Động vật: Khi hoa văn và màu sắc cũng là một loại “vũ khí”

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Vằn. Đốm. Hình đối xứng. Xoáy cuộn. Trong thế giới tự nhiên, hoa văn giúp động vật hấp dẫn hoặc bị xa lánh, hoà lẫn hoặc nổi bật.

Chiếc “chong chóng” vảy này là đuôi của tắc kè hoa đeo mạng, loài này sẽ cuộn chặt thành xoắn ốc khi bị giật mình. Ảnh chụp tại Lincoln, Nebraska.

Chiếc “chong chóng” vảy này là đuôi của tắc kè hoa đeo mạng, loài này sẽ cuộn chặt thành xoắn ốc khi bị giật mình. Ảnh chụp tại Lincoln, Nebraska.

Những mảng lông “chắp vá” trên cổ hươu cao cổ Masai tại Vườn thú Houston, Texas.

Những mảng lông “chắp vá” trên cổ hươu cao cổ Masai tại Vườn thú Houston, Texas.

Một số loài thích táo bạo, một số lại thích tinh tế. Một số khoe mẽ và số khác lại khiêm nhường. Một số động vật chúng ta yêu thích được biết đến nhờ hoa văn. Hổ hoặc ngựa vằn mà không có vằn sẽ thành ra thế nào chứ?

Xét đến những hoa văn đan xen nhiều màu sắc, chim chóc dường như thắng thế. Chim tanager thiên đường, turaco mào đỏ, chim di xanh và dĩ nhiên là có cả vẹt đuôi dài: Tất cả đều diện màu sắc sặc sỡ, đỏ, xanh lục và xanh lam hoà trộn lớp lang sinh động.

Cá thiên thần phát sáng như đèn neon dưới nước. Tắc kè hoa có thể thay đổi màu sắc. Ếch độc dám khoác lên mình màu xanh lam và vàng ngược đời nhất, nhưng theo phỏng đoán của các chuyên gia lại hiệu quả trong việc xua đuổi kẻ săn mồi.


**Click vào từng ảnh để xem chú thích.
Kẻ chuyên nhảy nhót nào trong những bức ảnh sau độc nhất? Chính là loài ếch độc quỷ màu đỏ nhỏ này.
Bốn loài tiếp theo chỉ độc nhẹ: ếch lá sọc hổ. Ảnh chụp tại Thuỷ cung Quốc gia, Baltimore.
Ếch hề Limón. Ảnh chụp tại Centro Jambatu, Quito, Ecuador.
Cóc chân nhú Rio Pescado. Ảnh chụp tại Centro Jambatu, Quito, Ecuador.

Ếch thuỷ tinh mặt trời. Ảnh chụp tại Centro Jambatu, Quito, Ecuador.
Phần lớn ếch sống về đêm, nhưng ếch độc như loài ếch độc phi tiêu có nhiều hình dạng này lại hoạt động vào ban ngày, khi đó màu sắc và hoa văn bắt mắt của chúng có thể cảnh báo kẻ săn mồi tránh xa. Ảnh chụp tại Vườn thú Houston.
Ếch độc quỷ nhỏ.
Ếch độc hề.

Ếch phi tiêu độc nhuộm xanh.
Ếch phi tiêu độc nhuộm xanh.

Trong “tủ phục trang” của thế giới động vật, tất cả những loài này đều là loài thích phô trương.

Tuy nhiên màu sắc không nhất thiết phải có trong bộ cánh. Đen, trắng và xám thôi đã có thể mang đến nhiều lựa chọn.

Rắn cạp nia cực độc rất khiêm tốn trong những dải sọc ngang không màu. Cơ thể trắng như tuyết của thiên nga Nam Mỹ có phần đầu màu đen như than. Cá còm dường như diện lên những lỗ tròn trắng đen hai bên mạn sườn xám bạc. Trong khi một số loài chim tách biệt mình bằng màu sắc, vẹt Timneh và vẹt cockatoo đen Carnaby vẫn dính liền với bộ lông màu xám lạnh.


Sự tương phản giữa sáng và tối giúp động vật nổi bật, hoà lẫn hoặc xua đuổi kẻ săn mồi tiềm năng.

**Click vào từng ảnh để xem chú thích.
Gián chấm hỏi. Ảnh chụp tại Vườn thú Budapest, Hungary.
Vượn cáo cổ khoang đen trắng. Ảnh chụp tại Vườn thú trẻ em Lincoln, Nebraska.
Bướm nhộng cây Malaysia khổng lồ. Ảnh chụp tại Khu bảo tồn bướm và bò sát Malacca, Malaysia.
Vẹt Timneh. Ảnh chụp tại Vườn chim Jurong, Singapore.

Cầy đốm gỉ. Ảnh chụp tại Vườn thú Miller Park, Bloomington, Illinois.
Cá còm. Ảnh chụp tại L'aquarium Tropical Du Palais De La Porte Dorée (Thuỷ cung Nhiệt đới Palais de la Porte Dorée).
Vẹt cockatoo đen Carnaby. Ảnh chụp tại Vườn chim Jurong, Singapore.
Thiên nga cổ đen. Ảnh chụp tại Vườn thú và Thuỷ cung Omaha's Henry Doorly, Nebraska.

Rắn cạp nia. Ảnh chụp tại Vườn thú hạt Sedgwick, Wichita, Kansas.
Cá đuối sông Xingu. Ảnh chụp tại Thuỷ cung thế giới Dallas.
Rùa nước ngọt lưng kim cương Đông Florida. Ảnh chụp tại Vườn thú Brevard, Melbourne, Florida.
Cá hề Ocellaris. Ảnh chụp tại Vườn thú và thuỷ cung Omaha's Henry Doorly.


Màu sắc, hình dạng và tập tính của sâu bướm là công cụ để chúng sinh tồn. Đốm mắt và lớp nguỵ trang như vỏ cây và lá cây giúp ấu trùng này hoà lẫn vào môi trường xung quanh; các gai và lông có độc, hoặc ít nhất cũng trông dữ tợn, có thể xua đuổi kẻ săn mồi. Gai sẽ bảo vệ những con sâu bướm cánh vảy cam này khi chúng không tiệp màu với lá cây. Ảnh chụp tại Vườn thú Melbourne, Australia.

Màu sắc, hình dạng và tập tính của sâu bướm là công cụ để chúng sinh tồn. Đốm mắt và lớp nguỵ trang như vỏ cây và lá cây giúp ấu trùng này hoà lẫn vào môi trường xung quanh; các gai và lông có độc, hoặc ít nhất cũng trông dữ tợn, có thể xua đuổi kẻ săn mồi. Gai sẽ bảo vệ những con sâu bướm cánh gân cam này khi chúng không tiệp màu với lá cây. Ảnh chụp tại Vườn thú Melbourne, Australia.

Hươu đùi vằn có sọc như ngựa vằn, nhưng họ hàng gần nhất của nó lại là hươu cao cổ. Loài này sống ẩn dật trong những khu rừng nhiệt đới rậm rạp và ẩm ướt ở Cộng hoà Dân chủ Congo, sử dụng chiếc lưỡi dài gần 50cm để ăn hơn 100 loài thực vật. Ảnh chụp tại Trung tâm bảo tồn White Oak, Yulee, Florida.

Hươu đùi vằn có sọc như ngựa vằn, nhưng họ hàng gần nhất của nó lại là hươu cao cổ. Loài này sống ẩn dật trong những khu rừng nhiệt đới rậm rạp và ẩm ướt ở Cộng hoà Dân chủ Congo, sử dụng chiếc lưỡi dài gần 50cm để ăn hơn 100 loài thực vật. Ảnh chụp tại Trung tâm bảo tồn White Oak, Yulee, Florida.

Những hoa văn được mượn từ ngoại cảnh, là chiến lược để trà trộn và không bị trông thấy. Những đốm tối màu của cá nhám mèo dây xích phản chiếu các mô hình sáng tối luôn thay đổi dưới đáy biển. Còn vây chẻ lấp lánh như ánh mặt trời trên mặt nước.

Mai rùa gỗ có hoạ tiết khảm trang nhã, chọn đúng tông màu đất của lá cây rụng nơi chúng đi qua. Loài chuột cỏ có vằn như gốc rạ món khoái khẩu của chúng, loài muồm muỗm có gân sáng màu như những chiếc lá rụng quanh nó, vảy của loài rắn roi có màu sắc của rừng nhiệt đới mà nó trườn qua. Tất cả đều trưng ra những hoa văn từ môi trường chúng sinh sống.

Vương quốc động vật có nhiều hoa văn đa dạng. Một số hoa văn ta đã hiểu rõ mục đích, nhưng số khác dường như chỉ là những hình dáng và màu sắc được kết hợp tuỳ ý với vẻ lộng lẫy bề ngoài – một kiệt tác nghệ thuật của tự nhiên.


Là loài sống ở vùng nội địa khô nóng của Australia, thằn lằn quỷ gai có vỏ bọc toàn gai. Nhưng lớp gai ấy không chỉ để tự vệ, mà nó còn giúp giữ độ ẩm từ sự ngưng tụ hơi nước trên cơ thể. Ảnh chụp tại Viện bảo tàng Melbourne, Australia.

Là loài sống ở vùng nội địa khô nóng của Australia, thằn lằn quỷ gai có vỏ bọc toàn gai. Nhưng lớp gai ấy không chỉ để tự vệ, mà nó còn giúp giữ độ ẩm từ sự ngưng tụ hơi nước trên cơ thể. Ảnh chụp tại Viện bảo tàng Melbourne, Australia.
Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo National Geographic)
 
×
Quay lại
Top