“Hồ sơ” của bạn thế nào, “về mặt kỹ thuật”?

_yul_

X = XI + I
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/5/2012
Bài viết
2.973
Tôi có quen một người, tên là Geri, vừa mới làm bài thi tốt nghiệp đại học vào năm ngoái. Geri tốt nghiệp đại học, bằng cách học từng môn một, hoặc có khi là hai môn trong cùng một thời điểm. Các cháu của bà ấy rất tự hào.

Đúng, tôi không nói nhầm đâu, các cháu của bà ấy. Vì bà Geri đã 61 tuổi.

- Có lẽ tôi là sinh viên duy nhất phải chống gậy để lên sân khấu nhận bằng tốt nghiệp – Bà Geri nói, dù sự thật là bà vẫn chưa phải chống gậy – Nhưng tôi sẽ có bằng. Cuối cùng thì cũng có.

Và nếu bạn thấy câu nói đó nghe có vẻ như là Geri phải cố lắm mới theo kịp các sinh viên khác cùng lớp, thì không phải đâu. Sổ điểm đại học của Geri trông như một bảng chữ cái mà chỉ toàn chữ A. Đó là lý do bà đã rất ngạc nhiên khi giáo viên chủ nhiệm nói với bà về bài thi tốt nghiệp.

- Hai mươi trong số bảy lăm câu!

Geri bất ngờ. Bà không thể nhớ có lần nào mình bị sai quá 10 câu trong một bài thi, chứ đừng nói là 20.

- Không thể tin được là tôi lại sai đến 20 câu – Geri nói.

- Không phải, Geri – Giáo viên chủ nhiệm đáp – Bà chỉ có 20 câu đúng.

Geri không nói được lời nào. Bà chưa bao giờ làm bài thi nào tệ đến vậy, và bà biết rằng lần này mình đã chuẩn bị rất kỹ. Bà nhìn thầy giáo, lặng người đi và sững sờ.

- Đừng lo – Giáo viên chủ nhiệm nói – Tôi nghĩ tôi biết chuyện gì đã xảy ra.

Vị thầy giáo rút ra tờ bài thi của Geri. Đó là kiểu bài thi công-nghệ-cao, do máy tính chấm điểm, mà khi làm, bạn dùng bút chì, phải là loại bút số 2, khoanh tròn đúng vào đáp án. Và phải thật chuẩn. Vì máy tính sẽ quét bài thi của bạn.

- Bà thấy đấy – Thầy giáo nói tiếp – Bà làm đúng 20 câu hỏi đầu tiên, rồi ngay ở đây – Ông chỉ vào một dòng trong bài thi – Có vẻ bà đã nhầm và bắt đầu bị lệch một dòng.

Geri vẫn rất lúng túng. Bà mới làm bài thi kiểu này có một hai lần, và bà không chắc lắm về cách làm. Thầy giáo cố trấn an bà.

- Theo những gì tôi thấy – Ông nói – Bà đã có những đáp án đúng, nhưng bà chỉ đặt chúng vào sai vị trí thôi.

- Vậy như thế nghĩa là sao ạ? – Geri rụt rè hỏi lại.

- Nghĩa là, về mặt kỹ thuật, thì bà đã trượt kỳ thi tốt nghiệp – Thầy giáo kết luận – Nhưng tôi đã xem lại những bài thi trước của bà, và tất cả đều xuất sắc. Không có lý do gì để nghĩ rằng bà lại không chuẩn bị kỹ cho bài thi tốt nghiệp, trong khi bà đã chuẩn bị kỹ cho tất cả các bài kiểm tra và các bài luận khác trong mấy năm học liền. Vậy, theo ý tôi…

Thầy giáo chủ nhiệm rút chiếc bút mực đỏ ra và viết một điểm “A” rất to lên bài thi của bà Geri.

A-grade.jpg

Vậy là Geri vẫn tốt nghiệp đại học vì hồ sơ của bà đã khiến thầy giáo tin tưởng. Nhưng sẽ thế nào nếu Geri không có một hồ sơ tốt như thế? Sẽ thế nào nếu những gì thầy giáo thấy được là các bài thi cũ chỉ ở mức trung bình và những lần quên không làm bài luận? Có lẽ nếu thế, thì điểm thi tốt nghiệp của bà đã phản ánh đúng cái hồ sơ đó, bất kể bà có chẳng may nhầm lẫn gì hay không.

Và điều đó khiến tôi tự hỏi mình đang ở mức nào, nếu nói về mặt hồ sơ. Ý tôi là, những chuyện như thế vẫn thường xuyên xảy ra, phải không nào? Bạn cố hết sức để làm một việc gì đó, chỉ để rồi phát hiện ra rằng một sơ suất đơn giản hay một hiểu lầm ở đâu đó trong cả quá trình đã làm giảm đáng kể thành công của bạn, hoặc khiến cho những nỗ lực của bạn trông chẳng ra gì. Bạn đứng nhầm hàng, bạn rẽ nhầm chỗ, bạn đánh dấu vào nhầm ô, bạn ấn nhầm nút, và bỗng nhiên bạn cảm thấy giống như Geri – sững sờ, bàng hoàng, lúng túng, không nói được lời nào. Bạn biết đấy – như một sai lầm về kỹ thuật.

Nhưng theo tôi, nếu mỗi ngày chúng ta luôn cố gắng xây dựng một “hồ sơ cá nhân” với sự trung thực, chăm chỉ, công bằng, tử tế, thì mọi người đều có xu hướng tin tưởng chúng ta khi chúng ta chẳng may không đạt được mức hoàn hảo. Chúng ta có thể không phải lúc nào cũng nhận được điểm A như Geri, nhưng ít nhất, chúng ta sẽ không cảm thấy mình là một người thất bại.

Dù là về mặt kỹ thuật hay gì khác.

Thục Hân dịch
Theo Hoa học trò
 
Mà có khi nào máy chấm nhầm điểm mình giống vậy không nhỉ? :-?
 

Mâu thuẫn kìa! :|
Mâu thuẫn gì:-?
Ở đây nói về quá trình chứ k phải là kết quả cuối quyết định tất cả:-?
Cơ mà thắc mắc cái là hình minh họa "A+":KSV@13:
 
×
Quay lại
Top