Diễn đàn
Chưa giải quyết
Đăng ký thành viên
Bài mới
Bình luận mới
Trạng thái mới
Tiện ích
Tạo kiểu chữ
Icon Facebook
Chỉnh sửa ảnh
Game 24h
Đăng nhập
Đăng ký
Mới nhất
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chưa giải quyết
Đăng ký thành viên
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Install
Góc Giảng Đường
Môn đại cương
[ HELP ] Cần giúp đỡ môn logic
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời
Nội dung
[QUOTE="xuanhung_xd9, post: 442970, member: 613530"] [COLOR="red"][SIZE=4][B]Ngụy biện [/B][/SIZE][/COLOR] - Theo khái niệm chung, ngụy biện mang ý nghĩa không tích cực: Ngụy biện là một phương pháp tranh luận sử dụng các lập luận tưởng như vững chắc nhưng thật ra là vô căn cứ. - Ở góc độ toán học ngụy biện là vận dụng phép suy luận sai làm luận chứng cho phép suy luận của mình. Ví dụ: chứng minh 4 1 = 5 bằng ngụy biện 4 - 1 = 5 <=> 4 = 5 + 1 <=> 4 = 6 <=> 3 + 1 = 3 + 3 (đẳng thức *) Để chứng minh (*) đúng, ta chỉ cần chứng minh 1 = 3 là xong. Thật vậy, đặt x = 3, thay x = 3 vào đẳng thức (*) ta sẽ có: x + 1 = x + x (**) khử 2 biến x giống nhau ở hai vế, ta nhận được x = 1 , hơn nữa theo trên thì x = 3, do đó 3 = 1 (điều phải chứng minh). - Những nhà KHXH quan tâm đặc biệt đến logic không máy móc. Họ bóc tách logic máy móc rút ra từ quá trình ngụy biện và đặt nó trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội (nhất là về chính trị, văn hóa, tư tưởng) để thẩm định và đánh giá ... Họ phải tìm được những luận điểm nào (mệnh đề nào) đã bị rời rạc hóa và được kết hợp lắt léo để nó dẫn đến một kết luận mong đợi của người ngụy biện. Ví dụ: Giả thiết: Ông bố mang đĩa bánh ra trước mặt con gái mình và chàng trai đến cưa cô con gái đó nói: (1) Mày không ăn bánh tao không cho mày làm rể (2) Mày ăn hết bánh tao cũng không nhận mày làm rể (3) Mà nếu mày không ăn hết bánh tao lại càng không cho mày lấy con gái tao. Kết luận: Chàng trai thất bại cắp đít ra về. Rõ ràng trên đây là một kiểu ngụy biện (phép lập luận) đánh lạc hướng người quan sát bởi lẽ các mệnh đề bị bóc tách ra để bịt tất cả các lối đi đến con đường vào tim. Bác bỏ sự ngụy biện: Chàng trai sẽ làm rể một cách ngon lành bởi lẽ anh ta chỉ việc nhận lấy đĩa bánh và bảo cô vợ tương lai của mình cùng ngồi ăn cho đến hết đĩa bánh. Nếu tinh ý, ta thấy người ngụy biện đã làm một BÀI TOÁN NGƯỢC. Có nghĩa là phân tích sự việc chàng trai cùng cô gái ăn hết đĩa bánh thành ba mệnh đề nói trên, với dụng ý là sau khi phân tách xong thì KẾT LUẬN BỊ THAY ĐỔI THEO Ý CỦA NGƯỜI NGỤY BIỆN, kết luận lúc này là chàng trai không thể làm rể được vì không thể cùng thỏa mãn các điều kiện đối kháng nhau như thế. [B][SIZE=4][COLOR="Red"]Các dạng ngụy biện thường gặp ...[/COLOR][/SIZE][/B] [B]1. Argumentum ad antiquitatem (lý lẽ dựa vào cổ xưa hoặc truyền thống)[/B] Đây là một lập luận ngụy biện rất hay được dùng trong tranh cãi. Lý lẽ này khẳng định rằng một chính sách, tính cách, cách hành xử là đúng và chấp nhận được vì từ xưa tới giờ và ở đâu người ta cũng làm như thế. Ví dụ: “Mọi nền văn minh vĩ đại trong lịch sử đều bảo trợ văn hóa và nghệ thuật bằng quỹ của nhà nước.” Nhưng sự thực đó không phải là sự biện minh cho việc tiếp tục một chính sách như vậy. Chẳng hạn, cái sự thật rằng dân tộc nào cũng có những thói hư tật xấu không phải là sự biện minh cho việc không nên nói về những thói hư tật xấu của dân tộc Việt Nam! [B]2. Argumentum ad ignorantiam (viện dẫn sự không hiểu biết)[/B] Ngụy biện loại này khẳng định rằng một điều trở nên nghiễm nhiên đúng vì nó chưa bị chứng minh là sai. Việc thất bại trong chứng minh rằng một cái gì đó là sai không đồng nghĩa với việc chứng minh được nó là đúng. Đó là chưa nói đến những giá trị chung của nhân loại (chứ không phải giữa các loài khác nhau như cá, chim, hay cóc nhái, sâu bọ). Ví dụ ăn cắp ở xã hội nào và trong hoàn cảnh nào cũng là xấu! Không xã hội nào đánh giá việc nói một đằng làm một nẻo như một đức tính cao quý! Những người biết tự trọng thường coi khinh những kẻ nịnh hót, bợ đỡ. [B]3. Argumentum ad numerum (lý lẽ viện dẫn các con số)[/B] Tính ngụy biện của lập luận loại này là ở chỗ, thay vì chứng minh điều gì đó là đúng, lập luận lại trích dẫn bao nhiêu người nghĩ rằng nó là đúng. Nhưng cho dù có bao nhiêu người tin rằng một điều gì đó là đúng cũng không có nghĩa điều đó là đúng. Ví dụ: “Ít nhất 70% người Mỹ ủng hộ việc hạn chế nạo thai.” Rất có thể 70% dân Mỹ là sai lắm chứ! [B]4. Dicto simpliciter ad dictum secundum quid (ngụy biện “thủ tiêu ngoại lệ”)[/B] Cách thức của loại ngụy biện này là vẽ nên một cái nhìn, một luật chung, trong đó loại trừ các trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn, tam đoạn luận sau là ngụy biện: Cutting people is a crime. Surgeons cut people. Therefore, surgeons are criminals. [B]5. Dicto secundum quid ad dictum simpliciter[/B] Là cách lý luận đối nghịch với dạng 4: Biến một trường hợp đặc biệt thành một luật tổng thể. Lý luận sau là ngụy biện: Tất cả chim thiên nga mà tôi nhìn thấy đều có màu trắng, do đó, tất cả chim thiên nga đều có màu trắng. [B]6. Ignoratio Elenchi (đánh lạc hướng)[/B] Kỹ thuật này này lái sự chú ý khỏi vấn đề cần tranh luận, thay vì xoáy vào nó. Chẳng hạn, ngụy biện kiểu này tạo ra một dạng bóp méo lý lẽ của đối phương thay cho lý lẽ thực sự mà đối phương đưa ra, và công kích cái lý lẽ bị bóp méo đó. Đối phương thiếu tỉnh táo sẽ phải quay sang bảo vệ cái lý lẽ “dở hơi” mà thực ra anh ta không đưa ra. Một dạng khác của ngụy biện đánh lạc hướng có tên là “cá trích đỏ” (red herring). Đây là cách lẩn tránh vấn đề chính, đánh lạc hướng sự chú ý sang một đối tượng khác để dễ quy kết, chụp mũ đối phương dựa trên argumentum verecundiam (lý lẽ dựa vào uy tín) và argumentum ad popolum (lý lẽ dựa vào công chúng). Loại ngụy biện này còn có các tập con (subset) như sau: a. Argumentum ad verecundiam (lý lẽ dựa vào uy tín). Tính ngụy biện của lập luận loại này xảy ra khi người được trích dẫn không phải là chuyên gia trong lĩnh vực đang được bàn đến, ví dụ một số tác giả thường trích dẫn các quan điểm của Einstein về chính trị như thể Einstein là một triết gia hơn là một nhà vật lý thiên tài. b. Argumentum ad hominem (lý lẽ hướng vào cá nhân) Lập luận kiểu này xảo trá ở chỗ, thay vì phản bác một ý kiến nào đó, lập luận lại hướng sự công kích vào tính cách và động cơ của người đưa ra ý kiến đó. Khẳng định sau đây là ngụy biện: “X là tên lừa đảo vì thế không thể tin được những gì hắn nói.” Sự ngụy biện ở đây là ở chỗ, thay vì chứng minh ý kiến của X là sai, người ta lại đi công kích cá nhân X là tên lừa đảo. Sự thực là, cho dù X là tên lừa đảo, y vẫn có thể nói: “2 x 2 = 4” và khẳng định đó của y vẫn là chân lý. c. Argumentum ad popolum (lý lẽ dựa vào công chúng) Tính ngụy biện của argumentum ad popolum là ở chỗ nó cố đi chứng minh một điều gì đó là đúng đơn giản là vì công chúng đồng ý với điều đó. d. Argumentum ad baculum (lý lẽ dựa vào hình phạt) Quy tắc của dạng ngụy biện này như sau: If x does not accept P as true, then Q. Q is a punishment on x. Therefore, P is true. Chẳng hạn, lý luận sau đây là ngụy biện: "Our political views are right and you should agree with them, because if you do not we will put you in a Gulag.". [B] 7. Affirming the Consequent[/B] Rút ra kết luận từ những tiền đề không support cho kết luận đó bằng cách lý luận: P gây ra Q do đó Q là kết quả của P. Chẳng hạn, lý luận sau là ngụy biện: “Nếu một người chạy bằng chân trần thì chân anh ta sẽ đau. Chân của Socrates đau. Như vậy, nguyên do là do Socrates chạy bằng chân trần”. Trên thực tế, có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ông ta bị đau chân. [B]8. Denying the antecedent[/B] Rút ra kết luận từ những tiền đề không support cho kết luận đó bằng cách lý luận: P gây ra Q do đó phủ định của Q là kết quả của phủ định của P. Lý luận sau là ngụy biện: “Nếu tôi bị cảm cúm, thì tôi bị đau họng. Tôi không bị cảm cúm. Do đó, Tôi không bị đau họng”. [B]9. Petitio Principii (hay Circulus in Probando, hay Begging the question)[/B] Rút ra kết luận dựa trên các tiền đề thiếu vững chắc. Người ta có thể đặt câu hỏi về tính xác tín của tiền đề đó. Chẳng hạn, lý luận sau là ngụy biện: “Chắc chắn là Paul nói sự thật, vì tôi đã nghe anh ta nói điều đó rất nhiều lần”. Paul có thể nói trước sau như một, tuy nhiên , anh ta có thể đã nói dối từ đầu đến cuối. [B]10. Fallacy of False Cause or Non Sequitur (Latin for "it does not follow")[/B] Nhầm lẫn điều này là nguyên nhân của điều khác, chẳng hạn, “Quốc gia của chúng ta sẽ trường tồn vì vua của chúng ta rất tài giỏi”. a. Post hoc ergo propter hoc (trước cái đó nên là nguyên nhân của cái đó) Đây là 1 trường hợp đặc biệt của dạng ngụy biện 10, trong đó cái xảy ra trước được coi là nguyên nhân của cái xảy ra sau. Cấu trúc của suy luận này như sau: A occurred, then B occurred. Therefore, A caused B. b. Cum hoc ergo propter hoc (cùng với cái đó cho nên tại vì cái đó) Đây là một ngụy biện khá quen thuộc trong đó sự tương quan, xảy ra đồng thời đã bị nhầm với nguyên nhân, tức là cho rằng vì hai sự việc diễn ra đồng thời, nên một trong hai sự việc phải là nguyên nhân của sự việc kia. Ví dụ: “Tổng thống Clinton có một chính sách kinh tế tuyệt vời. Cứ xem kinh tế của nước Mỹ tăng trưởng tốt như thế nào trong nhiệm kỳ của ông ấy thì biết!” Vấn đề ở đây là hai việc có thể cùng diễn ra đồng thời đơn giản chỉ do trùng hợp ngẫu nhiên (chính sách của ông tổng thống có thể chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong việc tăng trưởng kinh tế, còn nguyên nhân thực sự lại là sự phát triển của công nghệ) hoặc quan hệ nhân quả giữa chúng xảy ra trễ theo thời gian (chẳng hạn sự phát triển kinh tế kỳ này là nhờ chính sách của ông tổng thống ở nhiệm kỳ trước). [B]11. Tu quoque (Ông cũng thế)[/B] Ngụy biện loại này bao biện cho một khuyết điểm, lỗi lầm trong lập luận của một người bằng cách chỉ ra rằng đối thủ của y cũng mắc khuyết điểm như vậy. Một lỗi lầm, khuyết điểm, hay thói hư tật xấu vẫn cứ là một lỗi lầm, khuyết điểm, hay thói hư tật xấu bất kể bao nhiêu người, kể cả một dân tộc, mắc phải. Chẳng hạn, câu phỏng vấn Vương Trí Nhàn, người viết “Người Việt xấu xí” sau đây là một câu hỏi ngụy biện: “Với tư cách là một người con của dân tộc Việt, ông cảm thấy mình có bao nhiêu tính xấu trong đó?” Tham khảo: yahoo, vietnamsejong [/QUOTE]
Xác nhận
Trả lời
Góc Giảng Đường
Môn đại cương
[ HELP ] Cần giúp đỡ môn logic
Top