Hiểu thế nào cho đúng thực lực trí não mùa thi?.

Training

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/7/2011
Bài viết
4.659


Chỉ còn gần 2 tháng nữa, sĩ tử cả nước sẽ bước vào kỳ thi Đại học. Đến lúc này, nhiều phụ huynh ngày đêm sát cánh hỗ trợ việc ôn luyện cũng như chăm sóc dinh dưỡng cho con.

Tuy nhiên, với một số phụ huynh khác, nỗi lo về “năng lực trí tuệ” của con đang tạo nên rào cản vô hình cho niềm tin vào cơ hội thành công của con ở kỳ thi.

Những quan niệm cần thay đổi về năng lực trí não


- Quan niệm 1: Não to hơn thi thông minh hơn.

+ Quan niệm hiện đại (QNHĐ):
Kích cỡ bộ não không phản ánh trí thông minh của con bạn (não Einstein cũng như bao người khác!). Chính quá trình dẫn truyền thần kinh nhanh, liên tục sẽ giúp não hoạt động tốt hơn.

- Quan niệm 2: Thực lực trí tuệ của con người đã được định sẵn từ lúc sinh ra: trí thông minh bẩm sinh là yếu tố quyết định thành đạt của chúng ta.

+ QNHĐ:
Thông minh giúp các học sinh có lợi thế khi tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên, thực hành thường xuyên sẽ giúp con bạn tăng cường sự nhạy bén khi xử lý thông tin.
1337322701-hieu-the-nao-cho-dung-thuc-luc-mua-thi--3-.jpg
Năng lực trí não có thể được cải thiện qua thực hành thường xuyên
- Quan niệm 3: Con người chỉ sử dụng 10% năng lực trí não.

+ QNHĐ: Năng lực trí não của con người là vô hạn. Suy nghĩ, ôn tập thường xuyên sẽ giúp con bạn hệ thống hóa kiến thức nhờ sự kết nối tế bào thần kinh.

- Quan niệm 4: Thực phẩm nào cũng tốt cho trí não hoặc ăn gì bổ nấy!

+ QNHĐ: Não là bộ phận "kén ăn" nhất của cơ thể với các “đặc sản” từ protein (đạm), choline, omega 3, canxi, các loại vitamin… từ trứng, sữa, gà, cá, các loại rau xanh…

- Quan niệm 5: Protein nào cũng giống nhau và tất cả đều tốt cho trí não.

+ QNHĐ: Không hẳn. Protein là tên chung của rất nhiều loại đạm với nhiều cấu trúc và chức năng khác nhau. Chỉ một số protein nhất định, có cấu trúc nhỏ (gọi là peptide) mới tiếp cận tốt với não.
 
×
Quay lại
Top