Điều trị rụng tóc ở nữ giới

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Dù là do nguyên nhân gì hoặc xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, tình trạng rụng tóc ở nữ giới thường khiến chị em buồn bực, nản lòng, thậm chí suy sụp. Kiểu rụng tóc phổ biến nhất ở nữ giới có tên gọi là rụng tóc kiểu nữ (FPHL). Có nhiều yếu tố gây rụng tóc, bao gồm bệnh lý, gien di truyền, một số loại thuốc, sử dụng các biện pháp mạnh khi xử lý tóc hay da đầu, thay đổi hoóc môn. Các phương pháp điều trị rụng tóc có hiệu quả trong một số trường hợp, nhưng sự can thiệp phẫu thuật hoặc thuốc men có thể cần thiết để phục hồi sự phát triển của tóc.

Phần 1: Xác định nguyên nhân rụng tóc

aid541141-v4-728px-Treat-Female-Hair-Loss-Step-1-Version-3.jpg

1. Đến bác sĩ khám để loại trừ tình trạng bệnh lý

Nhiều căn bệnh có thể ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh viễn đến sự phát triển bình thường của tóc. Một số bệnh trong đó bao gồm:
Thiếu máu do thiếu sắt.
Các bệnh về tuyến giáp.
Thiết hụt kẽm, vitamin D, và có thể là vitamin nhóm B.
Thay đổi về mức hoóc môn androgen, testosterone và estrogen
Bệnh tự miễn.
Căng thẳng tâm lý nghiêm trọng.
Chấn thương thể chất.
Viêm nhiễm da đầu và các rối loạn về da.
Tiểu đường.
Bệnh lupus.
Hội chứng nghiện giật tóc.
Sụt cân nghiêm trọng hoặc thay đổi lớn trong chế độ dinh dưỡng.
Bệnh nhiễm trùng nặng kèm với sốt cao.

aid541141-v4-728px-Treat-Female-Hair-Loss-Step-2-Version-3.jpg

2. Điều trị bệnh

Nhiều căn bệnh có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc tạm thời hoặc vĩnh viễn

Với sự giúp đỡ của bác sĩ, và có thể là cả các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thuộc nhiều lĩnh vực chuyên khoa, việc điều trị các bệnh lý tiềm ẩn có thể giải quyết được vấn đề rụng tóc.

Bác sĩ cần biết càng nhiều thông tin càng tốt về tình trạng rụng tóc của bệnh nhân, vì vậy bạn hãy chuẩn bị thảo luận sâu về vấn đề này. Bạn cần mô tả về thời gian bắt đầu bị rụng tóc, các biến cố lớn trong cuộc sống xảy ra trước khi bị rụng tóc, các biện pháp bạn đã thực hiện để xử lý vấn đề, và hiện tượng rụng tóc ảnh hưởng đến tinh thần của bạn như thế nào.

Nếu phát hiện được căn bệnh nào đó có liên quan đến chứng rụng tóc, việc điều trị có thể cần huy động các bác sĩ thuộc các chuyên khoa như nội tiết, da liễu, dinh dưỡng, và tâm thần.

aid541141-v4-728px-Treat-Female-Hair-Loss-Step-3-Version-3.jpg

3. Hiểu về sự phát triển của tóc

Nhiều bệnh lý được liệt kê trên đây có ảnh hưởng đến một trong ba giai đoạn sinh trưởng của tóc.

Giai đoạn tăng trưởng (anagen phase) là thời kỳ tóc phát triển mạnh. Có khoảng 85% số tóc của chúng ta đang trong giai đoạn tăng trưởng trong một thời gian nào đó.

Giai đoạn dừng tăng trưởng (catagen phase) là một thời kỳ ngắn khoảng 2 tuần cho phép nang tóc được tái tạo. Tóc sẽ ngừng phát triển trong giai đoạn này.

Giai đoạn thoái hóa (telogen phase) được xem là thời kỳ nghỉ ngơi của sợi tóc, kéo dài khoảng 2-4 tháng. Tóc sẽ rụng vào cuối giai đoạn này. Phần lớn chúng ta bình thường đều rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày do các sợi tóc đang trong giai đoạn thoái hóa.

Nhiều bệnh lý khiến cho sợi tóc chuyển sang giai đoạn thoái hóa sớm. Tình trạng này có thể khiến bạn mất đi khoảng 300 sợi tóc mỗi ngày. Thuật ngữ y khoa chỉ hiện tượng rụng nhiều tóc trong giai đoạn này là telogen effluvium.

aid541141-v4-728px-Treat-Female-Hair-Loss-Step-4-Version-3.jpg

4. Biết rằng hiện tượng telogen effluvium thường chỉ là tạm thời

Nhiều căn bệnh khiến tóc chuyển sang giai đoạn thoái hóa có thể điều trị được.

Vì tóc vẫn được duy trì trong giai đoạn thoái hóa trong nhiều tháng, hiện tượng rụng tóc có thể sẽ không xảy ra ngay sau khi có biến cố gây ra vấn đề. Những biến cố này có thể bao gồm chấn thương thể chất hoặc các yếu tố gây sang chấn tâm lý nghiêm trọng.

aid541141-v4-728px-Treat-Female-Hair-Loss-Step-5-Version-3.jpg

5. Nhờ bác sĩ kiểm tra thuốc mà bạn đang sử dụng

Nhiều loại thuốc có thể gây rụng tóc tạm thời.

Không thay đổi thuốc vì bất cứ lý do nào. Trao đổi với bác sĩ về những lo ngại của bạn. Nếu bạn cảm thấy một loại thuốc nào đó là nguyên nhân gây rụng tóc, bác sĩ có thể giúp bạn điều chỉnh liều lượng hoặc kê toa thuốc tương đương để thay thế.

Một số thuốc được biết là có thể gây rụng tóc bao gồm lithium, warfarin, heparin, và levodopa.

Các thuốc được xếp vào nhóm thuốc chẹn beta cũng có thể khiến tóc rụng. Các thuốc trong nhóm này gồm có propranolol, atenolol, và metoprolol.

Các chất dẫn xuất amphetamine có thể gây rụng tóc. Một số ví dụ của thuốc amphetamine là amphetamine salts, thường được biết với tên thương mại là Adderall®, dextroamphetamine, và lisdexamfetamine.

Các loại thuốc hóa trị liệu như doxorubicin thường gây rụng tóc hoàn toàn và đột ngột cũng như liệu pháp xạ trị trong điều trị ung thư.

aid541141-v4-728px-Treat-Female-Hair-Loss-Step-6-Version-3.jpg

6. Xem xét vai trò của gen

Việc có người thân trong gia đình bị rụng tóc cũng là một yếu tố cho thấy bạn cũng có nguy cơ này.

Dạng rụng tóc do gien phổ biến bao gồm: rụng tóc ở lứa tuổi sớm hơn trung bình, tóc rụng nhiều hơn bình thường, và tóc thưa hơn ở phụ nữ.

Tỷ lệ rụng tóc do gien ở phụ nữ chiếm khoảng 21%.

aid541141-v4-728px-Treat-Female-Hair-Loss-Step-7-Version-3.jpg

7. Nhận biết hiện tượng rụng tóc do thay đổi hoóc môn

Một số trường hợp thay đổi mức hoóc môn dẫn đến tình trạng rụng tóc tạm thời, trong khi một số trường hợp khác khiến cho quá trình sinh trưởng của tóc thay đổi dần dần nhưng vĩnh viễn.

Một ví dụ điển hình của hiện tượng rụng tóc tạm thời là chứng rụng tóc do thai nghén và sinh nở

Thời kỳ bắt đầu mãn kinh thường đi kèm với hiện tượng tóc rụng đáng kể. Mãn kinh là một quá trình lão hóa tự nhiên, và sự thay đổi mức hoóc môn liên quan đến quá trình này sẽ dẫn đến tình trạng tóc thưa dần đi.

Một số phụ nữ bị rụng tóc sớm hơn độ tuổi trung bình hoặc rụng tóc nhiều đã được xét nghiệm để tìm sự thay đổi mức hoóc môn sinh dục nam, bao gồm loại hoóc môn androgen như testosterone. Kết quả của các nghiên cứu chưa xác định được vai trò của các hoóc môn này đối với tình trạng rụng tóc ở nữ giới.

Bác sĩ có thể giúp xác định vai trò của các hoóc môn bằng cách tiến hành xét nghiệm máu. Trong một số trường hợp, tình trạng mất cân bằng hoóc môn nghiêm trọng có khả năng điều trị thành công.

aid541141-v4-728px-Treat-Female-Hair-Loss-Step-8-Version-3.jpg

8. Đánh giá chế độ dinh dưỡng

Những thay đổi đột ngột trong chế độ ăn và tình trạng sụt cân đột ngột có thể góp phần làm rụng tóc.

Trong phần lớn các trường hợp, tình trạng rụng tóc liên quan đến dinh dưỡng hoặc chế độ ăn thường rơi vào dạng rụng tóc telogen effluvium, có nghĩa là chỉ tạm thời.

Trao đổi với bác sĩ hoặc với chuyên gia dinh dưỡng. Bác sĩ có thể tiến hành thăm khám lâm sàng, và các xét nghiệm có thể cung cấp bằng chứng về sự thiếu hụt vi tamin hoặc chất dinh dưỡng.

Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn kết hợp các loại thực phẩm vào chế độ ăn thường ngày để điều chỉnh sự thiếu hụt vitamin và dưỡng chất được bác sĩ xác định, từ đó giải quyết vấn đề rụng tóc

aid541141-v4-728px-Treat-Female-Hair-Loss-Step-9-Version-3.jpg

9. Nhận biết những thay đổi xảy ra với tuổi tác

Quá trình lão hóa tự nhiên khiến cho các nang tóc giảm dần kích thước.

Kích thước nang tóc giảm có nghĩa là diện tích da đầu nuôi chân tóc cũng nhỏ hơn, nhưng số lượng nang tóc về cơ bản là không thay đổi.

Tuy kích thước của nang tóc bị thu nhỏ, tóc vẫn mọc và phát triển như bình thường, duy chỉ có sợi tóc nhỏ hơn, dẫn đến mái tóc mỏng hơn, trái ngược với tình trạng hói.

Các nghiên cứu tiến hành trên các phụ nữ bị rụng tóc kiểu nữ cho thấy quá trình lão hóa bao gồm cả tình trạng tóc thưa. Hiện tượng này thường bắt đầu vào khoảng 40 tuổi và ảnh hưởng mạnh nhất đến các phụ nữ 70 tuổi trở lên.

Phần 2: Điều trị rụng tóc bằng thuốc

aid541141-v4-728px-Treat-Female-Hair-Loss-Step-10-Version-3.jpg

1. Thử dùng các sản phẩm có chứa minoxidil

Nhiều sản phẩm thương hiệu có chứa minoxidil. Sản phẩm quen thuộc nhất có tên thương mại là Rogaine.®

Thuốc monixodil nồng độ 2% và 5% được bán không cần toa bác sĩ. Các sản phẩm có dạng dung dịch bôi tại chỗ hoặc dạng bọt. Nữ giới được khuyến nghị dùng sản phẩm nồng độ 2%.

Các hướng dẫn của sản phẩm khuyến cáo sử dụng dung dịch hoặt bọt không quá 2 lần mỗi ngày

Kết quả cho thấy minoxidil giúp mọc tóc ở 20-25% số phụ nữ, nhưng có tác dụng ngăn chặn rụng tóc ở hầu hết các phụ nữ thử dùng sản phẩm.

Một khi đã bắt đầu dùng sản phẩm, điều cần thiết là duy trì việc sử dụng dài hạn để tiếp tục có kết quả tốt. Sản phẩm sẽ hết tác dụng khi bạn ngưng dùng thuốc.

Tác dụng phụ phổ biến nhất của minoxidil bao gồm kích ứng da đầu và mọc lông tại những vùng không mong muốn trên mặt và bàn tay. Đôi khi sự hấp thụ của thuốc vào cơ thể có thể gây ra tình trạng nhịp tim nhanh.

aid541141-v4-728px-Treat-Female-Hair-Loss-Step-11-Version-3.jpg

2.Hỏi bác sĩ về thuốc finasteride

Finasteride là một trong hai loại thuốc được chấp thuận trong điều trị rụng tóc, tuy nhiên chỉ được dùng cho nam giới.

Finasteride đã được chứng thực có tác dụng cải thiện khả năng mọc tóc và làm chậm quá trình rụng tóc ở nam giới, tuy nhiên các nghiên cứu về việc sử dụng finasteride ở phụ nữ vẫn còn tiếp tục.

Các nghiên cứu đang tiến hành về việc sử dụng finasteride ở phụ nữ bước đầu đã cho những kết quả hứa hẹn. Bác sĩ có thể cân nhắc dùng finasteride hoặc một chất tương tự tùy vào biểu hiện của từng người, các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng và các bệnh khác nếu có.

Việc sử dụng finasteride ở phụ nữ chưa được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận, vì vậy bác sĩ có thể kê toa thuốc này cho bạn theo cách được gọi là “kê đơn không theo hướng dẫn trên nhãn”.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thậm chí không nên chạm vào các viên thuốc có chứa finasteride do rủi ro dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất của finasteride khi sử dụng ở nam giới là giảm h.am m.uốn và khả năng t.ình d.ục. Các tác dụng phụ khác bao gồm chóng mặt hoặc choáng váng khi đứng dậy lúc đang ngồi hoặc ở tư thế nghỉ, ớn lạnh, đổ mồ hôi.

aid541141-v4-728px-Treat-Female-Hair-Loss-Step-12-Version-3.jpg

3. Hỏi bác sĩ về các loại thuốc khác có thể sử dụng

Một số loại thuốc có tác dụng phụ giúp mọc tóc. Trong một số trường hợp, việc sử dụng các loại thuốc này đối với phụ nữ để chữa chứng rụng tóc có thể được chấp thuận.

Các thuốc này không được FDA chấp thuận cho việc điều trị rụng tóc. Một số loại thuốc có thể hữu hiệu bao gồm spironolactone, cimetidine, các loại thuốc khác được xếp cùng nhóm với finasteride, thuốc tránh thai, và ketoconazole.

Các loại thuốc này hoặc các chất tương tự có thể có hiệu quả trong điều trị rụng tóc và có các tác dụng điều trị khác đã được chấp thuận bởi FDA. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc này. Bác sĩ sẽ xem xét các loại thuốc khác bạn đang dùng và tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn khi điều trị rụng tóc.

Phần 3: Khám phá các phương án điều trị khác

aid541141-v4-728px-Treat-Female-Hair-Loss-Step-13-Version-3.jpg

1. Tìm sự tư vấn từ bác sĩ phẫu thuật cấy tóc

Quá trình cấy tóc bao gồm việc lấy các nang tóc khỏe mạnh từ các vùng khác trên da dầu có tóc mọc dày và cấy sang các vùng tóc thưa hoặc rụng tóc rõ rệt nhất.

Kiểu thủ thuật này là lấy hàng trăm nang tóc và cấy vào những vùng cần thiết.

Mặc dù phẫu thuật cấy tóc khá đắt, nhưng kết quả thì rất tốt và lâu dài.

aid541141-v4-728px-Treat-Female-Hair-Loss-Step-14.jpg

2. Hỏi bác sĩ về liệu pháp ánh sáng cường độ thấp (LLLT) được phát hiện vào những năm 1960 và cho thấy có hiệu quả trong việc hỗ trợ làm lành vết thương.

Nhiều sản phẩm trên thị trường được chấp thuận bởi FDA sử dụng công nghệ ánh sáng cường độ thấp. Mặc dù các kết quả được ghi nhận của hình thức điều trị này không đáp ứng các tiêu chuẩn khoa học về tính hiệu quả, nhưng nhiều bệnh nhân thực sự nhận thấy có kết quả khả quan.

Cơ chế hoạt động của LLLT chưa được hiểu rõ, nhưng các nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi trong mức tế bào, cải thiện mọc tóc ở nhiều người. Tuy nhiên vẫn còn nhiều việc cần làm để phát triển các sản phẩm có hiệu quả hơn.

aid541141-v4-728px-Treat-Female-Hair-Loss-Step-15.jpg

3. Uống vitamin và dưỡng chất

Bạn hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để lập chế độ ăn giàu vitamin hoặc chất dinh dưỡng mà có thể bạn không thường xuyên nạp vào hoặc bác sĩ đã xác định là thiếu hụt. Uống các vitamin và thực phẩm chức năng để bổ sung liều lượng ngoài những thực phẩm có trong chế độ ăn của bạn.

Sử dụng các sản phẩm có chứa omega 3 và omega 6. Các sản phẩm omega 3 và omega 6 không được chấp thuận trong điều trị rụng tóc. Tuy nhiên, một nghiên cứu tiến hành với các phụ nữ rụng tóc kiểu nữ đã cho thấy những kết quả tốt khi uống các sản phẩm chứa omega 3 và omega 6 trong 6 tháng.

Một nghiên cứu khác cho thấy các kết quả tích cực khi các phụ nữ tham gia uống các sản phẩm có chứa các vitamin nhóm B và L-cysteine trong thời gian 4 tháng.

Có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy việc uống vitamin để chữa trị chứng rụng tóc có hiệu quả đáng kể trong trường hợp rối loạn dinh dưỡng.

aid541141-v4-728px-Treat-Female-Hair-Loss-Step-16.jpg

4. Hỏi bác sĩ về việc sử dụng melatonin

Một nghiên cứu tiến hành trong một nhóm nhỏ phụ nữ đã cho thấy những kết quả tốt trong việc điều trị rụng tóc bằng việc sử dụng melatonin.

Các phụ nữ tham gia trong nghiên cứu này cho thấy sự gia tăng giai đoạn tăng trưởng của tóc và kết quả là cải thiện được tình trạng tóc thưa.

Các phụ nữ trong nghiên cứu trên được dùng dung dịch melatonin 0,1% thoa vào da đầu trong 6 tháng.

Đây là thử nghiệm y khoa đầu tiên trong việc dùng melatonin theo hình thức này. Vẫn cần phải nghiên cứu thêm để xác định các rủi ro có thể xảy ra trong việc sử dụng melatonin theo phương pháp này.

aid541141-v4-728px-Treat-Female-Hair-Loss-Step-17.jpg

5. Cân nhắc dùng tinh dầu oải hương thoa tại chỗ

Một nghiên cứu nhỏ thu được những kết quả khả quan trong việc sử dụng oải hương.

Có rất ít bằng chứng chứng minh các liệu pháp thảo dược có hiệu quả trong điều trị rụng tóc, tuy nhiên một nghiên cứu sơ bộ đã cho thấy các kết quả tốt khi sử dụng oải hương kết hợp với các loại tinh dầu thảo mộc khác trong việc điều trị một số kiểu rụng tóc.

Không sử dụng tinh dầu oải hương qua đường uống. Tình trạng kích ứng da và da đầu có thể xảy ra khi thoa tinh dầu oải hương.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW​
 
Mình rụng tóc rất nhiều những không biết làm thế nào, may quá có bài viết này.
 
Quay lại
Top