Điều trị chứng vẹo cột sống

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong sang một bên cơ thể. Thay vì phát triển thành đường thẳng dọc (khi nhìn từ đằng sau, không phải từ cạnh bên), cột sống lại bị vẹo sang bên trái hoặc bên phải như hình chữ C hoặc chữ S. Tỷ lệ bị cong vẹo cột sống cần phải điều trị ở nam giới so với nữ giới là 1/7.Hầu hết các trường hợp vẹo cột sống thường nhẹ và xuất hiện ở độ tuổi 12-14. Ngoài sự biến dạng hình thể, chứng vẹo cột sống khi tiến triển nặng có thể gây ra các vấn đề về phổi và tim. Chẩn đoán sớm, theo dõi sát sao, mặc áo nẹp chỉnh hình hoặc phẫu thuật cột sống là những phương pháp chủ yếu để phát hiện và điều trị chứng vẹo cột sống.

Phần 1: Tiếp nhận chẩn đoán

aid618683-v4-728px-Treat-Scoliosis-Step-1-Version-2.jpg

1. Quan sát sự biến dạng hình thể

Sự biến dạng thường là nét điển hình trước khi được chẩn đoán. Hầu hết bệnh nhân chỉ đi khám khi tình trạng biến dạng đã trở nên rõ rệt. Đó là biểu hiện bất thường ở eo, hai vai, khung xương sườn hoặc cột sống.Chứng vẹo cột sống thường không gây đau.

Bệnh nhân vẹo cột sống nếu bị đau nhiều cần phải được kiểm tra toàn diện để xác định nguyên nhân.

aid618683-v4-728px-Treat-Scoliosis-Step-2-Version-2.jpg

2. Quan sát các triệu chứng

Thông thường chứng vẹo cột sống tương đối nhẹ, do đó không dễ phát hiện. Các bậc cha mẹ thường không nhận ra con cái bị vẹo cột sống do chứng bệnh này phát triển chậm và hầu như không nhận ra được ở hình dáng bên ngoài. Một số trường học có quy định bắt buộc kiểm tra chứng vẹo cột sống, do đó các giáo viên và y sĩ trường học thường là người đầu tiên phát hiện chứng bệnh này. Các dấu hiệu của bệnh vẹo cột sống có thể biểu hiện qua:
Hai vai không cân xứng.
Một bả vai nhô lên.
Eo hoặc hông không cân bằng.

aid618683-v4-728px-Treat-Scoliosis-Step-3-Version-2.jpg

3. Đến bác sĩ để được đánh giá

Chứng vẹo cột sống có thể phát triển ở bất cứ thời điểm nào trong tuổi dậy th.ì, và điều quan trọng là cần đến bác sĩ ngay khi bạn nhận thấy sự cong vẹo ở bạn hoặc con bạn. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân gập người xuống trước để đường cong hiện ra rõ hơn. Bạn có thể được chụp X-quang lưng để xác định có sự cong vẹo không. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nếu bạn được chẩn đoán có bệnh.

Trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể theo dõi để đảm bảo tình trạng cong vẹo không tiến triển xấu hơn.
Phác đồ điều trị sẽ được quyết định dựa vào độ tuổi, giới tính, dạng cong vẹo và vị trí của đường cong ở bệnh nhân.

Ngoài ra, bác sĩ cũng xem xét tiền sử gia đình và tình trạng đau có liên quan.

aid618683-v4-728px-Treat-Scoliosis-Step-4-Version-2.jpg

4. Tìm hiểu định nghĩa về chứng cong vẹo cột sống

Cột sống mỗi người có đôi chút khác nhau, do đó không có một cách xác định cột sống cong vẹo trông sẽ như thế nào và tiến triển ra sao. Đôi khi cột sống chỉ cong nhẹ, đôi khi cong rất rõ; có trường hợp hợp cong nhiều chỗ, cũng có trường hợp chỉ cong một chỗ. Các yếu tố chủ yếu để xác định chứng vẹo cột sống là:

Hình dạng của đường cong. Chứng cong vẹo cột sống có thể gồm vẹo cột sống cấu trúc với đặc điểm vẹo sang bên và các đốt sống bị xoay, hoặc vẹo cột sống không cấu trúc nếu chỉ vẹo sang bên mà các đốt sống không bị xoay.

Vị trí của đường cong. Đốt sống nằm ở phần trên cùng của đường cong, gọi là đốt sống đỉnh (apical vertebrae), được dùng để xác định chứng cong vẹo cột sống.

Hướng của đường cong. Bác sĩ sẽ xác định đường cong bị vẹo sang trái hay phải để mô tả tiến triển bệnh của từng người. Yếu tố này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các cách điều trị và các vấn đề có thể xảy ra nếu cột sống ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bên trong.

Độ lớn của đường cong. Góc và độ dài của đường cong cũng là yếu tố quan trọng. Các số đo này sẽ giúp xác định mức độ cong vẹo cũng như quyết định sự điều chỉnh cần thiết để đưa cột sống trở lại trạng thái tự nhiên hơn.

aid618683-v4-728px-Treat-Scoliosis-Step-5-Version-3.jpg

5. Đánh giá chứng cong vẹo cột sống

Lenke Classification là một hệ thống phân loại bệnh cong vẹo cột sống được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2001. Đây là hệ thống được các chuyên gia sử dụng để đánh giá mức độ cong vẹo cột sống, đặc biệt ở bệnh nhân tuổi dậy th.ì. Tuy nhiên, chỉ các bác sĩ chuyên phẫu thuật cột sống ở trẻ em mới sử dụng hệ thống này – bác sĩ chỉnh hình có thể không quen thuộc. Hệ thống này bao gồm:

Loại đường cong – được đánh giá mức độ nặng từ 1 – 6.
Hình thái của đoạn cột sống thắt lưng – được đánh giá từ A – C.
Hình thái của cột sống ngực trong mặt phẳng đứng dọc — được đánh giá bằng (-) âm tính, bình thường, hoặc (+) dương tính.
Hình thái này được đo bằng góc Cobb và được quy thành các giá trị âm tính, bình thường hoặc dương tính, dựa vào góc độ gù hoặc cong của cột sống.

aid618683-v4-728px-Treat-Scoliosis-Step-6-Version-2.jpg

6. Xác định các nguyên nhân

80% trường hợp cong vẹo cuộc sống không rõ nguyên nhân, mặc dù có bằng chứng cho thấy đây có thể là bệnh di truyền. Các trường hợp không rõ nguyên nhân được gọi là vẹo cột sống tự phát (idiopathic scoliosis). Loại vẹo cột sống này có thể khởi phát vào bất cứ thời gian nào từ thời thơ ấu đến tuổi dậy th.ì. Phần còn lại là các trường hợp có nguyên nhân cụ thể, bao gồm:

Do tật bẩm sinh, gọi là vẹo cột sống bẩm sinh, một tình trạng nặng hơn nhiều và đòi hỏi được điều trị bao quát hơn.

Vẹo cột sống do bệnh thần kinh cơ xảy ra do các vấn đề phát sinh khi cột sống phát triển. Trường hợp này phát triển ở những người mắc các chứng rối loạn khác như bại não, tổn thương tủy sống hoặc tổn thương hệ thần kinh.

Vẹo cột sống chức năng, là dạng cột sống phát triển bình thường nhưng trở nên bất thường vì một vấn đề khác ở đâu đó trong cơ thể, ví dụ như một chân ngắn hơn chân kia hoặc cơ ở lưng bị co rút.

aid618683-v4-728px-Treat-Scoliosis-Step-7-Version-2.jpg

7. Biết về các biến chứng tiềm tàng

Trong hầu hết các trường hợp, cột sống chỉ bị cong nhẹ và không đòi hỏi phải điều trị. Bác sĩ sẽ theo dõi tiến triển của đường cong và chỉ đề nghị điều trị nếu đường cong phát triển theo thời gian. Tuy nhiên các trường hợp cong vẹo cột sống nghiêm trọng có thể gây biến dạng, khó thở, các vấn đề về tim, đau lưng kinh niên và dị thường về hình thể rõ rệt.

Điều quan trọng là theo dõi mọi dạng cong vẹo cột sống ngay sau khi phát hiện.

Chế độ điều trị của bạn sẽ được cá nhân hóa dựa vào tình trạng của riêng bạn. Bác sĩ sẽ đánh giá và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.

Phần 2: Tiếp nhận điều trị

aid618683-v4-728px-Treat-Scoliosis-Step-8-Version-2.jpg

1. Theo dõi đường cong của cột sống

Bác sĩ sẽ khuyên bạn cách bao lâu cần chụp X-quang một lần để theo dõi đường cong nếu có tiến triển xấu. Thông thường bác sĩ khuyến nghị sau bốn hoặc sáu tháng nên kiểm tra một lần.Đường cong thường ngừng phát triển khi trẻ em lớn lên và không cần can thiệp. Các phương pháp điều trị tiếp theo có thể cần đến nếu chứng cong vẹo cột sống tiến triển xấu.

aid618683-v4-728px-Treat-Scoliosis-Step-9-Version-2.jpg

2. Mặc áo nẹp chỉnh hình cột sống nếu cần thiết

Áo nẹp chỉnh hình là giải pháp hàng đầu để điều trị cong vẹo cột sống ở mức trung bình, khi độ cong từ 25 đến 40 độ. Phương pháp này cũng được khuyến nghị cho những trường hợp bệnh tiến triển về bản chất với độ cong càng ngày càng phát triển rõ rệt. Áo nẹp chỉnh hình thường chỉ được sử dụng khi xương của bệnh nhân vẫn đang phát triển vì nó không có tác dụng đáng kể đến các xương đã phát triển hoàn toàn. Bệnh nhân sẽ ngừng sử dụng áo chỉnh hình khi bước vào tuổi dậy th.ì. Liệu pháp này có thể ngăn chặn đường cong phát triển thêm, nhưng thường không sửa chữa được đường cong.

Có hai loại áo nẹp chỉnh hình, loại mềm và loại cứng. Bác sĩ sẽ chỉ định loại áo nẹp chỉnh hình dựa vào một số yếu tố như vị trí và độ lớn của đường cong, độ tuổi và mức hoạt động của bệnh nhân. Giới tính của bệnh nhân cũng là một yếu tố quan trọng, vì các bé gái thường có nguy cơ phát triển chứng cong vẹo cột sống cao hơn các bé trai.

Một số áo nẹp chỉnh hình chỉ mặc ban đêm, một số khác cần mặc đến 23 giờ mỗi ngày. Điều quan trọng là phải mặc áo nẹp chỉnh hình theo đúng thời gian khuyến cáo để đảm bảo có hiệu quả.

aid618683-v4-728px-Treat-Scoliosis-Step-10-Version-2.jpg

3. Hỏi bác sĩ về phẫu thuật hợp nhất đốt sống (fusion surgery)

Đây là giải pháp sau cùng đối với các trường hợp nặng khi chứng cong vẹo cột sống có nguy cơ gây biến dạng, khó thở hoặc các vấn đề về tim. Phẫu thuật hợp nhất đốt sống thường chỉ được khuyến nghị áp dụng cho bệnh nhân đã qua tuổi dậy th.ì, khi áo nẹp chỉnh hình không còn hiệu quả và độ cong của cột sống tăng lên do sự phát triển cơ thể ở trẻ giảm xuống.

Phẫu thuật hợp nhất đốt sống nhằm gắn kết các đốt sống với nhau khiến cột sống không bị cong. Bác sĩ sẽ ghép một dây kim loại hoặc thiết bị tương tự để ngăn chặn độ cong tiếp tục phát triển sau phẫu thuật.

Thủ thuật sẽ được quyết định tùy vào loại cong vẹo cột sống và độ tuổi của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bạn và khả năng đáp ứng với các cách điều trị khác để xác định có cần thiết phải phẫu thuật không. Hầu hết bệnh nhân vẹo cột sống do bệnh thần kinh cơ sẽ cần loại phẫu thuật này để chữa đường cong ở cột sống.

Phần 3: Cân nhắc các liệu pháp thay thế

aid618683-v4-728px-Treat-Scoliosis-Step-11.jpg

1. Tập thể dục

Tuy vẫn chưa có bằng chứng xác thực, nhưng các nghiên cứu cho rằng hoạt động thể chất có thể giúp bạn đối phó với các triệu chứng gắn liền với chứng cong vẹo cột sống (như chứng đau lưng nhẹ). Nếu con của bạn bị vẹo cột sống nhẹ, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về các hoạt động thể chất an toàn và thích hợp. Thông thường các môn thể thao đồng đội và các hình thức tập luyện khác được khuyên áp dụng.

Vật lý trị liệu cũng có mục đích như tham gia chơi thể thao hoặc hoạt động thể chất.

Duy trì sự tích cực cũng giúp ích cho người trưởng thành mắc chứng cong vẹo cột sống.

aid618683-v4-728px-Treat-Scoliosis-Step-12.jpg

2. Sử dụng liệu pháp nắn chỉnh cột sống

Các nghiên cứu đã chứng minh liệu pháp nắn chỉnh cột sống có hiệu quả tốt trên các bệnh nhân tham gia điều trị. Một nghiên cứu cụ thể đã cho biết các bệnh nhân cảm thấy thể chất dễ chịu hơn ngay sau khi hoàn thành một liệu trình điều trị và thường tiếp tục có kết quả tích cực trong 24 tháng sau. Liệu pháp nắn chỉnh cột sống dựa trên một chương trình tập luyện nhằm ngăn chặn quá trình phát triển tự nhiên của bệnh cong vẹo cột sống ở người trưởng thành.

Nếu quyết định điều trị với liệu pháp nắn chỉnh cột sống, bạn cần đảm bảo đến bác sĩ chỉnh xương có chứng chỉ và không hứa hẹn những điều không được chứng minh về mặt khoa học. Nếu bạn ở Mỹ, Hiệp hội Bác sĩ Cột sống Hoa Kỳ có công cụ tìm kiếm có thể giúp bạn tìm một bác sĩ cột sống trong vùng bạn ở.

Để tìm một bác sĩ cột sống tốt, bạn hãy nhờ bác sĩ gia đình giới thiệu. Bạn cũng có thể hỏi gia đình hoặc bạn bè. Trước khi đến khám, bạn nên nói chuyện với bác sĩ cột sống qua điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp về phương pháp điều trị của họ, quá trình trị liệu được thực hiện như thế nào, và họ có thể giúp bạn với liệu pháp nắn chỉnh cột sống không.

Cũng chưa có bằng chứng cho thấy liệu pháp nắn chỉnh cột sống có thể đem lại sự khác biệt trong việc sửa chữa đường cong, nhưng liệu pháp này có thể giúp giảm đau liên quan đến chứng cong vẹo cột sống.

aid618683-v4-728px-Treat-Scoliosis-Step-13.jpg

3. Hỏi về các giải pháp giảm đau

Nếu chứng cong vẹo cột sống gây đau, bạn có thể nghĩ đến các liệu pháp giảm đau mà không sửa chữa đường cong. Chứng cong vẹo cột sống có thể gây đau lưng, tuy nhiên có thể chữa được nhờ các liệu pháp y khoa thay thế. Bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê toa như thuốc chống viêm không steroid, hoặc tiêm thuốc kháng viêm nếu đau dữ dội. Còn có các phương pháp điều trị
Châm cứu là một liệu pháp có thể giúp giảm đau do cong vẹo cột sống.
Bạn cũng có thể thử tập yoga hoặc mát-xa để cải thiện chứng đau lưng. Các liệu pháp này chưa được chứng thực là có tác động đến đường cong cột sống, nhưng đều là các phương pháp an toàn và hiệu quả để chữa chứng đau lưng nhờ khả năng thả lỏng và tăng cường sức mạnh cơ bắp.

aid618683-v4-728px-Treat-Scoliosis-Step-14.jpg

4. Thử dùng liệu pháp phản hồi sinh học

Phản hồi sinh học là một liệu pháp thay thế được khuyên sử dụng vì khả năng giảm các triệu chứng của bệnh cong vẹo cột sống. Đây là một phương pháp giúp bạn nhận thức được các phản ứng của cơ thể mình và học cách kiểm soát chúng qua hành động. Một nghiên cứu đã được thực hiện trên các bệnh nhân cong vẹo cột sống, trong đó họ thường xuyên nhận được thông báo từ thiết bị phản hồi sinh học rằng họ có tư thế xấu và được yêu cầu chỉnh lại.

Mặc dù chưa có các nghiên cứu lớn và dài hơi, nhưng có đến 70% bệnh nhân nhận thấy có sự cải thiện về các triệu chứng trong suốt thời gian thực hiện khảo sát này.

aid618683-v4-728px-Treat-Scoliosis-Step-15.jpg

5. Hỏi bác sĩ về liệu pháp kích thích điện (ES)

Đây là liệu pháp thay thế có thể giúp cải thiện các triệu chứng vẹo cột sống ở trẻ em. Điều kiện để áp dụng liệu pháp ES bao gồm: trẻ có độ cong cột sống dưới 35 độ, vẹo cột sống loại tự phát, và sẽ còn ít nhất 2 năm phát triển khung xương. Phương pháp này có thể kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu. Trẻ sẽ được dùng một thiết bị kích thích điện. Các điện cực sẽ được đặt vào giữa các xương sườn bên của ngực hoặc phần thân trên, ngay dưới cánh tay, ở vùng lưng bị đường cong tác động nhiều nhất. Các chu kỳ kích thích điện thường được thực hiện qua đêm ở nhà, kéo dài đến tám tiếng kích thích điện trên các cơ khi trẻ đang ngủ.
Hiệu quả của phương pháp điều trị được bác sĩ kiểm tra liên tục.
Tuy nhiên đây vẫn là một phương pháp trị liệu gây tranh cãi.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW​
 
×
Quay lại
Top