Đừng bao giờ bắt đầu giai đoạn thiết kế nếu?

catdailoi

Banned
Tham gia
27/7/2020
Bài viết
3
Đừng bao giờ bắt đầu giai đoạn thiết kế nếu bạn chưa thực sự thấu hiểu khách hàng của mình và quản lý được kỳ vọng của họ. Bạn sẽ tạo ra 1 ý tưởng mơ hồ và mang tính phỏng đoán may rủi. Hãy tập trung vào quá trình giao tiếp, đặt câu hỏi, chia sẽ, phỏng vấn và tổng hợp brief.

► Rất nhiều người chỉ nhìn thấy kết quả mà không thấy được quá trình khó khăn mà bạn đã trải qua để có 1 sản phẩm, vì vậy chia sẻ process là 1 cách để mọi người biết những giá trị của nó. Nhiều khi quá trình còn quan trọng hơn kết quả.

► Thiết kế 1 sản phẩm cũng giống như nấu 1 món ăn, bạn phải trải qua các quy trình chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, sơ chế và kỹ thuật chế biến thì bạn mới có 1 món ăn đậm đà. Và để nấu được 1 món ăn ngon, người đầu bếp cũng phải hiểu được khẩu vị của người ăn, hiểu tính chất da vị, nguyên liệu, sự dẫn nhiệt của dụng cụ bếp,….Vì vậy trong thiết kế nếu bạn cắt đi quy trình thì kết quả sản phẩm sẽ giống như 1 món ăn không đủ lửa và nhạt nhẽo.

► Thường khi xem layout nội dung đối tượng mục tiêu có thói quen đọc theo dạng chữ Z. Bắt đầu ở phía trái ( Trên ), di chuyển theo chiều ngang sang bên phải (trên) và sau đó theo đường chéo xuống trái ( dưới ) và kết thúc với một chuyển động ngang ở bên phải cuối ( dưới ).
Do vậy hãy tạo ra 1 bố cục có flow rõ ràng để thu hút.

► Dễ đọc ( Legibility ) đóng vai trò là ngôn ngữ trực quan và quan trọng nhất trong lựa chọn kiểu chữ. Nó bao gồm sự xem xét cẩn trọng của các vấn đề tương quan của leading, kerning, measure, alignment và contrast.

► Không gian trống ( Negative space ) hoặc là white space đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều phối thị giác, thông điệp và điểm nhấn. Thường thì rất dễ để thiết kế rất nhiều chất liệu đồ hoạ trong 1 bố cục ấn phẩm nhận diện, nhưng điều này lại không hiệu quả. Vẻ đẹp của 1 bố cục thiết kế là không gian trắng để tôn vinh những thành tố còn lại.

► Khi chất lượng sản phẩm như nhau thì cuộc cạnh tranh diễn ra sẽ là chăm sóc trải nghiệm các ngũ giác quan bao gồm thị giác, thính giác, khướu giác, xúc giác, vị giác.

► Khi thiết kế concept logo và identity tôi thường nghĩ đến ý tưởng của mình sẽ mở rộng ứng dụng trên các môi trường thương hiệu, chất liệu giấy, kỹ thuật in ấn sản xuất, vật liệu ứng dụng ra sau thay vì hoàn thiện ý tưởng đó rồi mới nghĩ việc sản xuất ứng dụng.

► Khi bạn gặp phải một doanh nghiệp có quá nhiều giá trị cần thể hiện trong logo và nhận diện thì đừng bao giờ cố gắng để ôm nó hết vào trong 1 thứ hãy chọn 1 hoặc 2 giá trị mạnh nhất, những thứ còn lại dàn trãi nó vào các touch point tạo ra sự kết nối đa chiều trong các môi trường thương hiệu như core visual identity, kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, hình ảnh, bố cục, vật liệu, hiệu ứng in ấn, không gian, âm thanh…

► Trên kệ siêu thị với các bao bì nhãn mác được thiết kế nhồi nhét hình ảnh, thông tin, màu sắc để cố gắng nổi bật tuy nhiên nếu có 1 bao bì được thiết kế với tất cả hình ảnh, nội dung được tối thiểu trong không gian trắng ( Minimalist ) lại làm cho nó trở nên nổi bật hơn bất kỳ bao bì nào khác xung quanh nó.
 
×
Quay lại
Top