Hay gặp trong trường hợp sỏi rơi xuống niệu quản

hoangadsvn

Thành viên
Tham gia
23/12/2018
Bài viết
0
Thông thường khi sỏi ở bể thận nó sẽ âm thầm và không gây triệu chứng hay nguy hiểm gì. Tuy nhiên, khi viên sỏi di chuyển, đặc biệt là rơi xuống niệu quản thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là sẽ gây ra các cơn suy thận cấp và mạn.

Viêm bể thận, tiết niệu cấp: Việc các viên sỏi cọ sát gây tổn thương niêm mạc ống thận, gây nhiễm khuẩn thận - tiết niệu. Biểu hiện là sốt cao, rét run, ứ nước, ứ mủ bể thận, đái rắt, đái mủ. Trường hợp viêm cấp có thể phục hồi hoan toàn nếu được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên nếu để chậm trễ thì có thể dẫn đến suy thận cấp và ảnh hưởng đến tính mạng

Viêm thận, bể thận mạn: Là hậu quả của viêm bể thận cấp tái phát nhiều lần hoặc kéo dài, kết quả dẫn đến xơ hóa các tổ chức kẽ thận, gây suy giảm chức năng cô đặc (tái hấp thu lại nước) của thận. Chức năng thận suy giảm

Suy thận cấp: Hay gặp trong trường hợp sỏi rơi xuống niệu quản gây vô niệu hoàn toàn. Viên sỏi rơi gây tắc cả hai bên niệu quản gây ứ nước toàn phần, dẫn đến suy thận. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sỏi chỉ ở một bên niệu quản, nhưng do phản xạ co mạch, dẫn đến co thắt cả hai bên niệu quản gây vô niệu dẫn đến cơn suy thận cấp.

Suy thận mạn: Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm, chúng ta thường không chú ý đến. Vì bệnh diễn biến thầm lặng và do lâu ngày tích góp lại. Chính nhiều lần viêm thận – tiết niệu dẫn đến xơ hóa và teo các tổ chức kẽ thận, xơ hóa lan và cuộn cả vào mao mạch cầu thận, làm mất dần chức năng lọc máu của thận. Ban đầu chỉ là suy thận độ nhẹ, nhưng nếu không giải quyết triệt để nguyên nhân thì sẽ không thể điều trị được.

Vậy phải làm sao để phòng ngừa suy thận khi bị sỏi thận?

Chế độ ăn uống ăn uống khoa học, lành mạnh dành cho người bị sỏi thận luôn được ưu tiên hàng đầu.

Giảm ăn muối: Người bị sỏi thận nên giảm ăn muối. Ăn mặn dẫn đến nồng độ natri nước tiểu tăng cao, dẫn đến kéo theo tăng bài tiết canxi trong nước tiểu, gây nên sỏi thận. Do vậy nếu không muốn bệnh sỏi thận thêm tăng nặng thì giảm ăn muối là việc đầu tiên bệnh nhân cần thực hiện.

Giảm đường: Đường được biết đến là "cái chết trắng" của thời đại mới. Trái với cảm giác ngọt ngào mà đường mang lại là sự gia tăng các bệnh tật nguy hiểm khi tiêu thụ quá nhiều đường. Đường là nguyên nhân gây béo phì, tiểu đường, huyết áp, ung thư…các chất sucrose và fructose trong đường cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sỏi thận. Vì vậy nên kiểm soát lượng đường đưa vào cơ thể một cách hợp lý để phòng tránh các rủi ro bệnh tật do đường gây ra.

Giảm ăn thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê.. luôn được ưu tiên lựa chọn vì chúng chứa nhiều sắt, giàu protein. Nếu bạn ăn quá nhiều các loại thực phẩm này dẫn đến làm giảm pH nước tiểu, tăng bài tiết canxi niệu và giảm citrat niệu, một chất có công dụng ngăn hình thành sỏi thận trong nước tiểu.

Giảm thực phẩm chứa oxalat: Oxalat hay axit oxalic được hấp thu từ chế độ ăn được lọc và đào thải gần như hoàn toàn qua nước tiểu. Nếu nước tiểu quá đặc hoặc nồng độ oxalat niệu quá cao, thì nó rất dễ kết hợp với canxi tạo thành chất rắn không tan, lắng đọng tại ống thận gây ra sỏi. Thực phẩm giàu oxalate bao gồm: trà đặc, cà phê, rau muống, dưa chuột, củ cải đỏ, măng tây, dâu tây, me, hạt tiêu, rau bina, khoai lang, chocolate… Nếu muốn ăn chúng, nên bổ sung thêm canxi cùng bữa ăn để giảm mức độ hấp thu tại ruột cả hai loại chất này.

Nên uống nhiều nước lọc, nước chanh: Uống nhiều nước lọc, một ngày bạn nên uống đủ 2,5 lít nước lọc và một cốc nước chanh vào buổi sáng sau khi ăn khoảng 1 giờ, sẽ giúp đào thải các viên sạn nhỏ, bào mòn các viên sỏi lớn giúp hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị sỏi thận.

Xem thêm: Bệnh sỏi thận cần chú ý những gì?

Nguồn: https://hoangadsvn.wixsite.com/website/blog/bệnh-sỏi-thận-cần-chú-ý-những-gì
 
×
Quay lại
Top