Đông y và Tây y chữa xương khớp

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Bệnh xương khớp ngày càng phổ biến hơn và trẻ hóa nên ta cần tìm hiểu rõ hơn về benh xương khop để chữa bệnh xương khớp theo tây y và đông y có rất nhiều cách Nhất là thoái hóa khớp hángđau khớp gối
Điều trị theo Tây y

Theo quan điểm của Tây y thì bệnh viên khớp xảy ra khi sụn đệm các đầu xương trong khớp ngày càng bị bào mòn theo thời gian do lượng dịch khớp cạn kiệt, các lớp sụn này chà xát trực tiếp lên nhau khi vận động gây đau. Khi bề mặt nhẵn mịn của sụn khớp trở nên thô ráp , gây kích ứng. Cuối cùng, nếu sụn khớp này xẹp xuống hoàn toàn có thể xương trên xương - đầu xương trở nên hư hỏng và các khớp xương trở nên đau đớn nhiều hơn. Giai đoạn sau của bệnh viêm khớp sẽ hình thành các gai xương, gây chèn ép các dây thần kinh, gây đau đầu, tê nhức tứ chi. Không rõ ràng nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp xương, nhưng theo tây y đó là sự kết hợp của các yếu tố bao gồm: Quá trình lão hóa, thương tích hoặc căng thẳng, di truyền, dị tật bẩm sinh, cơ yếu, bệnh béo phì…



Quan điểm điều trị theo Tây y thì bệnh viêm khớp không thể chữa khỏi. Điều trị chủ yếu theo hướng làm giảm các cơm đau khớp, chống viêm, kiềm chế sự tiến triển xấu của bệnh và giúp duy trì hoạt động của khớp. Các thuốc Tây thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp gồm các thuốc giảm đau, chống viêm: Korulac, Paracetamol, Arcoxia, Bonlutin, Artrodar, Fenalgic, Ibuprofen, Mobic, Diclofenac ... Một điều mà bệnh nhân nên biết là các loại thuốc này có những tác dụng không mong muốn với cơ thể là: tăng huyết áp, loét và chảy máu đường tiêu hóa, hạ đường huyết, tổn thương hoàng điểm, tổn thương gan, thận…Vì vậy những bệnh nhân có tiền sử bệnh viêm dạ dày, suy thận không nên điều trị theo phương pháp này.

Điều trị theo Đông y

Y học cổ truyền quan niệm tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý. Tý có nghĩa là tắc nghẽn không thông, không thông thì sưng, đau.



Do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đầy đủ, các yếu tố gây bệnh là Phong - Hàn - Thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc - cơ - khớp, làm cho sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn không thông gây ra sưng đau, hoặc không sưng mà chỉ đau tê mỏi nặng ở một khu vực khớp xương hoặc toàn thân.

Do chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày, hay do người già các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau. Vì vậy khi chữa các bệnh về khớp, nguyên tắc chung là khu phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc, sơ thông kinh lạc, kết hợp dưỡng âm, bổ thận, kiện tì, ích khí, mạnh gân cốt, bổ khí huyết. Các phương pháp chữa theo YHCT đều nhằm lưu thông khí huyết ở cân ở xương, đưa các yếu tố gây bệnh (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài và đề phòng chống lại các hiện tượng báo động sự tái phát của bệnh khớp xương.

Do đi vào căn nguyên của bệnh để điều trị nên điều trị bệnh viêm khớp bằng thuốc đông y sẽ chữa khỏi dứt điểm bệnh nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần kiên trì và tuân thủ theo những hướng dẫn về chế độ tập luyện, ăn uống cũng như kết hợp những bài trị liệu cụ thể của thầy thuốc, để cho hiệu quả điều trị cao nhất.

Khác hẳn với điều trị theo tây y là ảnh hưởng đến dạ dày, đường ruột, gan, thận của bệnh nhân nếu điều trị lâu ngày, còn điều trị theo đông y lại đi vào bổ gan, thận ... có tác dụng tăng cường chức năng giải độc của gan, thải độc của thận, và đặc biệt không ảnh hưởng đến dạ dày, đường ruột.

Trên đây là những điểm khác nhau cơ bản của hai phương pháp điều trị bệnh viêm khớp theo tây y và đông y, bệnh nhân hãy có những quyết định sáng suốt để lựa chọn phương pháp điều trị bệnh cho mình hiệu quả nhất. Tránh nghe những lời truyền miệng từ người này người khác, rồi tự mua thuốc về uống, để bệnh thì không khỏi mà tiền mất, tật mang.
Nguồn : đánh giá thuốc
 
×
Quay lại
Top