Học C#, java hay ngôn ngữ, công nghệ bất kì như thế nào ?

dongsapa

Thành viên
Tham gia
25/6/2019
Bài viết
7
Vừa rồi mình có 1 lớp học lập trình Android tại trường, và nó là lý do tại sao mình viết bài này. Chuyện là hôm đấy lớp mình có khoảng hơn 20 thành viên, tất cả đến đúng giờ, nghiêm chỉnh chờ giảng viên hướng dẫn Android. Tuy nhiên, trải nghiệm sau đó khiến mình phải thốt lên : “Wtf, chúng ta đang làm cái đé* gì thế này ?”. Tất cả những gì giảng viên làm là copy từng đoạn code có sẵn paste vào IDE, tệ hơn nữa là hầu như tất cả mọi người xung quanh mình đều ngồi nhìn giảng viên copy code, giống như đang thưởng nguyệt. Chúng ta không thể học code theo cách đó được.

alternative-education-options-for-single-parent-families.jpeg

Dưới đây là 6 bước mình thường dùng để học 1 ngôn ngữ công nghệ bất kì, trong đó 3 bước đầu bạn sẽ làm 1 lần duy nhất, 3 bước sau sẽ là 1 quá trình lặp lại cho đến khi bạn đạt được mục đích.

Bước 1 : Tìm hiểu cơ bản
Trước khi bắt đầu học một ngôn ngữ, công nghệ nào đó, bạn hãy dành ra vài tiếng để tìm hiểu sơ bộ về nó. Một vài thông tin như : nó có thể làm được những gì ? Phiên bản hiện tại là phiên bản bao nhiều ? Những IDE, tools nào nên được sử dụng ứng với ngôn ngữ công nghệ đó…
Mục đích của bước này là bạn cần có một cái nhìn tổng quát về cái mà mình muốn học.

Bước 2 : Tìm kiếm tài liệu
Ở bước này, bạn hãy cố gắng tìm kiếm tất cả các tài liệu mà bạn có thể tìm kiếm được. Các nguồn tài liệu có thể kế đến như : sách, video, blog, tutorial…
Với sách, bạn có thể truy cập Amazon, tìm kiếm tên công nghệ, ngôn ngữ và chọn ra những cuốn có review cao nhất (sau đó bạn có thể mua ebook hoặc tìm kiếm ebook free). Bạn cũng có thể tìm kiếm các video course tại các trang như :

Bước 3 : Xác định phạm vi, tự lập kế hoạch
Bạn không thể nói : “Tôi muốn học C#”, như vậy là quá chung chung. Bạn cần xác định một phạm vi nhỏ hơn, như là : “Tôi muốn học C# căn bản để có thể viết một ứng dụng windows đơn giản”, “Tôi muốn học C# căn bản nhất để có thể viết được các thuật toán với nó”. Tóm lại là bạn cần có một đích đến, bạn không thể đi mà không biết mình đi đâu.
Với tất cả các tài liệu ở bước trên, bạn hãy dùng nó để tự lập kế hoạch cho mình. Đơn giản nhất là bạn có thể đọc mục lục của các cuốn sách bạn tìm được, chủ đề nào mà hầu hết các cuốn sách đều có thì đó là cái mà bạn nên đưa vào kế hoạch. Sau khi lập kế hoạch xong, bạn hãy xóa đi 2/3 số tài liệu mà bạn tìm được.

Bước 4 : Học và chơi
Một trong những sai lầm mình từng mắc phải là việc học thông qua đọc 1 cuốn sách từ đầu đến cuối, hoặc xem một khóa học từ đầu đến cuối. Để rồi mình chỉ áp dụng được 1 phần nhỏ những gì sách, khóa học đề cập.
Bản năng của con người là học qua chơi đùa, khám phá. Vì thế bạn hãy dựa trên kế hoạch mà bạn đã lập ở bước trên, ở mỗi chủ đề trong kế hoạch, bạn hãy học 1 chút, vừa đủ để bạn có thể vọc vạch, “chơi nó”. Tiếp theo, mở IDE lên và làm bất cứ thứ gì bạn muốn, kể cả là bạn không biết mình đang làm cái gì, trong quá trình vọc, bạn sẽ hình thành rất nhiều câu hỏi không biết tại sao, làm sao, lúc này bạn chuyển xuống bước 5.

Bước 5 : Tìm kiếm câu trả lời
Dựa trên các câu hỏi bạn có, tìm kiếm đáp án cho nó thông qua các tài liệu, cố gắng hiểu rõ những gì tác giả trình bày. Sau đó bạn có thể tiếp tục quay lại chơi code để tìm những câu hỏi mới, hoặc chuyển qua bước 6 nếu bạn thấy mình đã hiểu đủ về chủ đề đó.

Bước 6 : Quay lại bước 4
Lặp lại 3 bước cuối đến khi cover qua tất cả các chủ đề trong kế hoạch, hay quan trọng hơn là khi bạn có thể làm được những gì bạn đã đề ra lúc ban đầu. Vì thế, nếu bạn không có mục đích lúc ban đầu, bạn sẽ lặp lại mãi mãi mà không biết mình đã đạt được mục tiêu chưa.

Kết
Bạn không cần thiết phải làm theo tất cả 6 bước phía trên, 6 bước này có hiệu quả cho mình nhưng chưa chắc sẽ hiệu quả cho bạn. Vì thế, hãy dựa vào nó để tìm ra cách học phù hợp nhất cho bản thân nhé.
Bạn học ngôn ngữ, công nghệ mới như thế nào ? Hãy chia sẻ với mọi người ở comment nhé.
 
×
Quay lại
Top