 10 tiếng cho cây quang hợp. Vậy tổng cộng 1 tháng xài hết 36.000W = 36 kg điện . Với 1kg điện = 1.800 (giá trung bình hiện nay) thì : 36 x 1.800 = 64.800VNĐ tiền điện để cung cấp ánh sáng cho hồ thủy sinh. Và đèn LED thì chỉ tiêu hao bằng khoảng 1/10 số tiền điện ấy.

HoThuySinhBoCucDa12.jpg


Cây thủy sinh có thể thích nghi với cường độ ánh sáng phù hợp

Độ an toàn

Đèn LED được thiết kế từ những bóng nhỏ giảm thải CO2 và không dùng chất thủy ngân rất an toàn cho môi trường. So với đèn thông thường thì đèn LED an toàn hơn nhiều, các đèn thông thường dễ vỡ và tạo thành những mãnh kiếng nhỏ nguy hiểm, còn LED thì không.

Ngoài ra đèn LED sử dụng dòng điện nhỏ trung bình 12V nên có xảy ra sự cố về điện cũng không gây nguy hiểm cho người chơi. Các bạn cũng biết thiết bị điện cho hồ cá thủy sinh phải thật sự an toàn cao.

Hiệu quả kinh tế

Nếu nói về kinh tế thì có vẻ đèn LED lại mắc hơn hẳn so với các đèn thông dụng cho hồ cá thủy sinh hiện nay. Chi phí của nó cao gấp 2-3 lần, thậm chí có những máng đèn LED cao gấp 5-10 lần so với các loại máng đèn khác.

Tuy nhiên nếu xét về lâu về dài thì đèn LED lại là loại đèn tiết kiệm chi phí về sau rất tốt. Bạn hãy nghĩ mỗi tháng chỉ trả 1/10 tiền điện cho đèn, không cần thêm quạt cho mát nước hồ cá, không cần thay bóng toàn bộ hồ thủy sinh trong vòng ít nhất 5 năm thì sẽ như thế nào ?

Bật đèn bao lâu thì thích hợp?

Bạn nên bật 8-10 tiếng 1 ngày, nhiều người hay chỉnh 1 khoảng nghỉ ở giữa. Ví dụ:

  • Mở đèn từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa => tức là 4 tiếng
  • Tắt đèn đến 2 giờ chiều
  • Tiếp tục mở đèn từ 2 giờ chiều => thêm 4 tiếng nữa là đủ 8 tiếng

Đây chỉ là một phần của bài viết xem đầy đủ tại link: https://t.co/mRH6yVD4AU
 
×
Quay lại
Top