Hà thủ ô đỏ là gì? Công dụng và cách dùng của hà thủ ô đỏ

presleyoina

Thành viên
Tham gia
23/12/2022
Bài viết
0
Hà thủ ô đỏ là một trong những vị thuốc quý trong Đông y. Cùng tìm hiểu hà thủ ô đỏ là gì? Cùng công dụng và cách dùng của hà thủ ô đỏ nhé.

Được dân gian hết lời ca tụng với những công dụng thần kỳ giúp “xanh tóc, đỏ da”, hà thủ ô đỏ là loại thảo dược quý, rất được coi trọng trong y học cổ truyền.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn chỉ mới lần đầu nghe đến cái tên “hà thủ ô đỏ” hoặc chưa biết nhiều về vị thuốc này. Hôm nay, Bách Hóa XANH sẽ giúp bạn giải đáp hà thủ ô đỏ là gì? Cũng như công dụng và cách dùng của hà thủ ô đỏ ngay sau đây.

1 Đặc điểm về hà thủ ô đỏ​

Hà thủ ô đỏ là gì?​

Hà thủ ô đỏ hay theo dân gian còn được gọi là cây thủ ô, da giao đằng, dạ hợp, địa tinh, tiếng Thái gọi là khua lình, tiếng Lào - Sầm Nưa là măn đăng tua lình, tiếng Thổ là mằng năng ón, tên khoa học là Fallopia multiflora hoặc Polygonum multiflorum thuộc họ rau răm - Polygonaceae.

Đây là loại cây dây leo, sống lâu năm, thân màu tím đỏ hoặc xanh. Lá có hình trái tim, đầu lá nhọn, dài từ 4 - 8 cm, cả hai mặt lá đều không có lông, nhẵn mịn. Hoa có màu trắng, đường kính 2mm, mỗi hoa có 5 cánh nhỏ, mọc thành cụm, tháng 9 - tháng 11 là mùa hoa nở, tháng 12 - tháng 2 là thời gian ra quả.

Củ hà thủ ô đỏ được tạo thành từ rễ phình to, có màu đỏ, tròn dài nhưng không đều, vỏ củ màu nâu đỏ hồng, mặt cắt ngang màu nâu sẫm, mềm và có lớp sần mỏng, lõi có thể bị hóa gỗ.

Củ hà thủ ô đỏ là phần chính được dùng làm dược liệu, có vị chát, đắng ngọt, tính ôn. Vị đắng liên quan đến lạnh, vị chát liên quan đến táo sáp. Đôi khi dây và lá của hà thủ ô đỏ cũng được ùng làm thuốc nhưng không phổ biến, có vị ngọt, tính bình.

ha-thu-o-1.jpg

Phân bố của hà thủ đỏ​

Ở Việt Nam, hà thủ ô đỏ được tìm thấy mọc hoang tại vùng núi rừng, phần lớn thuộc các tỉnh vùng Tây Bắc, phần còn lại rải rác tại các tỉnh Bắc Trung bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,..hoặc các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Tây Nguyên, Lâm Đồng, Phú Yên, Đắk Lắk.

Tại Châu Á, loại cây này mọc nhiều nhất ở Trung Quốc, chủ yếu trên các vùng đồi núi cao tại Giang Tô, Phúc Kiến, Tứ Xuyên,.. Nhật Bản và Ấn Độ cũng là những nơi hà thủ ô đỏ được tìm thấy.

Thu hái và chế biến hà thủ ô đỏ​

Với dược tính tuyệt vời, hà thủ ô đỏ đã được trồng nhiều nơi giúp tạo nguồn dược liệu cho y học. Cây được trồng bằng dây, hạt, củ hoặc cánh bánh tẻ và được thu hoạch sau 4 - 5 năm, thường là vào mùa xuân hoặc thu.

Củ được thu hoạch sau khi thân cây đã lụi tàn, được đào về, làm sạch mọi đất cát, bụi bẩn, sau đó bổ đôi hoặc bổ tư để đem đi phơi khô là có thể dùng được.

Tuy nhiên, sau khi khô, một số nơi sẽ tiếp tục đồ với đậu đen qua 9 lần, đến khi phơi được miếng hà thủ ô đen mới mang đi dùng. Loại này được gọi là hà thủ ô chế. Cách làm cụ thể:

  • Ngâm củ hà thủ ô trong nước vo gạo 1 ngày rồi vớt ra rửa sạch lại với nước.
  • 1kg hà thủ ô đỏ nấu với 100gr đậu đen trong 2 lít nước. Đảo thường xuyên để đậu và hà thủ ô đỏ được chín đều. Nấu đến khi nước gần cạn.
  • Vớt củ ra khi thấy củ đã mềm, phơi 1 - 2 nắng.
  • Tiếp tục các bước trên đến khi đủ 9 lần.

Thành phần hóa học hà thủ ô đỏ​

Trong hà thủ ô đỏ chứa nhiều dưỡng chất và hợp chất bổ ích, gồm:

  • 1,7% anthraglucozit (chrysophanol, emodin, rhein), đây là hoạt chất vô cùng có lợi, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, ích thận, cường gân cốt,..
  • 1,1% chất đạm
  • 4,2% tinh bột
  • 3,10% chất béo
  • 2,4% chất vô cơ
  • 26,4% chất tan trong nước
  • Lecithin,..

2 Công dụng của hà thủ ô đỏ​

Theo y học cổ truyền, hà thủ ô đỏ có tác dụng nhuận tràng, bổ huyết, bổ can thận, tiêu độc, mạnh gân xương, chủ trị các triệu chứng như râu tóc bạc sớm, mất ngủ, táo bón, suy nhược thần kinh, tiêu hóa kém, cao huyết áp, t.inh tr.ùng yếu, ho gà..

Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, hà thủ ô đỏ có đa dạng công dụng, cụ thể:

  • Nhuận tràng: Anthraglucozit và anthraquinon có trong hà thủ ô đỏ có công hiệu chính trong việc nhuận tràng. Hai hoạt chất này có khả năng kích thích co bóp ruột, kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột giúp chống táo bón và đi ngoài ra máu.
  • Giúp “xanh tóc”: Công dụng nổi tiếng của hà thủ ô đỏ là chữa rụng tóc, tóc bạc sớm. Theo kinh nghiệm dân gian, trong vòng 1 - 2 tháng sau khi sử dụng hà thủ ô đỏ tóc sẽ giảm rụng đến 80%; đối với tình trạng tóc bạc sớm, sau 3 - 4 tháng sử dụng sẽ giảm 20 - 30% tỉ lệ tóc bạc.
  • Bổ huyết, chống suy nhược: Hà thủ ô đỏ đã được khoa học chứng minh có khả năng làm tăng lượng hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu lên não, giảm cảm giác mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ.
  • Bảo vệ gan: Hợp chất stilben có trong hà thủ ô đỏ giúp gan giải độc và chống tác hại của oxy hóa, bảo vệ hoạt động chức năng gan được hiệu quả, tăng cường chức năng gan, ức chế các enzyme trong gan như GOT và GPT.
  • Kháng khuẩn, giảm mỡ trong máu: Hà thủ ô đỏ sắc lấy nước có thể giúp cải thiện tình trạng ho, ức chế vi khuẩn lao, giảm tình trạng mỡ máu. Hoạt chất resveratrol trong hà thủ ô đỏ cũng giúp kháng nấm, kháng khuẩn, giảm chỉ số cholesterol toàn phần, LDL cholesterol – mỡ xấu, triglyceride, nhờ đó chống xơ vữa động mạch, năng ngừa tai biến.
  • Tăng hoạt động estrogen: Hoạt tính sinh học trong rễ hà thủ ô đỏ tương tự estrogen trong cơ thể phụ nữ, điều này giúp tạo hồng cầu tốt hơn, có lợi cho phụ nữ đang gặp phải tình trạng thiếu máu, khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều.
Một số công dụng khác như trị sốt rét mạn tính, ít sữa, các bệnh phụ nữ sau khi sinh, đau lưng, thấp khớp, di tinh, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, bệnh ngoài da, mẩn ngứa, ù tai, hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối cũng được chứng minh là công hiệu mà hà thủ ô đỏ mang đến.
ha-thu-o-3.jpg


3 Một số bài thuốc sử dụng hà thủ ô đỏ trong điều trị bệnh​

Bài 1: Điều trị mất ngủ, hay nằm mộng

Dùng 12g hà thủ ô đỏ, 12gr đan sâm, 60gr trân châu, sắc lấy nước và dùng trong thời gian một tháng.

Bài 2: Bổ huyết, an thần, trị hư, lo lắng, huyết khô, râu tóc bạc sớm

Dùng 12gr hà thủ ô đỏ, 12gr bắc sa sâm, 12gr quy bản, 12gr long cốt bạch thược sắc lấy nước.

Bài 3: Trị sốt rét lâu ngày, sốt li bì triền miên

Có thể dùng 1 trong 2 bài sau:

  • 60gr hà thủ ô đỏ sống, 12gr sài hồ, 20gr đậu đen. Sắc lấy nước và phơi sương 1 đêm, sáng hôm sau hâm lại thì có thể dùng.
  • 16gr hà thủ ô chế, 12gr đảng sâm, 12gr đương quy, 12gr trần bì, 12gr gừng lùi. Sắc lấy nước uống.
Bài 4: Trị chứng suy nhược thần kinh, ăn uống khó tiêu

10gr hà thủ ô, 5gr đại táo, 2gr thanh bì, 3gr trần bì, 3gr sinh khương, 2gr cam thảo. Sắc trong 600ml đến khi còn 200ml nước, uống từ 3 - 4 lần, dùng hết trong một ngày.

Bài 5: Chữa tóc bạc trắng, mạnh gân xương, bổ tinh bổ huyết, sống lâu sống thọ

Bài thuốc “thất bảo mỹ nhiệm đơn” được trích trong Tích thiện đường phương

  • Dùng 600gr hà thủ ô đỏ, 600gr hà thủ ô trắng, cạo sạch vỏ, ngâm nước vo gạo 4 ngày sau đó vớt ra và rửa lại với nước sạch.
  • Đãi đậu đen, tiếp đến xếp một lớp hà thủ ô, một lớp đậu đen đồ chín. Tương tự như thế đồ và phơi nắng qua 9 lần rồi sấy khô và tán bột.
  • 600gr xích phục linh, 600gr bạch phục linh cạo vỏ, tán bột và đãi với nước trong, lọc bột lắng ở đáy, nắm lại, tẩm với sữa người rồi đem phơi khô.
  • 320g ngưu tất tẩm rượu 1 ngày, thái mỏng trộn với hà thủ ô, đồ với đậu đen vào lần thứ 7, 8, 9 sau đó đem phơi khô.
  • 320g đương quy, 320g câu kỷ tử tẩm rượu phơi khô, 320g thỏ ty tử tẩm rượu cho nứt ra, giã nát, phơi khô. 100g bổ cốt chi trộn với vừng đen cho có mùi thơm. Giã nát các nguyên liệu trên, trộn thêm mật ong vào vo thành viên 0,5gr (bằng hạt ngô).
  • Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50 viên. Sáng uống với rượu nóng, trưa uống với nước gừng, tối uống với nước muối.
Bài thuốc “hà thủ ô hoàn” được trích trong Hòa tễ cục phương

1800gr hà thủ ô đỏ, 600gr ngưu tất thái mỏng. Trộn đều rồi đồ cùng 1 đấu to đậu đen đã đãi sạch.

Đồ chín rồi lấy ra phơi. Đồ tương tự 3 lần rồi lấy ra tán bộ. Thêm thịt táo đen Trung Quốc, vo thành viên 0,5gr.

Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 viên. Dùng chung với rượu hâm nóng.

Bài thuốc “Hà thủ ô tán” trích trong Bản thảo cương mục

Cạo vỏ, thái mỏng rồi đem phơi khô hà thủ ô đỏ rồi tán bột nhuyễn. Mỗi ngày uống 4gr, chiêu thuốc với rượu.

Bài 6: Trị mỡ trong máu cao

30gr hà thủ ô đỏ đã chế sắc chung 300ml đến khi còn một nửa. Uống 2 lần/ngày. Dùng hết thuốc trong ngày.

Bài 7: Trị huyết hư, can thận âm hư, thiếu máu, tóc bạc sớm

Có thể dùng theo 2 cách:

  • Kết hợp với trứng gà: 2 quả trứng gà, 30gr hà thủ ô chế. Sắc hà thủ ô hai lần, lấy nước. Tiếp đến dùng nước hà thủ ô vừa sắc được nấu 2 quả trứng gà.
Ăn 1 lần/ngày. Dùng trong 1 - 2 tháng. (có thể giảm còn một trứng nếu thấy quá nhiều).

  • Hầm với gan heo: 6g hà thủ ô chế, 250gr gan heo, 50gr măng, 50g nấm rơm, 1 quả trứng gà, muối, rượu trắng, bột ngọt, nước tương, đường, bột năng, gừng.
Dùng hà thủ ô chế sắc lấy làm nước dùng. Gan heo làm sạch, thái lát xào sơ qua với gừng, tỏi, hành băm nhuyễn. Xào thêm với măng, nấm rơm và cho vào nước dùng hà thủ ô.

Sau khi chín thì hòa một chén nước và bột năng rồi cho vào canh tạo độ sánh. Cho thêm 1 quả trứng gà rồi khuấy tan. Nêm nếm vừa ăn. Dùng khi còn nóng.

Lưu ý khi sử dụng hà thủ ô đỏ​

Tuy là vị thuốc quý, có vô vàn những giá trị chữa bệnh nhưng hà thủ ô đỏ cũng có thể gây ra những phản ứng phụ khi sử dụng. Cụ thể, Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng - Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam chia sẻ về những lưu ý một khi dùng hà thủ ô đỏ như:

  • Nên ăn cá đã cạo sạch vảy, kiêng gừng, tỏi, hành, tiết canh nếu dùng nhiều.
  • Không dùng cho người có tiền sử bệnh ung thư, đang điều trị ung thư vú, tử cung, bệnh nhân chuẩn bị thực hiện ca mổ.
  • Không dùng cho người bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm đường tiêu hóa, viêm dạ dày, đặc biệt là hà thủ ô còn tươi sống.
  • Không dùng cho người bị teo cơ, viêm cơ, rối loạn điện giải.
  • Không nên dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Kiểm soát liều lượng hợp lý, tránh dùng quá liều gây hại đến gan.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ thêm về hà thủ ô đỏ cũng như công dụng và cách dùng của vị thuốc quý này. Hãy theo dõi https://dongy247.net/ để cùng tìm hiểu thêm nhiều nội dung mới lạ, bổ ích về các loài thuốc đông y cho cuộc sống của bạn nhé!
 
×
Quay lại
Top