Đôi mắt của tình yêu.

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo : The Eyes of Love
Do lovers’ eyes deceive them?
Published on May 24, 2012 by Aaron Ben-Zeév, Ph.D. in In the Name of Love

Tình yêu lãng mạn thường được mô tả là bị dẫn dắt bởi tính lý tưởng hóa ( hoặc những ảo tưởng tích cực ), đôi khi thậm chí là sự mù quáng. Điều này làm tăng thêm ước muốn của những người yêu nhau muốn được ở cùng nhau trong suốt 1 khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, những mối quan hệ lãng mạn nên dựa trên thực tế. Tỷ lệ li dị cao có thể là biểu hiện của thực tế rằng những người yêu nhau không hoàn toàn mù quáng, hoặc ít nhất không duy trì sự mù quáng mãi mãi. Liệu tình yêu có phụ thuộc vào 1 mức độ nào đó của sự mù quáng , hoặc nó có thể phát triển dựa trên những kiến thức đúng đắn ?

Có những bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ cho mỗi quan điểm nêu trên. Con người thường phóng đại mức độ mà người yêu thực tế của họ giống với hình mẫu người yêu lý tưởng ; mặt khác, con người lại đánh giá chính xác , hợp lý các thuộc tính như sự quyến rũ, vị trí xã hội và sự tử tế hoặc đáng tin. Do đó những mối quan hệ lãng mạn có khả năng bao gồm cả tính chinh xác và tính thiên vị.
Sự lý tưởng hóa có thể được định nghĩa như 1 sự gia tăng về việc nhìn nhận tính tích cực và 1 sự suy giảm trong việc nhìn nhận tính tiêu cực đối với người bạn đời ( và đối với mối quan hệ ). Khi sự lý tưởng hóa không phải là sự mô tả chính xác về thực tế thì sẽ làm nảy sinh sự “ tỉnh ngộ “ ( những diễn giải tích cực về người yêu giảm xuống và những diễn giải tiêu cực tăng lên ) – sự tỉnh ngộ là hậu quả của sự lý tưởng hóa.

Sự lý tưởng hóa là quan trọng cho việc tiếp tục kéo dài những mối quan hệ lãng mạn, khi nó mang lại cho những người yêu nhau động lực to lớn muốn ở cạnh nhau. Nghiên cứu đã phát hiện thấy : sự lý tưởng hóa là 1 trong những yếu tố dự đoán mạnh mẽ nhất của việc chia tay; nghĩa là, càng lý tưởng hóa về nhau sẽ gắn liền với khả năng chia tay thấp hơn. Có rất nhiều bằng chứng cho tác động tích cực này của sự lý tưởng hóa. Sự lý tưởng hóa gắn liền tích cực với sự hiện diện của tình yêu, sự tin tưởng và những đặc điểm quan trọng tương đồng của những mối quan hệ lãng mạn. Nó cũng gắn liền tích cực với sự ổn định và độ dài của những mối quan hệ lãng mạn. Sự lý tưởng hóa trong hôn nhân dường như là cần thiết cho sự thỏa mãn trong hôn nhân – tuy nhiên, hai cái này không giống như nhau.
Sự lý tưởng hóa không phải là vấn đề của sự mù quáng, mà nó là 1 quá trình nhận thức và đánh giá phức tạp hơn. Theo quan điểm nhận thức, sự lý tưởng hóa là sự tập trung chú ý của chúng ta vào những khía cạnh tích cực của người bạn đời và phớt lờ, hoặc ít chú ý đến
những khía cạnh tiêu cực. Những người yêu nhau không mù quáng, nhưng tầm nhìn của họ thường bị che mờ.

Sự lý tưởng hóa chủ yếu bao gồm 1 hoạt động đánh giá mà trong đó những khía cạnh tích cực được xem trọng hơn những khía cạnh tiêu cực. Hơn nữa, sự lý tưởng hóa bao gồm việc gắn nhưng sự kiện tích cực cho người bạn đời và xem những sự kiện tiêu cực là do hoàn cảnh bên ngoài; còn đối với “sự tỉnh ngộ” thì bạn trở nên khách quan hơn khi gán nguyên nhân của những sự kiện tích cực và tiêu cực ( là do người bạn đời hoặc do hoàn cảnh ).

Sự lý tưởng hóa có 1 giá trị trong những giai đoạn đầu của những mối quan hệ, khi con người không hiểu rõ về người khác và do đó họ có thể lấp đầy những khoảng trống đó với những giả định tích cực.

Sự tỉnh ngộ ( Disillusionment )

Sự lý tưởng hóa không tồn tại mãi mãi : nó suy giảm với thời gian của mối quan hệ. Trong địa hạt tình yêu lãng mạn, khi con người được cho là rất gần gũi với nhau thì họ có 1 động cơ mạnh mẽ là lý tưởng hóa lẫn nhau. Nhưng khi 2 người trở nên gần gũi thì rất khó khăn cho họ để phớt lờ những sự thật; và do đó sự lý tưởng hóa có thể dễ dàng chuyển thành sự tỉnh ngộ.

Sự tỉnh ngộ có những hậu quả tiêu cực cho những mối quan hệ hôn nhân. Do đó, sự tỉnh ngộ trong hôn nhân là nhân tố dự báo mạnh mẽ nhất của việc ly dị. Sự tỉnh ngộ trở nên rõ ràng trong suốt quá trình chuyển từ sự cam kết sang hôn nhân.

Sự vắng mặt của những ảo tưởng trong thực tế là bằng chứng rõ ràng trong những cuộc hôn nhân không có tình yêu , biểu hiện của cuộc hôn nhân không thỏa mãn gắn liền với sự giảm dần của sự gắn bó cảm xúc với người bạn đời. Sự mở đầu của toàn bộ quá trình bất mãn , đó là cảm giác vỡ mộng ( nó đòi hỏi sự suy giảm tính lý tưởng hóa ). Những người bạn đời này nói rằng họ đã vỡ mộng với người yêu; thực tế của cuộc hôn nhân của họ và người bạn đời không giống như mơ tưởng và những kỳ vọng mà họ có trước khi kết hôn. Theo đó, họ cảm thấy thất vọng và bị lừa dối. Khi mô tả về những cảm xúc vỡ mộng của họ, họ nhắm vào những thay đổi trong hành vi của người bạn đời sau đám cưới; tuy nhiên, phần lớn sự thay đổi thực sự không nằm ở người bạn đời mà ở những nhận thức của họ về người bạn đời.

Trong 1 nghiên cứu thú vị, Niehuis và cộng sự khẳng định rằng , nguồn gốc của đam mê phụ thuộc một phần vào sự lý tưởng hóa của người bạn đời. Họ cũng cho rằng việc mất cảm xúc sớm trong hôn nhân là kết quả của 2 kiểu kinh nghiệm tán tỉnh khác nhau.
Trong kiểu kinh nghiệm 1, hai người yêu nhau ( tiền hôn nhân ) có thể nhanh chóng mù quáng bước vào hôn nhân bởi vì chuyện yêu đương của họ đầy đam mê nhưng ngắn ngủi về thời gian . Những cặp đôi đó có thể trải nghiệm sự đánh mất cảm xúc sớm trong hôn nhân bởi vì có nhiều thông tin về người bạn đời trở nên rõ ràng và do đó ảnh hưởng đến chất lượng của mối quan hệ.

Trong kinh nghiệm 2, hai người yêu nhau ( tiền hôn nhân ) có thể nhận thức được vấn đề trong mối quan hệ tiền hôn nhân, và kết quả là mối quan hệ yêu đương của họ có rất ít đam mê. Những cặp đôi này có 1 hy vọng sai lầm rằng mối quan hệ của họ sẽ được cải thiện sau khi kết hôn; và lý do chính cho việc đánh mất cảm xúc sớm trong hôn nhân có thể bởi vì niềm hy vọng của họ bị chứng minh là sai.
Dường như việc lý tưởng hóa quá nhiều hoặc quá ít đều có 1 ảnh hưởng tiêu cực lên những mối quan hệ yêu đương.

Sự kết hợp giữa tính chính xác với định kiến tích cực.
Trong tình yêu lãng mạn, chúng ta đánh giá cao cả sự lý tưởng hóa ( hay còn gọi là định kiến tích cực ) và kiến thức/thông tin chính xác. Làm thế nào mà chúng ta có thể kết hợp hai đặc tính dường như đối lập nhau như vậy ?

Lackenbauer và cộng sự đã có 1 cuộc thảo luận hữu ích về vấn đề này. Họ cho rằng , trong khi con người có xu hướng bộc lộ những khao khát mãnh liệt về những mối quan hệ trung thực, cởi mở thì họ đồng thời cũng thích người yêu của mình nhìn nhận họ theo cách tích cực,khoan dung. Thái độ lý tưởng hóa tích cực này bộc lộ tình yêu sâu sắc của người yêu đối với họ; và thái độ chính xác là có giá trị nhằm ngăn ngừa sự vỡ mộng khi có nhiều thông tin về nhau được chia sẻ.

2 kiểu thái độ đối lập này ( tích cực và chính xác ) có thể ám chỉ về 2 loại tính năng bổ sung cho nhau ( ví dụ như tính tổng quát vs tính cụ thể ).

Hãy xem xét ví dụ sau. Marry đánh giá những nét tính cách của cô ấy như sau : xinh đẹp 6 /10, tử tế 8, thông minh 7 và Tom đánh giá chúng là : 7, 9, 8. Marry sẽ thấy hạnh phúc khi Tom nhìn nhận về cô ấy khá chính xác nhưng anh lại nhìn cô thông qua lăng kính màu hồng.

Tom có thể cũng xem Marry là người tuyệt vời (10) nhưng cô ấy là người không đúng giờ (4). Trong trường hợp này, anh ấy khá chính xác khi xem xét về nét tính cách cụ thể của Marry, và anh ấy có định kiến tích cực về nét tính cách tổng quát của cô ấy. Lackenbauer và cộng sự khẳng định rằng “ định kiến tích cực đã chuyển sang thành mức độ thỏa mãn cao của mối quan hệ, làm giảm mức độ mơ hồ và xung đột, và làm tăng tính tích cực cho tương lai của mối quan hệ.”

Kết luận
Một số kiểu lý tưởng hóa luôn luôn hiện diện trong tình yêu lãng mạn sâu sắc. Tuy nhiên, sự lý tưởng hóa nên ở mức trung bình và nên nhắm vào việc đánh giá tổng quát về người yêu, hơn là nhằm vào những nét tính cách cụ thể - dễ dàng bị phát hiện. Những mối quan hệ ổn định và thỏa mãn phản ánh khả năng của người yêu trong việc xem người bạn đời không hoàn hảo của mình dưới ánh sáng lý tưởng. Những người yêu nhau trong 1 khoảng thời gian dài có thể duy trì quan niệm lý tưởng về người yêu trong suốt thời gian đó.

Sự lý tưởng hóa dường như trở thành 1 bậc thang ban đầu cần thiết để tạo nên 1 mối quan hệ yêu đương mới. Nếu như bậc thang quá thấp, chúng ta không thể đủ khả năng để trải nghiệm 1 tình yêu sâu sắc; nếu bậc thang quá cao , chúng ta sẽ thất vọng và vỡ mộng khi nó bị lấy mất. Chúng ta có thể đặt vào lăng kính màu hồng khi nhìn vào người yêu, nhưng chúng ta nên cẩn thận vì đó chỉ là những lăng kính màu hồng và không phải sự bóp méo thực tế.

Những xem xét ở trên có thể được tóm gọn trong câu nói sau :” Anh yêu, em biết rằng sự lý tưởng hóa của em về anh là khá xa so với thực tế, và do đó em sẽ không phải trải nghiệm sự vỡ mộng khi em hiểu về anh nhiều hơn.”
 
×
Quay lại
Top