Hiểu rõ hơn viêm xoang mũi ở trẻ em

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Viêm xoang mũi là bệnh phổ biến và ta có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhất là trẻ em với sức đề kháng yếu và khi trời trở lạnh là lúc trẻ rất dễ mắc bệnh Các bậc cha mẹ cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ để tránh bệnh vì viêm xoang mũi ở trẻ nặng hơn khá nhiều so với người lớn

viem-xoang-o-tre.jpg


Viêm xoang là gì?

Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Xoang là các khoang rỗng nằm trong xương sọ mặt, xung quanh mũi. Ở người lớn, hệ thống xoang phát triển đầy đủ gồm 5 đôi xoang: xoang sàng trước và sau, xoang trán, xoang hàm, xoang bướm. Các bé khi mới sinh ra đã có xoang sàng nằm giữa hai hố mắt, các xoang khác lần lượt hình thành sau đó: xoang hàm có khi trẻ được 3 – 4 tuổi, xoang trán và xoang bướm chỉ xuất hiện khi trẻ lên 7 – 8 tuổi, hoàn thiện dần cho đến khi 20 tuổi. Do vậy ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, thường chỉ gặp viêm xoang sàng và xoang hàm.

Kích thước các xoang của trẻ nhỏ, đôi khi chỉ là một rãnh hằn vào xương nên các triệu chứng không đặc hiệu, cùng với việc các bé còn nhỏ, chưa có khả năng trả lời chính xác nên việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn.

Trẻ dễ bị viêm xoang khi nào?

Trẻ có cơ địa dị ứng: dị ứng với bụi nhà, lông vật nuôi, các sợi bông ở đồ chơi,… có khả năng bị viêm xoang cao hơn các trẻ khác. Sống trong môi trường ô nhiểm: nhiều khói bụi từ bếp than, xe cộ, các nhà máy, khu công nghiệp, thậm chí hít phải khói thuốc lá của bố, mẹ và những người xung quanh cũng khiến bé dễ mắc các bệnh đường hô hấp nói chung, trong đó có viêm xoang.

Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang mũi cho trẻ

Ở các bé, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm xoang là do nhiễm trùng: vi khuẩn, virus ngược dòng từ mũi, họng, phế quản,… đi lên. Vì thế, các mẹ cần chăm sóc trẻ cẩn thận mỗi khi bé bị viêm đường hô hấp và nên lưu ý tình trạng bé bị viêm mũi, viêm họng tái đi tái lại, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm xoang.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm xoang

Khi bị viêm đường hô hấp trên đơn thuần, trẻ có các biểu hiện: sốt, ho, sổ mũi, quấy khóc, chúng thường giảm và tự khỏi sau 5 -7 ngày.

Tuy nhiên, khi các triệu chứng trên kéo dài hoặc có biểu hiện nặng hơn thì rất có thể trẻ đã mắc viêm xoang:

 “Cảm cúm” kéo dài trên 10 – 14 ngày, bé có thể sốt hoặc không.

 Bé có dấu hiệu viêm hô hấp kèm theo sốt 4 ngày liên tục.

 Có đợt sốt cao trên 39 o C.

 Chảy mũi đục, màu xanh hoặc vàng, có mùi hôi.

 Bé có cảm giác chảy mủ xuống phía sau họng nên ngứa họng, gây ho, đau họng, khạc đờm, khò khè, nhất là về ban đêm.

 Khi bú, bé không bú được hơi dài như khi khỏe do bị tắc mũi.

 Bé ngủ không ngon giấc, thở ngáy, hay quấy khóc, mệt mỏi.

 Với trẻ lớn hơn, trẻ có thể hay phàn nàn bị đau đầu, nặng mặt, hay buồn ngủ.

 Có thể sưng nề quanh mắt.

Mẹ cũng nên lưu ý khi các bé bị ho, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau đầu, nghẹt mũi kéo dài trên 2 tuần, hoặc bé thường xuyên bị bệnh đường hô hấp nhiều lần trong một năm. Khi đó, mẹ nên cho bé tới bác sỹ để kiểm tra vì rất có thể bé đã bị viêm xoang mạn tính.



Biến chứng viêm xoang ở trẻ nhỏ

Nếu trẻ mắc bệnh mà không được điều trị hoặc điều trị không triệt để có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm sau này.

Bệnh đường hô hấp mạn tính:

Viêm phế quản mạn tính: thường do viêm xoang hàm và xoang sàng. Trẻ hay ho, khạc đờm đôi khi lẫn máu, sốt nhẹ về chiều, chán ăn.

Viêm họng mạn tính: trẻ thường xuyên đau họng, nuốt vướng do mủ liên tục chảy xuống họng. Trẻ có thể bị đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu, nghẹt thở,…

Ảnh hưởng đến mắt: do các xoang ở vị trí bao quanh ổ mắt nên khi viêm xoang tiến triển lâu dài có thể làm ảnh hưởng tới mắt:

 Giảm thị lực: do viêm dây thần kinh thị giác. Khi viêm xoang cấp, thị lực sẽ giảm rất nhanh nhưng sau vài tuần tự nhiên hồi phục. Trong viêm xoang mạn, hai mắt đều mờ, thị lức và thị trường đều giảm.

 Viêm xung quanh mắt: viêm ổ mắt, túi lệ, mí mắt,… khiến trẻ bị sưng nề quanh mắt, đau nhức rất khó chịu, có thể ảnh hưởng đến thị lực.

Viêm tắc mạch máu

Viêm tắc mạch cung cấp máu cho xương sọ có thể gây viêm cốt tủy, trẻ thấy đau nhức ở vùng xương bị viêm: trán, thái dương,…, đồng thời vùng đó sưng lên, tạo thành ổ áp xe. Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang có thể gây nên các triệu chứng đáng sợ: sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy,… thể hiện một tình trạng rất nặng, có thể gây tử vong.

Viêm não, áp xe não

Trẻ có biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng và tăng áp lực trong sọ: sốt cao, có thể co giật, nôn, buồn nôn, nhức đầu tăng dần, nhìn mờ,… Tiên lượng không tốt nếu có áp xe thùy trán.

Điều trị viêm xoang ở trẻ em

Để điều trị viêm xoang cho trẻ, các mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sỹ chẩn đoán và kê thuốc, không nên tự ý mua và dùng thuốc tại nhà.

Nguyên tắc điều trị bệnh:

 Làm giảm các triệu chứng của bệnh.

 Kiểm soát nhiễm trùng.

 Điều trị nguyên nhân: các bất thường về cấu trúc, tình trạng di ứng,… nếu có.

 Đảm bảo an toàn, hiệu quả và giá cả hợp lý.

Thông thường, bác sỹ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị nội khoa cho trẻ. Các nhóm thuốc thường dùng bao gồm:

Kháng sinh: có thể dùng amoxicillin, erythromycin, azithromycin, clarythromycin,… Thời gian điều trị thường kéo dài 7 – 14 ngày. Nếu sau khi dùng thuốc chữa viêm xoang từ 2 -3 ngày mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bác sỹ sẽ cân nhắc thay thế loại kháng sinh khác.

Thuốc co mạch, chống sung huyết mũi: oxymethazolin 0,05% dùng được cho trẻ nhỏ nhưng chỉ nên kéo dài dưới 1 tuần.

Thuốc chống viêm corticoid: dùng đường tại chỗ để tránh các tác dụng phụ so với khi dùng đường uống. Thuốc có tác dụng làm giảm phù nề giúp cho dẫn lưu xoang và hoạt động của hệ thống lông chuyển được tốt hơn.

Các loại thuốc để điều trị bệnh nền – có thể là nguyên nhân hoặc yếu tố làm nặng bệnh: dị ứng, cảm cúm,…

Với trẻ em, đa số các bệnh nền và yếu tố nguy cơ sẽ giảm dần khi các bé lớn lên, đồng thời, sự phát triển cơ thể và sinh lý giúp các xoang rộng ra, dẫn lưu tốt hơn, sứ đề kháng cũng tăng nên việc điều trị bằng thuốc được phát huy tối đa. Điều trị ngoại khoa ít khi được sử dụng, nếu có phần lớn sẽ điều trị bảo tồn, hỗ trợ điều trị nội: nạo amidan, chọc rửa xoang,…, hiếm khi thực hiện phẫu thuật triệt căn.

Chăm sóc bé bị xoang như thế nào?

Bên cạnh việc dùng thuốc cho bé theo chỉ định của bác sỹ, câc mẹ có thể lưu ý một số điều sau:

Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, giúp bé lấy sạch các cặn bẩn, dịch nhầy trong đường hô hấp của bé.

Cho bé uống nhiều nước và ăn thêm các loại trái cây chứa vitamin A, C giúp bảo vệ niêm mạc và tăng sức đề kháng cho trẻ.

Một số trẻ ban đầu có hiện tượng các triệu chứng nặng lên nhưng sau đó giảm dần rồi hết hẳn, điều này hoàn toàn do cơ địa của bé, Khi đó, các mẹ không nên lo lắng mà cần thực hiện đúng chỉ định của bác sỹ, có thể liên hệ lại với bác sỹ nếu cần. Trường hợp bé đã kết thúc đợt điều trị mà các triệu chứng vẫn không khỏi thì mẹ cần đưa bé tới gặp bác sỹ.

Các mẹ không nên tự ý cho bé dùng các loại thuốc chống phù nề dạng phun sương, thuốc chống nghẹt mũi mà không có chỉ định của bác sỹ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch hay gây chảy mũi bù trừ hoặc khô mũi quá mức cho trẻ.

Phòng ngừa bệnh cho trẻ

Phòng bệnh viêm xoang không khó, các mẹ có thể kết hợp với ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp khác cho trẻ.

Giữ gìn vệ sinh cho trẻ. Tập cho bé thói quen rửa tay sau khi chơi đồ chơi, tiếp xúc với các đồ vật bị bẩn, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, nhất là mỗi khi trẻ bị cảm lạnh.

Giữ cho môi trường sống của trẻ: nhà ở, lớp học luôn sạch sẽ. Khi ra đường, tiếp xúc với khói bụi, các mẹ nên cho bé đeo khẩu trang. Tránh để trẻ phải hút thuốc lá thụ động.

Trong mùa lạnh, hanh khô, các mẹ nên có máy giữ ẩm không khí, hay đơn giản đặt một chậu nước trong nhà. Điều này giúp đường hô hấp của bé không bị quá khô, dễ tổn thương. Nên thường xuyên làm sạch máy giữ ẩm.

Các bệnh đường hô hấp nói chung, trong đó có viêm xoang là những bệnh phổ biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và khiến các gia đình lo lắng. Giữ môi trường sống trong lành và xây dựng một lối sống lành mạnh là một cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp các mẹ có thể phòng tránh bệnh cho bé yêu.
 
×
Quay lại
Top