Họa sĩ Nhật Foujuta nhận xét về Vua Hàm Nghi và hội họa Việt Nam

pivivu

Thành viên
Tham gia
27/11/2018
Bài viết
10
Hôm nay 27/11/2018, nhân việc Google Doodle đã kỷ niệm 132 năm ngày sinh của cố họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita, một họa sĩ người Nhật gốc Pháp, đã từng có triển lãm tranh ở Việt Nam và cũng là người đã từng có những lời nhận xét về Vua Hàm Nghi “là một nghệ sĩ thực thụ với nhạy cảm tuyệt vời”.
Nếu nhắc đến biểu tượng chim bồ câu hòa bình người ta nhớ ngay đến Picasso. Thi khi nhắc đến mèo thì giới hội họa sẽ nghĩ ngay đến Foujita.
Foujita từng có nhận định về mình, ông nói: “Tôi là một người đàn ông ở Nhật và là một nghệ sĩ ở Paris”.
Trong cuộc triển lãm tranh lụa và tranh khắc gỗ truyền thống Nhật Bản năm 1941, tại Hà Nội. Foujita và một nhóm họa sĩ là đại diện của Nhật Bản đến Việt Nam. Ông đã thể hiện sự tài hoa của mình để chinh phục giới mỹ thuật Việt Nam lúc bấy giờ. Bên cạnh đó ông còn nhận xét về hội họa Việt Nam như sau: “Hội họa Việt Nam thật là một mỹ thuật đặc sắc, không giống hội họa Tàu, cũng không giống hội họa Nhật và Âu châu. Hội họa Việt Nam thật đặc biệt Á đông. Với những màu sắc tinh tế, với những nét vẽ mềm mại, đều đặn. Mỹ thuật Việt Nam có lẽ là một mỹ thuật đặc biệt. Có lẽ hiện nay đang còn thiếu một ít sự táo bạo, nhưng rồi sự táo bạo ấy sẽ có nay mai… Tôi rất thích những bức vẽ tôi đã được xem, cả những tấm bình phong toàn là những tác phẩm rất đẹp và hiếm có. Những tác phẩm đó chứng tỏ rằng những họa sĩ Việt Nam rất có thiên tài về mỹ thuật…”.
Léonard Tsuguharu Foujita một họa sĩ Nhật-Pháp ông được sinh ra ở Tokyo Nhật Bản, Foujita được ghi nhận là người đã đem kỹ thuật vẽ mực đen Nhật Bản vào phong cách hội họa phương Tây. Ông là họa sĩ nổi tiếng nhất Nhật Bản làm việc tại Phương Tây vào thế kỷ XX. Quyển sách về mèo của ông, được xuất bản ở New York bởi Covici Friede, 1930, với 20 bản vẽ được chính Foujita sáng tác, là một trong 500 cuốn sách hiếm có hàng đầu và được xếp hạng bởi những đại lý sách hàng đầu thế giới và cũng là cuốn sách phổ biến và hấp dẫn nhất về mèo từng được xuất bản.
Nói về Vua Hàm Nghi, người không chỉ được biết đến với lòng yêu nước mà còn được đánh giá là một họa sĩ thực thụ. Sau khi bị đi đày ở Alger (Algéria), ông kết hôn với con gái một chánh án tòa Thượng thẩm Pháp và theo học với nhà điêu khắc danh tiếng Auguste Rodin, đồng thời vua Hàm Nghi cũng vẽ tranh. Một số tác phẩm của ông được trưng bày tại không gian nghệ thuật Béton Salon (Paris).
Tuy không học ở trường lớp chính thống nhưng vua Hàm Nghi đã được nhiều họa sỹ và báo chí Pháp coi như một họa sỹ. Tờ họa báo Bắc Phi đã từng đăng một bức ảnh của vua Hàm Nghi đang nói chuyện với họa sĩ Foujita người đã nhận xét về các tác phẩm của họa sỹ Tử Xuân – Hàm Nghi: "Các tác phẩm của ông rất thú vị, cho thấy các phẩm chất của một họa sỹ thực thụ và trên hết là một sự nhạy cảm lớn".
Pivivu
 
×
Quay lại
Top