Học sinh ngán sử vì chán sách giáo khoa

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Cả giáo viên phổ thông và các chuyên gia đều nhận định chính nội dung và cách trình bày của sách giáo khoa là một trong những nguyên nhân khiến cả người dạy và học đều ngán môn sử
onthiLS.jpg;pv55fe587c96d8437d

Học sinh Trường THPT Đa Phước (Bình Chánh, TP.HCM) trong giờ ôn tập môn sử - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Chỉ học khi thi


Dung lượng một bài học trong sách giáo khoa (SGK) sử hiện nay dễ khiến học sinh ngao ngán. Thạc sĩ Trần Đình Tư, giáo viên sử Trường THPT Long Thới (Nhà Bè, TP.HCM), phân tích: “Hàng loạt số liệu, các ngày tháng năm mà học sinh phải nhớ trong từng bài học. Nói thật, học bài xong, buông sách là học sinh khó lòng nhớ nổi các mốc thời gian, số liệu ghi trong SGK”.


Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Ái Hằng, nguyên giáo viên Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú), nhận định: “Theo kinh nghiệm của tôi, điều mà học sinh ngại nhất trong việc học sử là quên và sai sót về số liệu. Chẳng hạn học sinh lớp 12 rất sợ học phần sử giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975). Vì giai đoạn này có nhiều cuộc chiến tranh như: chiến tranh cục bộ, chiến tranh đặc biệt, Việt Nam hóa chiến tranh... Mà mỗi cuộc chiến tranh trên đều có các diễn biến với hàng loạt các mốc thời gian khiến học sinh dễ lẫn lộn, khó nhớ”. Bà Hằng cho biết thêm: “Trong nhiều năm nay, học sinh bậc THPT, nhất là lớp 12 ở trường tôi, thường bỏ lơ môn sử ngay từ đầu năm học. Mặc dù trong các tiết kiểm tra hoặc trả bài, giáo viên cho điểm 0 các em cũng chẳng sợ. Mãi khi Bộ GD-ĐT công bố môn thi, nếu có môn sử, lúc này các em mới chịu học”.


Giảm nội dung, tăng hình ảnh

Các giáo viên và chuyên gia cho rằng nếu cứ soạn nội dung môn sử như SGK hiện nay thì không bao giờ học sinh thích học môn này.
PGS-TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - người có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử - nhận định: “Đặc thù của môn sử là sự kiện và hiện tượng lịch sử, nó gắn với không gian và thời gian nên phải chính xác và phải có những con số cụ thể. Nhưng SGK sử của ta lạm dụng nhiều con số, kiến thức và cách diễn đạt quá hàn lâm, quá sức với lứa tuổi của học sinh”.



Từ kinh nghiệm của các nước, PGS-TS Ngô Minh Oanh cho rằng để học sinh yêu thích môn sử, trước hết SGK phải viết tinh gọn, tăng nhiều hình ảnh. PGS Oanh lấy ví dụ: “Ở nhiều quốc gia như Mỹ, Úc, Singapore..., SGK sử của họ dày và nhiều trang hơn SGK của chúng ta nhưng học sinh không cảm thấy chán ngán bởi họ tăng tối đa hình ảnh minh họa. Có khi trong một trang sách chỉ toàn hình và vài chú thích. Nhưng những chú thích này là thông tin, là cứ liệu lịch sử được nêu rất ngắn gọn, học sinh rất dễ học, dễ nhớ”. Trong khi đó SGK sử của ta chỉ toàn chữ là chữ, hình ảnh minh họa thì mờ nhạt, không thu hút... Theo PGS Oanh, việc sử dụng nhiều hình ảnh, trình bày sự kiện ngắn gọn có rất nhiều lợi ích. “Chỉ nhìn hình ảnh và xem chú thích vài phút là học sinh có thể nắm và nhớ bài ngay. Giáo viên không phải tốn nhiều thời gian chuyển tải nội dung. Chúng ta hoàn toàn có thể lược bớt dung lượng chữ nhưng vẫn đảm bảo được các sự kiện, thông tin lịch sử trong SGK sử ở Việt Nam. Có thể việc này sẽ tốn kém về mặt kinh tế, nhưng nếu giải quyết được, tôi nghĩ sẽ mang lại hiệu quả cao” - PGS Oanh khẳng định.



Bà Phạm Thị Hoài Thương, giáo viên Trường THPT Nhân Việt (Q.Tân Phú, TP.HCM), đề xuất: “Chúng ta có thể làm gọn mốc thời gian, cụ thể như học sinh có thể dùng khái niệm “nửa đầu thế kỷ” hoặc “nửa cuối thế kỷ” để thay thế cho các năm tương ứng, khó nhớ. Có thể lược bớt ngày tháng diễn ra các sự kiện trong mốc thời gian của toàn chiến dịch, thay vào đó chỉ cần đưa thời gian của đầu và cuối chiến dịch lịch sử”. Trong khi đó, thạc sĩ Trần Đình Tư cho biết: “SGK cần hướng đến nội dung, khơi dậy tính lý luận, phân tích, đánh giá của học sinh. Ví dụ trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (năm 1972), điều quan trọng theo tôi mà học sinh phải nắm về mặt lý luận là chiến thắng này đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, ký hiệp định Paris (1973). Đây mới là sự kiện trọng đại. Còn các số liệu về ngày tháng, diễn biến, kết quả, chúng ta có thể ghi bằng chữ nhỏ để học sinh tham khảo”.



Trình bày xấu, nội dung khó hiểu

Nhóm phụ trách giảng dạy, đào tạo chuyên ngành lịch sử Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Thực trạng đội ngũ giáo viên môn lịch sử trường THPT khu vực miền Đông Nam bộ”. Thực tiễn khảo sát gần 350 giáo viên dạy môn sử các trường THPT ở 6 tỉnh thành cho thấy chương trình dạy - học môn sử THPT vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý. Về thời lượng, việc bố trí học lịch sử lớp 10 và 11 mỗi tuần 1 tiết là quá ít, không thể chuyển tải hết nội dung cơ bản đến học sinh, chưa nói đến việc tiến hành phát triển tư duy và thực hiện chức năng giáo dục. Về SGK, đa số các ý kiến đều thống nhất cho rằng hình thức trình bày còn đơn giản, giấy xấu. Nội dung trình bày trong SGK còn khó hiểu, nặng tính hàn lâm, những khái niệm trừu tượng, chưa đảm bảo tính đối tượng của từng cấp học, lớp học...
Nguồn :thanhnien.com


 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Thường học sử đâu có học trong SGK ta:KSV@05:
Mình thấy mỗi trường hay thầy cô hay có đề cương riêng có tóm tắt lại :))
 
Thường học sử đâu có học trong SGK ta:KSV@05:
Mình thấy mỗi trường hay thầy cô hay có đề cương riêng có tóm tắt lại :))
cũng từ trong sách ra thôi , có đề cương học cũng không nhớ nữa ,toàn chữ và chữ :)
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Giáo viên dạy cũng quan trọng nữa đấy. Phải trẻ trung dzới lại có đầu tư bài giảng, nghiên cứu kể chuyện, làm clip kiểu như Ngọc Yến :KSV@11::KSV@06:thì học trò mới thấy hứng thú mà nghe giảng, chứ thầy cô mà cứ vô lớp nói blah blah blah toàn ngày tháng năm/sự kiện/quăng tài liệu/đề cương mấy chục/mấy trăm trang thì ai mà nhớ nổi:KSV@08:
 
Giáo viên dạy cũng quan trọng nữa đấy. Phải trẻ trung dzới lại có đầu tư bài giảng, nghiên cứu kể chuyện, làm clip kiểu như Ngọc Yến :KSV@11::KSV@06:thì học trò mới thấy hứng thú mà nghe giảng, chứ thầy cô mà cứ vô lớp nói blah blah blah toàn ngày tháng năm/sự kiện/quăng tài liệu/đề cương mấy chục/mấy trăm trang thì ai mà nhớ nổi:KSV@08:
Chị ơi, em thì cũng làm powerpoint với kể chuyện được thui. Chứ còn làm clip thì em không biết. Chịu khó lên mạng tìm thôi chị ạ.
 
Thầy cô giáo mà ai cũng như chị Yến thì chắc học sinh thích môn sử lắm đây. .Hồi đó em học một cô giáo dạy sử rất là hay, cô chỉ tóm ý chính thôi, còn lại thì tụi em tự đọc thêm, vừa dạy vừa kể chuyện cho dễ nhớ bài chứ không có thao thao bất tuyệt như mấy cái bà cô kia................Em thì không phải tới nỗi lười học bài, hồi đó rất siêng học sử nhưng nhờ vậy mà giờ hình như kiến thức còn lại chẳng bao nhiêu, bởi vì học thuộc lòng mà ko nhớ ý thì suốt đời cũng chẳng nhớ gì, mai mốt chắc gửi con cho chị Yến quá à :KSV@04:
 
Thầy cô giáo mà ai cũng như chị Yến thì chắc học sinh thích môn sử lắm đây. .Hồi đó em học một cô giáo dạy sử rất là hay, cô chỉ tóm ý chính thôi, còn lại thì tụi em tự đọc thêm, vừa dạy vừa kể chuyện cho dễ nhớ bài chứ không có thao thao bất tuyệt như mấy cái bà cô kia................Em thì không phải tới nỗi lười học bài, hồi đó rất siêng học sử nhưng nhờ vậy mà giờ hình như kiến thức còn lại chẳng bao nhiêu, bởi vì học thuộc lòng mà ko nhớ ý thì suốt đời cũng chẳng nhớ gì, mai mốt chắc gửi con cho chị Yến quá à :KSV@04:

Không được vậy đâu em ạ. Thỉnh thoảng thấy HS k chú ý lắm thấy cũng buồn. Chắc mình làm chưa tốt. Ừ, nhưng cứ cố gắng thôi em nhỉ.:)
 


Không được vậy đâu em ạ. Thỉnh thoảng thấy HS k chú ý lắm thấy cũng buồn. Chắc mình làm chưa tốt. Ừ, nhưng cứ cố gắng thôi em nhỉ.:)
Uh ai đứng lớp thuyết trình hoặc giảng dạy mà mọi người không chú ý buồn lắm chị à, chj cố gắng lên chị, mà em nghĩ chị thừa sức làm được mà ^^. Ủa mà chị Yến dạy cấp 2 hay cấp 3, em tò mò mỗi lần dò bài học sinh chị ntn nhỉ :KSV@05:
 
mai mốt chắc gửi con cho chị Yến quá à
Ghê ghê, chưa gì ráo mà Tre đã tính gửi con cho Yến rồi cà. :KSV@09:


Chứ còn làm clip thì em không biết.
Ủa, Yến, chớ hôm bữa em gái làm cái clip gì đó về Nguyễn Huệ đó.:KSV@02:

Thỉnh thoảng thấy HS k chú ý lắm thấy cũng buồn. Chắc mình làm chưa tốt.
Cũng chưa chắc, nhiều khi tại tính học trò là hay nói chuyện, chị cũng dzậy, hồi còn học sinh cũng chuyên gia luôn, riết mà bữa kia trong lớp học thêm thầy Hóa quay lưng lên bảng viết bài, nhỏ bạn ngồi kế chị dzui miệng cứ nói miết, thầy chẳng thèm quay xuống coi đứa nào nói chuyện mà cứ la Nói chuyện hoài vậy Thanh:KSV@08: Mà thời cấp 3 dzui hơn Đại học hen.....
 
Uh ai đứng lớp thuyết trình hoặc giảng dạy mà mọi người không chú ý buồn lắm chị à, chj cố gắng lên chị, mà em nghĩ chị thừa sức làm được mà ^^. Ủa mà chị Yến dạy cấp 2 hay cấp 3, em tò mò mỗi lần dò bài học sinh chị ntn nhỉ :KSV@05:
Chị dạy cấp 2. Chị thích nhất lúc trông kiểm tra thui. Nhìn mặt các cháu thấy tội tội mà cũng buồn cười.:KSV@05:
 
Ghê ghê, chưa gì ráo mà Tre đã tính gửi con cho Yến rồi cà. :KSV@09:



Ủa, Yến, chớ hôm bữa em gái làm cái clip gì đó về Nguyễn Huệ đó.:KSV@02:


Cũng chưa chắc, nhiều khi tại tính học trò là hay nói chuyện, chị cũng dzậy, hồi còn học sinh cũng chuyên gia luôn, riết mà bữa kia trong lớp học thêm thầy Hóa quay lưng lên bảng viết bài, nhỏ bạn ngồi kế chị dzui miệng cứ nói miết, thầy chẳng thèm quay xuống coi đứa nào nói chuyện mà cứ la Nói chuyện hoài vậy Thanh:KSV@08: Mà thời cấp 3 dzui hơn Đại học hen.....
Ôi hóa ra ss Lan Thanh cũng kinh nghiệm xương máu một thời :KSV@05:

---------


Chị dạy cấp 2. Chị thích nhất lúc trông kiểm tra thui. Nhìn mặt các cháu thấy tội tội mà cũng buồn cười.:KSV@05:

Có bắt được phao ko chị :KSV@04:
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Ghê ghê, chưa gì ráo mà Tre đã tính gửi con cho Yến rồi cà. :KSV@09:



Ủa, Yến, chớ hôm bữa em gái làm cái clip gì đó về Nguyễn Huệ đó.:KSV@02:


Cũng chưa chắc, nhiều khi tại tính học trò là hay nói chuyện, chị cũng dzậy, hồi còn học sinh cũng chuyên gia luôn, riết mà bữa kia trong lớp học thêm thầy Hóa quay lưng lên bảng viết bài, nhỏ bạn ngồi kế chị dzui miệng cứ nói miết, thầy chẳng thèm quay xuống coi đứa nào nói chuyện mà cứ la Nói chuyện hoài vậy Thanh:KSV@08: Mà thời cấp 3 dzui hơn Đại học hen.....
Clip đó em tìm trên mạng mà chị. HS sáng tạo lắm chị ạ. Vì thế nên em cho các cháu tự làm powerpoint và vẽ sơ đồ tư duy rồi thuyết trình. ^^


---------

Có bắt được phao ko chị :KSV@04:

Có chứ.
 

Clip đó em tìm trên mạng mà chị. HS sáng tạo lắm chị ạ. Vì thế nên em cho các cháu tự làm powerpoint và vẽ sơ đồ tư duy rồi thuyết trình. ^^


---------



Có chứ.
Các em giờ thông minh thế, thế chị có tha ko ạ..........Câu này hơi nhạy cảm, mặc dù em chưa bao giờ có gan làm phao lật sách, chỉ hỏi bài bạn thôi ạ :KSV@05:
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Ờ, thôi 02 em gái ở lại đàm đạo dzui nha:KSV@06:, chị cũng muốn ở lại chơi chung lắm:KSV@11:, nhưng chị đi ngủ thôi vì mai còn bay đi qua chỗ kia nữa.....See you later nha.:KSV@03:....
 
Các em giờ thông minh thế, thế chị có tha ko ạ..........Câu này hơi nhạy cảm, mặc dù em chưa bao giờ có gan làm phao lật sách, chỉ hỏi bài bạn thôi ạ :KSV@05:

Dọa không tha thôi.:KSV@05:


---------

Ờ, thôi 02 em gái ở lại đàm đạo dzui nha:KSV@06:, chị cũng muốn ở lại chơi chung lắm:KSV@11:, nhưng chị đi ngủ thôi vì mai còn bay đi qua chỗ kia nữa.....See you later nha.:KSV@03:....
Dạ, chị ngủ ngon. Em cũng chuẩn bị thăng đây. Tre ngủ ngon nhé.:KSV@20:
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Giáo viên dạy cũng quan trọng nữa đấy. Phải trẻ trung dzới lại có đầu tư bài giảng, nghiên cứu kể chuyện, làm clip kiểu như Ngọc Yến :KSV@11::KSV@06:thì học trò mới thấy hứng thú mà nghe giảng, chứ thầy cô mà cứ vô lớp nói blah blah blah toàn ngày tháng năm/sự kiện/quăng tài liệu/đề cương mấy chục/mấy trăm trang thì ai mà nhớ nổi:KSV@08:
Hĩ. trước giờ em toàn học giáo viên Sử lên lớp là nói không, phát cuốn đề cương học trong đấy, lên chị biết đọc và nói
Em ngán lắm luôn:KSV@08:


---------

 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Chị tiều yến tử dạy S áh chị :KSV@13:giờ em mới biết đó :D
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top