Đừng quá đề cao cái tôi của mình

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Tôi từng gạt phăng quan điểm của người khác, trong khi tôi còn kém cỏi hơn họ. Nhưng rồi, tôi lại thấy rằng nếu điều đó tiếp tục tôi sẽ là kẻ thất bại...

Tôi vốn là người rất bướng, ai nhìn vào cũng biết ngay bởi trán của tôi dô một cách lộ liễu. Tôi từng là người rất bảo thủ, cố bảo vệ quan điểm của mình cho kì được, mặc ý người khác ra sao. Với tôi, dù sao cũng phải thắng bằng được trong các cuộc cãi nhau.

Ngày còn bé tôi đã tranh cãi với cô giáo, lên cấp ba, tôi từng đối mặt tranh luận với cô chủ nhiệm mặc dù bản thân là con gái. Có người từng nói, con gái như tôi chẳng có tí chuẩn mực nào. Nói thật, lúc đó tôi cũng không quan tâm, bởi lẽ tôi luôn nghĩ “họ cười vì tôi khác biệt, tôi cười vì họ quá giống nhau”.

Ngày đó, cô giáo chủ nhiệm phải dạy tôi bằng cách cấm tôi nói nhiều. Bởi lẽ càng lập luận tôi càng lý sự, xoay hết chiều này sang hướng khác mà hướng nào tôi cũng khiến người nghe thấy hợp lý.

Cô giáo cũng phải sợ những cá tính này của tôi nhưng vì tôi là đứa học được nên cô cũng mến, cô bảo tôi cá tính quá. Thông minh tốt, lập luận thì tốt nhưng trong cuộc sống, nhất là sau này một kẻ hay lý sự, cãi lời người khác xoành xoạch rất khó để thành công.

Tôi từng suy nghĩ về điều đó, nhưng ở cái tuổi ẩm ương những thứ mà tôi nghĩ được chỉ vẻn vẹn đốt tay. Giờ đây, khi là sinh viên đại học, tôi giật mình ngoảnh lại lục tìm quá khứ, trở về thời bồng bột để rút kinh nghiệm cho mình.

caitoi-1-8346-1408012272.jpg

Đã rất lâu rồi, tôi không cãi nhau nhưng thay vào đó là những câu nói nửa đùa, nửa thật. Cuộc sống mới yêu cầu người ta phải thay đổi. Tôi đã đọc được quyển "Đắc nhân tâm" mà những lúc đọc lại vẫn thấy mình chưa ngấm được nhiều, đọc đi đọc lại mấy chục lần sách sống đẹp mà vẫn thấy mình cần cố gắng.

Càng ngẫm về cuộc sống tôi thấy "cái tôi" của mình ngày càng bé lại, nó ẩn trong mình mà hiếm khi được thể hiện ra ngoài.

Khi cái tôi của mình được kiềm chế, con người ta sẽ trở nên khiêm tốn hơn, mọi việc hành sự cũng khác. Bồng bột thời trẻ chỉ làm cho con đường mình đi gian nan hơn bội phần. Hay tôi còn gọi đó là nghệ thuật thuyết phục người khác, mọi sự thành công không thể có khi bạn đi một mình, yếu tố tập thể rất quan trọng.

Tôi từng gạt phăng quan điểm của người khác, trong khi tôi còn kém cỏi hơn họ. Nhưng rồi, tôi lại thấy rằng nếu điều đó tiếp tục tôi sẽ là kẻ thất bại. Bởi lẽ, biết lắng nghe mới thành công, lắng nghe cả cái tốt và xấu một cách nghiêm chỉnh. Chỉ khi lắng nghe thật lòng con người ta mới nhanh tiến bộ hơn.

Nhưng không vì thế mà gạt bỏ cái tôi trong mỗi người. Trong cái hỗn độn của xã hội thời đại mới, nếu không có cái tôi bạn sẽ không trụ nổi. Sẽ có lúc bạn rất cần cái tôi hiện diện, giúp bạn phản kháng lại cái xấu. Tùy từng hoàn cảnh mà cái tôi được sử dụng khác nhau.

Tôi cảm thấy vui vì mình nhận ra điều này chưa quá muộn. Tôi có cơ hội thay đổi chính mình và con đường mình đi. Cánh cửa tương lai vì thế mà rộng mở hơn với con bé trán dô như tôi.

Theo ione
 
Thất bại cũng không hẳn là xấu. Vì khi thất bại ta sẽ nhận được một bài học của cuộc sống. Còn việc có muốn học bài học đó hay không lại là một chuyện khác. Bài học rút ra trong dòng chia sẻ : Hãy khiêm tốn hết mức có thể :) và hãy lắng nghe người khác trước khi nói :)
 
×
Quay lại
Top